Rối loạn nhận thức là một hội chứng gây ra chủ yếu do các bệnh lý và tổn thương ở não bộ làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của não ở khu vực điều khiển nhận thức. Người bị rối loạn nhận thức có thể gặp khó khăn trong việc học tập, tiếp thu, khả năng tập trung và giải quyết vấn đề. Chính vì thế người bệnh thường gặp vấn đề trong việc tự chăm sóc bản thân mình và phải phụ thuộc vào người thân, gia đình. Lúc này việc chăm sóc người bị rối loạn nhận thức là việc quan trọng hỗ trợ phục hồi chức năng cũng như tránh tái phát. Chăm sóc người rối loạn nhận thức

Chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn nhận thức

Chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhận thức Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một yếu tố quan trọng trong việc phục hồi chức năng nhận thức cho người bệnh. Thực chất rối loạn nhận thức là sự suy giảm chức năng của các tế bào ở khu vực nhận thức, vì thế việc bổ sung dưỡng chất cho não là yếu tố tiên quyết giúp cải thiện tình trạng bệnh. Người thân, gia đình chăm sóc người bị rối loạn nhận thức cần lưu ý đến khẩu phần ăn của người bệnh để cân đối chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp nhất. Có một số lưu ý khi chế biến thức ăn hàng ngày cho người rối loạn nhận thức như sau:

  • Đa dạng các loại thực phẩm, chế biến cắt nhỏ, mềm hoặc ở dạng lỏng
  • Hạn chế sử dụng muối và tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày
  • Tăng cường cung cấp đạm từ trứng cá thịt sữa,...
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ từ các loại rau, củ, quả,...

Ngoài ra cũng nên lựa chọn các loại thực phẩm bổ cho não, chứa các thành phần chống oxy hóa, chứa các loại acid  béo tốt cho sức khỏe, giàu vitamin và năng lượng như các loại rau xanh, rau mầm, các loại hạt ngũ cốc, cá hồi,... Việc lựa chọn thông minh các loại thực phẩm cũng như chế biến và có chế độ ăn phù hợp là cách chăm sóc người bị rối loạn nhận thức hiệu quả, tăng cường sức khỏe và mang lại những chuyển biến tích cực cho người bệnh.

Chế độ sinh hoạt và tập luyện

Việc chăm sóc người bị rối loạn nhận thức cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt ăn, ngủ, nghỉ, hoạt động thể chất một cách hợp lý hàng ngày. Người bệnh nên được hướng dẫn thực hiện những hoạt động đơn giản mà họ có khả năng thực hiện, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần được tập luyện phục hồi chức năng tại nhà tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia với sự hỗ trợ từ người thân và gia đình. Nhờ vào các bài tập, trò chơi phù hợp, người bệnh được kích thích hoạt động của não bộ, từ đó phục hồi khả năng ghi nhớ, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp. Đồng thời, các bài tập luyện trị liệu cũng giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, tăng cường lượng máu lưu thông trong cơ thể từ đó giúp các tế bào não được nuôi dưỡng. 

Động viên tinh thần người bệnh

Người bị rối loạn nhận thức thường phải đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực, buồn chán, nghiêm trọng hơn, một số bệnh nhân còn có những dấu hiệu trầm cảm, hoang tưởng đi kèm. Lúc này song hành với việc chăm sóc cho người bị rối loạn nhận thức qua chế độ dinh dưỡng, tập luyện thì người thân và gia đình cũng nên động viên, khích lệ tinh thần giúp người bệnh lạc quan, có động lực phục hồi, phá bỏ rào cản tâm lý ở người bệnh.  Trong một gia đình, khi người thân của họ gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về sức khỏe, họ thường có xu hướng chăm sóc người bệnh một cách rất tỉ mỉ, tuy nhiên điều này hoàn toàn chưa hợp lý trong chăm sóc bệnh nhân bị rối loạn nhận thức. Thực tế, không nên làm hết mọi việc giúp người bệnh mà cần để họ tự làm những việc trong khả năng, đồng thời tạo điều kiện, kích thích họ được trình bày nhu cầu, mong muốn của bản thân, giúp họ cảm thấy mình đang hồi phục từng ngày, không khiến người bệnh cảm thấy mình là đứa trẻ. Người thân, gia đình cũng có thể tạo điều kiện cho người bị rối loạn nhận thức gặp gỡ với những người bạn cũ, đồng nghiệp để có thể khơi gợi lại những ký ức cũ, kích thích phục hồi trí nhớ, đây cũng là cách khiến người bệnh khuây khỏa, vui vẻ hơn.  Động viên tinh thần người bệnh

Kiểm soát các bệnh lý liên quan:

Ngoài việc chăm sóc người bị rối loạn nhận thức giúp họ phục hồi được các chức năng bị giảm sút, việc kiểm soát các bệnh lý liên quan cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Tai biến mạch máu não, tiêu đường, béo phì, các bệnh lý tim mạch ,....   Đều là các căn bệnh nguy cơ cần được kiểm soát và điều trị. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần thiết phải sử dụng một số loại thuốc điều trị, bên cạnh đó, đừng quên hướng dẫn người bệnh duy trì lối sống khỏe mạnh, tích cực và bảo vệ bản thân tránh khỏi các rắc rối về sức khỏe và tai nạn gây thương tổn đến não bộ. Phòng chống tái phát rối loạn nhận thức Người bị rối loạn nhận thức cần giữ cho mình chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên. Bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe là những thứ nên tránh xa, thay vào đó là những loại thực phẩm bổ dưỡng cho não nói riêng và sức khỏe của cả cơ thể nói chung. Đồng thời cũng nên duy trì tập luyện thể dục đều đặn, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp khí huyết lưu thông lên não nuôi dưỡng các tế bào não. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tích cực vận động trí não bằng cách đọc sách, chơi các trò chơi trí tuệ, củng cố trí nhớ, từ đó não bộ được hoạt động nhiều hơn, thúc đẩy hình thành các liên kết thần kinh và duy trì các chức năng của não.

Sử dụng thực phẩm chức năng bổ não

Hiện nay, sử dụng thực phẩm chức năng bổ não được sử dụng rất nhiều trong các phác đồ điều trị rối loạn nhận thức của các chuyên gia bởi những hiệu quả tích cực mà nó mang lại. Kinh Vương Não Bộ là một loại thực phẩm chức năng với sự kết hợp Đông - Tây y và được điều chế từ những loại dược liệu quý cùng với các nguyên tố vi lượng giúp bảo vệ não trước sự oxy hoá, nuôi dưỡng và hình thành các liên kết thần kinh bị gián đoạn do tổn thương não. Ngoài chăm sóc người bị rối loạn nhận thức bằng cách bổ sung dinh dưỡng, tập luyện phục hồi thì sử dụng thực phẩm chức năng Kinh Vương Não Bộ là một giải pháp hỗ trợ điều trị tuyệt vời.