Cơn tai biến nhẹ xảy ra đột ngột và có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh. Tai biến nhẹ được xem là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ (tai biến nặng). Do đó, việc hiểu rõ về dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý khi gặp cơn tai biến nhẹ sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng tai biến nặng. 

Tai biến nhẹ là gì?

Tai biến là tình trạng thần kinh trung ương khu trú bị tổn thương cấp tính, xảy ra do tắc mạch hoặc xuất huyết não. Tai biến được phân làm 2 loại là tai biến nhẹ và tai biến nặng (đột quỵ).

Tai biến nhẹ hay cơn thiếu máu não thoáng qua, là tình trạng xảy ra khi mạch máu dừng đột ngột cung cấp oxy cho não. Hậu quả sẽ khiến các tế bào não thiếu oxy và bị hủy hoại nhanh chóng. Tai biến nhẹ là dạng tai biến mạch máu não phục hồi nhanh, thường trong vài phút đến vài giờ và không gây ra di chứng yếu, liệt. Tuy nhiên, tai biến dù là nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng tới sức khỏe. Thêm vào đó, tai biến nhẹ là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ - một nguyên nhân tử vong hàng đầu, vì vậy bạn không nên chủ quan.

tai-bien-nhe-xay-ra-khi-mach-mau-dot-ngot-dung-cung-cap-oxy-cho-nao

Tai biến nhẹ xảy ra khi mạch máu đột ngột dừng cung cấp oxy cho não

>>> XEM THÊM : Tai biến mạch máu não nặng

Các dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng tai biến nhẹ

Các dấu hiệu của tai biến nhẹ xuất hiện do vùng não bị tổn thương do thiếu oxy tam thời. Tùy vào mức độ và vị trí tổn thương não bộ mà người bị tai biến nhẹ có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Chóng mặt, đau đầu, ù tai, buồn nôn hoặc nôn đột ngột và dữ dội (tương tự triệu chứng rối loạn tiền đình).
  • Người bệnh cảm thấy đứng không vững, một bên chân bị yếu đi hẳn.
  • Tê bì chân tay, luôn cảm thấy chân và nửa thân trên như bị kim châm, kiến đốt.
  • Giảm thị lực, nhìn mờ hoặc mù thoáng qua ở 1 bên mắt hoặc cả 2 bên trong vài giây.
  • Suy giảm hoặc mất trí nhớ tạm thời, người bệnh mất định hướng về không gian và thời gian trong vài phút hoặc vài giờ.
  • Người bệnh đôi khi mất kiểm soát bản thân, ví dụ như để rơi đồ đang cầm trên tay mà không biết hoặc đang nói thì ngưng lại.
  • Rối loạn ngôn ngữ đột ngột như khó nói, thay đổi giọng nói, nói ngọng. Triệu chứng rối loạn ngôn ngữ thường diễn ra trong vài phút, tuy nhiên cũng có thể kéo dài cả ngày trước cơn tai biến nặng.

Các dấu hiệu tai biến nhẹ thường không rõ rệt và dữ dội như cơn tai biến mạch máu não nặng. Các dấu hiệu này thường xuất hiện đột ngột, kéo dài vài phút đến vài giờ và người bệnh có thể gặp 1-2 lần/năm. Để ngăn ngừa tai biến nhẹ tiến triển sang thể nặng, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu trên, cần đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.

nguoi-bi-tai-bien-nhe-co-the-xuat-hien-trieu-chung-dau-dau-chong-mat

Người bị tai biến nhẹ có thể xuất hiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt

Các nguyên nhân gây ra cơn tai biến nhẹ

Việc xác định được nguyên nhân gây ra tai biến nhẹ sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị hiệu quả tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới cơn tai biến nhẹ:

  • Bệnh lý cao huyết áp: Tình trạng cao huyết áp khiến thành mạch máu bị rạn, nứt tạo thành các chỗ phình nhỏ. Điều này làm tăng nguy cơ vỡ mạch gây xuất huyết não.
  • Xơ vữa động mạch: Các mảng xơ vữa khiến lòng mạch máu hẹp lại và hình thành cục máu đông gây tắc mạch máu não.
  • Mắc các bệnh tim mạch như loạn nhịp, hẹp van tim, rung nhĩ, nhồi máu cơ tim,...
  • Mắc các bệnh mạch máu như thoái hóa mạch máu não, u não, dị dạng mạch não,...
  • Bệnh lý tiểu đường: Bệnh lý này làm thành mạch kém bền, tăng nguy cơ xuất huyết và xơ vữa động mạch.
  • Bệnh rối loạn lipid máu: Lipid lắng đọng tại thành mạch làm hình thành mảng xơ vữa, gây giảm lưu thông máu lên não.

Những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng tai biến nhẹ bao gồm:

  • Người bị béo phì: Đây là yếu tố thuận lợi cho các bệnh lý cao huyết áp, tiểu đường và rối loạn lipid máu.
  • Người trên 55 tuổi: Tuổi càng cao thì sức đề kháng càng giảm và dễ mắc nhiều bệnh nền gây tai biến nhẹ.
  • Người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp.
  • Người có tiền sử gia đình từng bị đột quỵ, tai biến nhẹ.

Tai biến nhẹ có nguy hiểm không?

Nhiều người bệnh tai biến nhẹ có thể tự hồi phục nhanh chóng nên thường rất chủ quan. Tuy nhiên, đây là một sai lầm nghiêm trọng bởi theo giới chuyên gia, mức độ tai biến sẽ nặng dần theo thời gian nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

tai-bien-nhe-la-dau-hieu-giup-canh-bao-dot-quy

Tai biến nhẹ là dấu hiệu giúp cảnh bảo đột quỵ

Nhiều kết quả khảo sát đã cho thấy, có tới 15% số người bệnh tai biến nhẹ sẽ tiến triển sang giai đoạn đột quỵ (tai biến nặng) trong vòng 3 tháng. Hơn nữa, có tới một nửa trong số đó là tình trạng đột quỵ xảy ra trong vòng 48 giờ sau cơn tai biến nhẹ. Nguy hiểm hơn là khi đột quỵ xảy ra, người bệnh có nguy cơ tử vong hoặc gặp phải nhiều di chứng hết sức nặng nề như: Liệt nửa người, rối loạn vận động, rối loạn nhận thức, rối loạn cảm giác,...

Các biện pháp giúp điều trị và phòng ngừa tai biến nhẹ

Tai biến nhẹ thường không để lại biến chứng, tổn thương ngay thời điểm xuất hiện nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ đang đến gần. Do đó, ngay khi xuất hiện các triệu chứng của cơn tai biến nhẹ, người bệnh nên được đưa tới cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Các thuốc được chỉ định trong điều trị tai biến nhẹ

Việc điều trị tai biến nhẹ chủ yếu nhằm tác động vào hai yếu tố là nguyên nhân và triệu chứng bệnh.

Đối với điều trị triệu chứng, các chuyên gia sẽ dựa trên những dấu hiệu tại thời điểm khởi phát cơn tai biến nhẹ để chỉ định nhóm thuốc chống đông máu, thường dùng nhất là aspirin liều thấp để ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Ngoài aspirin, người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc chống huyết khối và làm bền thành mạch khác như như: Clopidogrel, heparin, aggrenox,...

cac-thuoc-chong-dong-duoc-chi-dinh-trong-dieu-tri-tai-bien-nhe

Các thuốc chống đông được chỉ định trong điều trị tai biến nhẹ

Đối với điều trị nguyên nhân, tùy thuộc vào tiền sử bệnh nền của người mắc (tim mạch, mỡ máu, huyết áp, phình động mạch não,...) mà các chuyên gia sẽ kê đơn thuốc phù hợp để kiểm soát nguy cơ biến chứng và tái phát tai biến.

Thay đổi dinh dưỡng, lối sống

Một vài lưu ý trong chế độ dinh dưỡng, lối sống dưới đây sẽ giúp người bệnh kiểm soát và ngăn ngừa cơn tai biến tái phát:

  • Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C và kali giúp cải thiện chức năng nội mô, ngăn hình thành huyết khối tĩnh mạch như cam, chuối, bưởi,...
  • Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như hạnh nhân, óc chó,... giúp phòng ngừa nguy cơ tai biến nhẹ.
  • Ăn nhiều rau xanh như súp lơ, cải xoong, cải bó xôi,... giúp bổ sung chất xơ, acid folic và tăng tuần hoàn máu não.
  • Nên ăn các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành cục máu đông như cá thu, cá mòi, dầu mè, đậu nành,...
  • Hạn chế thực phẩm nhiều muối, nhiều đạm và chất béo như mỡ, nội tạng động vật, thịt đỏ,...
  • Tăng cường vận động, luyện tập thể dục để tăng sức đề kháng và phòng ngừa đột quỵ.
  • Thường xuyên xoa bóp các cơ và vận động khớp tay, khớp chân để tăng tuần hoàn máu.
>>> XEM THÊM: Tổng hợp những món ăn tốt cho người bị tai biến

Sản phẩm Kinh Vương Não Bộ giúp kiểm soát tình trạng tai biến nhẹ

Tai biến mạch máu não để lại nhiều di chứng nặng nề như nói khó, liệt vận động, rối loạn nhận thức,… Để giúp kiểm soát và ngăn ngừa tái phát tai biến, hiện nay, nhiều người kết hợp sử dụng thêm sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên. Tiêu biểu trong đó là sản phẩm Kinh Vương Não Bộ giúp thúc đẩy chức năng não bộ nhờ sự tác động toàn diện trên 3 cơ chế:

kinh-vuong-nao-bo-la-lua-chon-thich-hop-cho-nguoi-bi-tai-bien-nhe

Kinh Vương Não Bộ là lựa chọn thích hợp cho người bị tai biến nhẹ

- Tăng liên kết và dẫn truyền giữa các tế bào thần kinh não bộ:

Trong Kinh Vương Não bộ có chứa thành phần thạch tùng răng giúp tăng dẫn truyền thần kinh, tăng hình thành kết nối giữa tế bào bị tổn thương và tế bào lành. Đặc biệt, hoạt chất huperzine A chứa trong thạch tùng răng đã được nhóm nghiên cứu người Pháp chứng minh tác dụng phòng ngừa suy giảm trí nhớ và bảo vệ tế bào thần kinh hiệu quả. Bên cạnh đó, các thành phần như boron, thiên ma, sulbutiamin có trong sản phẩm còn giúp điều hòa dẫn truyền xung động thần kinh, kích thích hoạt động của vỏ não. Nhờ vậy, chức năng não bộ được cải thiện rõ rệt.

- Bổ sung dinh dưỡng cho não bộ để đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương:

Trong Kinh Vương Não Bộ chứa thảo dược đinh lăng nổi tiếng với tác dụng bồi bổ khí huyết, hoạt hóa vỏ não và cải thiện chức năng tiếp nhận thông tin của hệ thần kinh. Thành phần L-carnitine là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng cường năng lượng tế bào não và cải thiện chức năng não bộ.

- Phá tan cục đông, tăng dẫn truyền máu não:

Thành phần cao natto trong sản phẩm chứa hoạt chất nattokinase giúp phá tan cục máu đông, tăng tuần hoàn máu lên não, do đó giúp ngăn ngừa tai biến tái phát.

Với sự kết hợp của các thành phần quý và cải thiện chức năng não bộ theo 3 cơ chế toàn diện, Kinh Vương Não Bộ là sự lựa chọn tuyệt vời cho người bị tai biến nhẹ. Hàng nghìn bệnh nhân đã tin dùng sản phẩm này và cho kết quả tốt, tiêu biểu là trường hợp cô Lan (70 tuổi, trú tại Đồng Nai). Cô Lan từng bị di chứng liệt nửa người bên trái do tai biến, tuy nhiên cô đã dần hồi phục sức khỏe và đi lại được sau 2 tháng tin dùng Kinh Vương Não Bộ. Lắng nghe chia sẻ cô Lan TẠI ĐÂY.

Theo chuyên gia Cao Minh Châu đánh giá: “Để phục hồi chức năng sau tai biến hiệu quả, người bệnh nên đến các khoa hoặc bệnh viện phục hồi chức năng để được hướng dẫn tập luyện ít nhất 1 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng kết hợp sản phẩm Kinh Vương Não Bộ giúp tăng cường tuần hoàn não”. Mời bạn xem chi tiết trong video dưới đây:

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin về bệnh tai biến nhẹ. Nếu bạn đọc còn thắc mắc nào, hãy liên hệ tới số điện thoại 0902.207.739 để được tư vấn thêm.

Tài liệu tham khảo: https://www.webmd.com/stroke/what-is-tia  https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/transient-ischemic-attack https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC374222/