Một số di chứng sau chấn thương sọ não thường gặp như: rối loạn chức năng vận động, rối loạn ngôn ngữ, nhận thức, cảm giác, mất trí nhớ,... Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin về việc điều trị phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não giúp người bệnh cũng như người thân và gia đình có thể tham khảo, hỗ trợ người bệnh sớm quay lại cuộc sống bình thường.

ngon-ngu-sau-chan-thuong-so-nao-2_1_.webp

Phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não từ sớm

Não là cơ quan chính của hệ thần kinh trung ương, não bộ chịu trách nhiệm điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, mỗi một vùng não đảm nhiệm một chức năng riêng.

Chấn thương sọ não có thể làm vỡ hộp sọ, gây tổn thương đến não hoặc va đập mạnh khiến não bị xoắn tròn quanh trục của nó làm đứt các liên kết thần kinh. Vùng não bị tổn thương dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tương ứng mà nó điều khiển.

Tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, bạo lực hay những va đập mạnh ở vùng đầu là những nguyên nhân phổ biến gây chấn thương sọ não. Việc này gây ra những tổn thương đến não bộ và có thể để lại nhiều di chứng thậm chí gây tử vong.

Phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não theo phác đồ điều trị

AnyConv.com__hinh-anh-phuc-hoi-chuc-nang-sau-chan-thuong-so-nao-2-e1575107819561 (1).webp

Phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não theo phác đồ điều trị

Sau chấn thương sọ não, người bệnh bị ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sinh hoạt cơ bản thường ngày và phải phụ thuộc nhiều vào sự giúp đỡ của gia đình để phục hồi chức năng đã bị mất đi.

Vì vậy, người bệnh cần được điều trị tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời phải hết sức cẩn trọng trong quá trình chăm sóc để tránh xảy ra trường hợp viêm loét, vấn đề liên quan đến khớp, nhiễm trùng,...

Khi đã qua khỏi tình trạng khẩn cấp, ngay từ giai đoạn sớm, người bệnh cần được tham gia trị liệu phục hồi bằng những bài tập hợp lý theo từng giai đoạn điều trị của bác sĩ.

Quá trình tập luyện phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não có nhiều khó khăn, cần thời gian dài và sự kiên trì của cả người bệnh cũng như người thân và gia đình của họ.

Tuy nhiên, sau khi được tập luyện đúng cách, người bệnh trước hết có thể tự chăm sóc bản thân, sau đó có thể quay lại cuộc sống bình thường, hòa nhập cộng đồng.

Từ 3 đến 6 tháng đầu, người bị chấn thương sọ não nên được tiến hành điều trị vật lý trị liệu tại các cơ sở y tế chuyên khoa dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia để đạt hiệu quả cao nhất. Sau đó, người bệnh có thể tự tập luyện tại nhà với sự giúp đỡ của gia đình.

AnyConv.com__hinh-anh-phuc-hoi-chuc-nang-sau-chan-thuong-so-nao-3-e1575107811996 (1).webp

Tập luyện phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não từ giai đoạn sớm

Một số phương pháp điều trị phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não mà các bác sĩ thường áp dụng cho người bệnh đó là:

  • Luyện tập vận động các cơ khớp theo tình trạng sức khỏe cụ thể
  • Tập cho người bệnh ngồi dậy sớm, tập đi và tập đứng thăng bằng từ sớm
  • Hướng dẫn các bài tập thở phòng tránh di chứng ở hệ hô hấp
  • Tăng cường giao tiếp, tiếp xúc để cải thiện các chức năng tri giác, ngôn ngữ cũng như nhận thức
  • Hỗ trợ sử dụng, tập luyện cùng các dụng cụ như khung tập đi, nạng, xe lăn,... điều chỉnh dáng đi

Dinh dưỡng hỗ trợ phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não

Cơ thể người bệnh sau chấn thương sọ não rất yếu ớt. Chính vì thế bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng là yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao thể chất, hỗ trợ người bệnh trong quá trình tập luyện phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não. Chế độ dinh dưỡng cung cấp cho người bệnh cũng cần được tuân thủ theo thể trạng và hướng dẫn của các bác sĩ.

Nguyên tắc về dinh dưỡng trong quá trình phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não là bổ sung đầy đủ dưỡng chất một cách hợp lý, đặc biệt là protein. Protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo và sửa chữa, đồng thời giúp các chức năng của cơ thể được duy trì ổn định.

AnyConv.com__roi-loạn-nhan-thuc-04.webp

Vấn đề dinh dưỡng cho người chấn thương sọ não

Bên cạnh đó bổ sung nhiều rau xanh và các loại thực phẩm bổ não, hoa quả cũng rất quan trọng, rau xanh hỗ trợ quá trình tiêu hóa, các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin hỗ trợ rất tốt cho khả năng vận hành của não bộ.

Ngoài ra, thức ăn của người bị chấn thương sọ não cần được chế biến chín kỹ, ở dạng mềm hoặc lỏng để dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hóa. Đồng thời, người bệnh nên tránh ăn các thực phẩm nhiều chất béo bão hòa để tránh gây ra tình trạng bị đột quỵ.

Trên đây là những thông tin mà người bệnh cũng như người thân và gia đình nên lưu ý để có thể sớm giúp người bệnh phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não, quay lại cuộc sống bình thường.

Để biết thêm những thông tin khác liên quan đến các di chứng não, cách điều trị, hồi phục, các bạn có thể truy cập dichungnao.info hoặc liên hệ hotline 0968.570.188 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.