Chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bại não khiến khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ sẽ gặp nhiều vấn đề cản trở việc phát triển, học tập và hòa nhập cộng đồng của trẻ.
Ngôn ngữ như là một phương tiện tuyệt vời giúp chúng ta có thể dễ dàng giao tiếp, trao đổi thông tin, bày tỏ cảm xúc của mình với mọi người xung quanh. Các chức năng khác như vận động, nhận thức ở trẻ bại não rất đáng được quan tâm, tuy nhiên muốn giúp con có một nền tảng tốt để tiến gần hơn tới cánh cửa bước ra ngoài xã hội, có thêm cơ hội để giao tiếp, học tập, làm việc… thì các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bại não.
>> Xem thêm:
Sự phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ
0-3 tháng: trẻ đã có sự giao tiếp với ba mẹ thể hiện bằng ánh mắt và sự theo dõi câu chuyện.
4-6 tháng: bé có thể nói chuyện ríu rít với người thân đi chơi đùa.
7-12 tháng: bé bập bẹ nói những từ đơn giản như ba ba, mama,....
13-18 tháng: trẻ có thể hiểu được và bày tỏ mong muốn của mình. Có thể trả lời những câu hỏi đơn giản của mẹ như: đây là gì? Có hay không?....
18-24 tháng: trẻ hiểu khá nhiều nội dung mà người lớn muốn truyền đạt, cũng có thể nói những câu đơn giản 2-4 từ.
2-3 tuổi: là giai đoạn ngôn ngữ của trẻ phát triển vượt bậc, bé có thể hiểu được nhiều hơn lời nói, trình bày suy mong muốn của mình một cách tương đối rõ ràng. Bé có khả năng hát, đọc thơ và học ngoại ngữ trong giai đoạn này.
Mỗi cá nhân trẻ đều có một đặc điểm phát triển ngôn ngữ riêng và tất cả các cột mốc phát triển nêu trên đều chỉ đánh giá ở mức độ tương đối.
Tuy nhiên, mỗi bậc phụ huynh đều cần theo sát và nắm bắt rõ ràng tốc độ phát triển ngôn ngữ của con để sớm đưa ra những nhận định đúng đắn.
Bé có thể phát triển ngôn ngữ nhanh hoặc chậm hơn các bạn đồng trang lứa 1-2 tháng, nếu có nhiều điểm bất thường đi kèm, cần cân nhắc theo dõi rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bại não.
Những dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bại não
Rối loạn ngôn ngữ là gì - một trong những dấu hiệu điển hình của bại não, rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bại não có thể đi kèm với một số dấu hiệu khác như rối loạn về vận động hay nhận thức.
Các bậc phụ huynh hãy cân nhắc về những biểu hiện sau :
- Những tháng đầu đời, bé ít có sự giao tiếp với bố mẹ bằng ánh mắt, không có phản ứng với tiếng động.
- Bé từ 6-12 tháng ít có phản ứng với lời nói, không sử dụng các điệu bộ, cử chỉ như vỗ tay, vẫy tay chào,...
- Bé trên 1 tuổi tỏ ra không hiểu những yêu cầu đơn giản mà người thân nói. Không nói những câu từ đơn giản.
- Trẻ 2 tuổi nói lắp, khó nói, ú ớ,...
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bại não - Nguyên nhân do đâu?
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bại não thường vì những vấn đề nảy sinh trong thai kỳ hoặc trong quá trình chuyển dạ khiến một phần não bộ trẻ bị tổn thương.
- Một số căn bệnh như rubella,virus cự bào, zika,...nếu mắc phải trong thời kì mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây tổn thương não của bào thai.
- Chấn thương xảy ra trong khi mang thai, trong khi sinh, hoặc trong những giai đoạn đầu đời;
- Thiếu oxi trong quá trình sinh hoặc ngay sau khi sinh.
Não là trung tâm chỉ huy hệ thống thần kinh ở con người, mỗi khu vực não đảm nhận điều khiển một số chức năng khác nhau của cơ thể trong đó có chức năng ngôn ngữ.
Nếu vì lý do nào đó, não bộ của trẻ bị tổn thương hoặc có sự phát triển bất thường thì việc cơ thể trẻ gặp phải các rối loạn chức năng là điều tất yếu và rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bại não cũng là vì lý do này.
Ngoài vấn đề tổn thương não bộ khu vực điều khiển chức năng ngôn ngữ, chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bại não thường bị ảnh hưởng bởi khả năng nghe, khả năng nhận thức và khả năng kiểm soát các nhóm cơ trên cơ thể đặc biệt là cơ môi, lưỡi,...
Phụ huynh có thể làm gì để cải thiện rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bại não
Thực tế, y học hiện nay chưa đưa ra một phương pháp nào cụ thể và khẳng định kết quả giúp trẻ bại não phát triển hoàn toàn như một đứa trẻ bình thường.
Tuy nhiên nếu sớm phát hiện những bất thường ở trẻ bại não và đưa ra phương hướng chăm sóc và nuôi dạy trẻ hợp lý, trẻ bị bại não vẫn có cơ hội được lớn lên, học tập và sống hòa nhập với cộng đồng.
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bại não là một trong những trở ngại lớn ngăn cản trẻ phát triển và hòa nhập, vì vậy, những bậc phụ huynh có con bị bại não cần có những tác động tích cực và kịp thời để cải thiện rối loạn này.
Một số phương pháp hỗ trợ cải thiện ngôn ngữ ở trẻ bại não thường được kết hợp áp dụng hiện nay:
Tăng cường giao tiếp cải thiện rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bại não
Trẻ học nói bằng cách nghe và bắt chước, vì vậy, các bậc cha mẹ dù bận rộn ra thế nào cũng đừng quên dành thời gian để trò chuyện, đọc sách cùng con.
Đặc biệt đối với trẻ bại não, điều này rất cần thiết, trong quá trình nói chuyện cùng con, bố mẹ nên nói chậm rãi, rõ ràng, nhấn mạnh những từ ngữ quan trọng.
Tập luyện phục hồi chức năng toàn diện
Các chức năng trong cơ thể để hoạt động được ổn định đều cần có sự phối hợp và hỗ trợ của các chức năng khác. Bởi vậy, để cải thiện rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bại não cần tác động toàn diện đến các chức năng vận động, nhận thức theo phương pháp tập luyện phục hồi.
Trị liệu ngôn ngữ với chuyên gia về rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bại não
Các chuyên gia là những người có trình độ và kĩ năng cao trong việc hỗ trợ bệnh nhân gặp vấn đề về ngôn ngữ, hoạt động trị liệu thường bao gồm:
- Trị liệu với ngôn ngữ không lời (cử chỉ, tư thế thân thể, biểu cảm)
- Kỹ năng trò chuyện
- Khả năng giao tiếp ( khó khăn ở kỹ năng trao đổi qua lại của một cuộc trò chuyện ngoài thực tế)
- Trị liệu ý niệm (ngôn ngữ trừu tượng phức tạp).
Đào tạo kỹ năng cá nhân cho trẻ bại não
Đào tạo kĩ năng cá nhân giúp trẻ chủ động, tự tin và dễ dàng hòa nhập, từ đó sẽ thúc đẩy khả năng giao tiếp đẩy lùi chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bại não.
Định hướng hòa nhập điều trị rối loạn ngôn ngữ cho trẻ bại não
Hướng dẫn và tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài, tăng cường giao tiếp và nâng cao nhận thức xã hội.
Tác động chăm sóc các tế bào não bộ từ bên trong
Trẻ nên được sử dụng sản phẩm có tác dụng tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh não bộ để giúp chúng tái tổ chức hoạt động. Phương pháp tác động hiệu quả nhất hiện nay là tác động theo cơ chế:
- Tăng cường năng lượng và nuôi dưỡng tế bào.
- Tăng cường bảo vệ tế bào.
- Thúc đẩy hình thành kết nối dẫn truyền thần kinh mới.
Theo nghiên cứu mới nhất, một số loại thảo dược trong thiên nhiên mang lại tác động tích cực trực tiếp cho não bộ như thạch tùng răng, cao thiên ma, đinh lăng, natto...
Đây là những vị thuốc giúp chăm sóc, tăng cường năng lượng, cải thiện chức năng của các tế bào thần kinh não mà không hề có tác dụng phụ ảnh hưởng tới phát triển lâu dài của trẻ cũng như không có tác dụng phụ khi điều trị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bại não.
Để nhìn thấy được những tiến triển tích cực trong điều trị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bại não yêu cầu phụ huynh phải thật sự kiên trì kết hợp song song các phương pháp nêu trên với một quá trình đòi hỏi sự đầu tư cả về thời gian,tiền bạc và công sức.
>> Tham khảo:
Những chia sẻ trên đây đã giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn tổng quát về chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bại não, hơn hết, chúng tôi mong bạn có niềm tin rằng, chỉ cần có đủ yêu thương và hiểu biết để điều trị và chăm sóc trẻ đúng cách, trẻ bại não sẽ có cơ hội được hòa nhập cộng đồng, tự chủ cuộc sống.
Nếu các bậc phụ huynh còn bất cứ thắc mắc nào về các bệnh lý - tổn thương não bộ nói chung và chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ bại não, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0968.570.188 hoặc truy cập website dichungnao.info để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc.