Cây đinh lăng được ông cha ta sử dụng hàng ngàn năm nay trong nhiều bài thuốc để cải thiện các vấn đề sức khỏe. Cùng tìm hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng loài cây này để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình tốt hơn qua bài viết dưới đây!

hinh-anh-cay-dinh-lang

Đinh lăng là cây gì?

Đinh lăng (còn gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm) là loại cây thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae, tên khoa học Polyscias fruticosa L. thân thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Cây thường được trồng làm cảnh hoặc làm hàng rào vì có thân nhỏ, không có gai, cao từ 0,8-1,5m. Lá đinh lăng có răng cưa không đều, mùi thơm dịu. Cụm hoa hình chùy, gồm nhiều tán hoa nhỏ, ngắn.

Ngoài việc làm gia vị trong các món ăn, từ lâu ông cha ta đã sơ chế các bộ phận củ, rễ của cây thành cao đinh lăng để sử dụng như một vị thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Ngày nay với sự phát triển của y học hiện đại, người ta đã nghiên cứu, phân lập và phát hiện trong cao đinh lăng có chứa nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Điển hình có thể kể đến như alkaloid, saponin, flavonoid, các loại vitamin (B1, B2, B6, C), gần 20 loại acid amin và một số polyacetylen cũng như các khoáng chất vi lượng khác. Do đó cao đinh lăng có tiềm năng y học để cải thiện các vấn đề sức khỏe cho người bệnh.

Cao-dinh-lang-thuong-duoc-che-bien-tu-dich-chiet-re-va-cu-cua-cay

Cao đinh lăng thường được chế biến từ dịch chiết rễ và củ của cây

Tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe

Đinh lăng được danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi với cái tên “nhân sâm của người Việt” vì có nhiều giá trị y học. Theo Đông y, rễ đinh lăng có vị ngọt, tính mát được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa cơ thể suy nhược gầy yếu. Lá cây dùng để trị mụn nhọt, sưng tấy, cảm sốt trong khi thân cành được dùng để chữa đau lưng. Dưới góc độ nghiên cứu khoa học, đinh lăng được chứng minh có 4 tác dụng nổi trội như sau: 

Giúp chống viêm và các tác nhân oxy hóa

Nhờ các hợp chất alkaloid và saponin có trong thành phần, đinh lăng có tác dụng chống viêm và chống quá trình oxy hóa tế bào, từ đó hạn chế việc hình thành những chất độc thần kinh có hại cho tế bào não cũng như chống lại sự suy giảm chức năng do lão hóa. Nghiên cứu còn cho thấy, cao đinh lăng có khả năng giảm số lượng bạch cầu và tốc độ lắng hồng cầu trong máu và có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Trên một số nhóm nghiên cứu, nhận thấy những người được sử dụng cao đinh lăng có chức năng miễn dịch tốt hơn và ít tái phát bệnh hơn so với nhóm đối chiếu không sử dụng. Tuy nghiên cứu mới được thực hiện trên quy mô nhỏ nhưng cũng thể hiện tiềm năng tác dụng của cao đinh lăng trên hệ miễn dịch

Cải thiện chức năng thần kinh

Nhờ công dụng chống lại các chất oxy hóa và hạn chế sự hoạt động của các gốc tự do, đinh lăng có khả năng chống lại sự thoái hóa tế bào thần kinh, từ đó giúp cải thiện chức năng não bộ bao gồm tăng cường trí nhớ, giảm sự mệt mỏi về tinh thần, giúp trí óc tỉnh táo và minh mẫn hơn. 

Theo nghiên cứu từ Viện Y học Quân sự Việt Nam, cao đinh lăng còn có tác động tích cực lên các phản xạ thần kinh và tín hiệu điện não. Điều này kích thích khả năng dẫn truyền và tiếp nhận thông tin của vỏ não giúp hệ thần kinh làm việc được năng suất và hiệu quả hơn.

Đây cũng là lý do cao đinh lăng được ứng dụng nhiều trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe để cải thiện tình trạng thiểu năng tuần hoàn máu não, suy giảm chức năng não bộ và các triệu chứng sa sút trí tuệ.

Cao-dinh-lang-co-tac-dung-tot-tren-he-than-kinh

Cao đinh lăng có tác dụng tốt trên hệ thần kinh

Cách dùng cao đinh lăng tốt nhất

Tùy thuộc vào cách cô đặc dịch chiết dược liệu mà ta thu được những dạng cao đinh lăng khác nhau. Thường có 3 dạng cao chính gồm: cao lỏng, cao mềm và cao khô. Các dạng cao này sẽ phục vụ cho quá trình bào chế và sản xuất những sản phẩm có dạng dùng khác nhau. Vì thế người sử dụng cũng nên lưu ý để có cách dùng hợp lý nhất.

  • Cao lỏng: thường là dạng dung dịch, hơi xanh và có mùi đặc trưng của đinh lăng. Theo quy định của Dược điển Việt Nam thì 1ml cao lỏng tương ứng với 1g dược liệu sử dụng để điều chế thành cao thuốc. Do đó, cách sử dụng dạng cao này là người dùng có thể dùng trực tiếp khoảng 20ml mỗi ngày, kèm theo đó là theo dõi sức khỏe và cần được hướng dẫn kỹ hơn từ các chuyên gia y tế.
  • Cao mềm hay cao đặc: Có hàm lượng dung môi để điều chế tối thiểu là 20%. Người dùng có thể hòa tan cao mềm với khoảng 100ml nước nóng, mỗi lần dùng chỉ khoảng ¼ muỗng cà phê.
  • Cao đặc: Đây là loại cao có hàm lượng ẩm thấp nhất và thường được nghiền nhỏ thành bột để sử dụng trong bào chế thuốc và các thực phẩm bảo vệ sức khỏe thay vì được sử dụng đơn giản tại nhà như những loại cao trên. Vì nó dễ hút ẩm nên người dùng cần chú ý bảo quản cẩn thận hạn chế nấm mốc.

Nen-su-dung-cao-dinh-lang-mot-cach-khoa-hoc-va-hop-ly

Bạn nên sử dụng cao đinh lăng một cách khoa học và hợp lý

Để đảm bảo sử dụng cao đinh lăng an toàn và đúng cách, thay vì sử dụng cao đinh lăng tự nấu, không được đánh giá, kiểm định nguồn dược liệu, bạn nên tham khảo sử dụng những sản phẩm được bào chế có thành phần cao đinh lăng đã được chứng nhận hiệu quả và cấp phép. Điển hình là sản phẩm thảo dược Kinh Vương Não Bộ.

Kinh Vương Não Bộ được nhiều chuyên gia và người bệnh đánh giá cao về hiệu quả giúp phục hồi chức năng não bộ, cải thiện các rối loạn về ngôn ngữ, vận động, nhận thức, cảm giác… một cách an toàn, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Sản phẩm cũng nhận được nhiều giải thưởng danh giá )Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng 2019, Bằng khen của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, Giấy khen Đóng góp cho sự phát triển Hội Phục hồi chức năng Việt Nam) như một minh chứng cho hiệu quả và chất lượng.

>>> Xem thêm: Kinh Vương Não Bộ - Não bộ khỏe mạnh, không lo di chứng

Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ cho các bạn các thông tin về cao đinh lăng, bao gồm công dụng và cách dùng. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng gọi điện đến số Hotline (Zalo/Viber) 0902.207.739 để được liên hệ và tư vấn sớm nhất!