Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta cũng cần nắm rõ những biểu hiện của rối loạn vận động để can thiệp kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.

hinh-anh-bieu-hien-cua-roi-loan-van-dong-1

Biểu hiện của rối loạn vận động

Thực tế, các biểu hiện của rối loạn vận động khá dễ nhận biết. Ở những bệnh nhân đã từng trải qua bệnh lý hay tổn thương não bộ thường nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trong khả năng vận động của mình. Ngoài ra, rối loạn vận động cũng có thể là lời cảnh báo về một số căn bệnh khác mà chúng ta đang mắc phải. Dưới đây là một só biểu hiện của rối loạn vận động mà chúng ta dễ dàng nhận thấy.

Run tay chân:

Run tay chân là biểu hiện của rối loạn vận động ở dạng nhẹ. Người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân nhưng sẽ gặp khá nhiều cản trở.

Yếu nửa người trái/ phải:

Yếu nửa người là hiện tượng người bệnh khó điều khiển một nửa người bên trái hoặc bên phải cơ thể. Người bệnh có thể tự chăm sóc mình và tự thực hiện một số sinh hoạt cá nhân đơn giản nhưng họ gặp khá nhiều khó khăn như: đi lại mất thăng bằng, khó khăn trong việc tự lăn trở trên giường, tự mặc quần áo, tự đứng lên hay ngồi xuống,...

Đây thường là di chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý, tổn thương não bộ ở một bên bán cầu não gây rối lọan vận động.

Liệt nửa người:

Liệt nửa người hay còn gọi là hiện tượng “bán thân bất toại”. Người bệnh hoàn toàn mất cảm giác và mất khả năng điều khiển phần thân trái/ phải của cơ thể. Dù có thể tự xử lý một số sinh hoạt cá nhân cơ bản nhưng người bệnh luôn cần có sự trợ giúp của người thân. Họ gần như mất hoàn toàn khả năng tự di chuyển, tự phục vụ mình.

hinh-anh-bieu-hien-cua-roi-loan-van-dong-3

Liệt nửa người là một trong những biểu hiện của rối loạn vận động

Liệt nửa người là di chứng thường gặp ở các bệnh nhân tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, u não,...

Liệt toàn thân:

Liệt toàn thân là khi người bệnh mất hoàn toàn khả năng điều khiển các bộ phận trên cơ thể của mình. Mọi sinh hoạt cá nhân như: ăn uống, vệ sinh cá nhân, đại - tiểu tiện đều cần có sự giúp sức của người thân.

Nếu không sớm có biện pháp can thiệp và phục hồi chức năng tích cực, người bị liệt toàn thân sẽ dễ bị viêm loét da do tì đè quá lâu và sức khỏe ngày càng suy kiệt.

Co cứng các cơ:

Co cứng cơ là hiện tượng cơ bị cứng kể cả khi không hoạt động. Bệnh nhân liệt nửa người do di chứng não hoặc liệt toàn thân thường gặp phải vấn đề này sau một thời gian không được vận động.

  • Các cơ ở nửa người bên liệt co cứng và co ngắn hơn trước.
  • Cổ bị ngả sang bên liệt, thân mình nghiêng sang bên liệt.
  • Cổ tay, bàn tay, khuỷu tay bị gập, khép và xoay vào trong do hiện tượng co cứng.
  • Hông bên liệt khi đi bị kéo cao hơn bên lành.
  • Khớp háng, khớp gối và cổ chân bị duỗi nên khi đi chân liệt có cảm giác dài hơn chân lành.

hinh-anh-bieu-hien-cua-roi-loan-van-dong-4

Tập luyện phục hồi chức năng giúp giảm khả năng bị co cứng khớp do di chứng não

Cứng khớp và biến dạng khớp:

  • Khớp vai và cánh tay bị khép chặt vào thân mình, rất đau khi cử động lên phía trên đầu.
  • Cổ nhân bị duỗi cảm giác như đi nhón gót.

Hiện tượng co cứng cơ, cứng khớp là một hiện tượng điển hình mà hầu như bệnh nhân di chứng não nào cũng gặp phải sau một thời gian khởi phát bệnh nếu không có những hoạt động phục hồi chức năng não bộ tích cực. Nếu tập vật lý trị liệu ở giai đoạn này, người bệnh thường phải trải qua rất nhiều đau đớn.

Ở người bình thường, khi thấy xuất hiện những biểu hiện của rối loạn vận động, điều đầu tiên cần nghĩ đến là bạn hoàn toàn có khả năng đang gặp phải các bệnh lý về não như: đột quỵ não, viêm não, u não, thoái hóa tế bào thần kinh não bộ,...

Cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bạn cũng đừng quên theo dõi những triệu chứng đi kèm để mô tả chi tiết cung cấp thông tin cho các chuyên gia y tế.

hinh-anh-bieu-hien-cua-roi-loan-van-dong-2

Các phương pháp cải thiện chức năng vận động cho người bệnh

Ở bệnh nhân đã từng gặp phải tổn thương não bộ để lại di chứng, các rối loạn vận động thường đã nằm trong dự tính. Để cải thiện chức năng vận động, người bệnh cần được can thiệp và thực hiện càng sớm càng tốt những phương pháp hỗ trợ như:

  • Tập vật lý trị liệu
  • Châm cứu
  • Sử dụng sản phẩm bổ não giúp chăm sóc tế bào thần kinh não bộ

Nếu không được phục hồi chức năng vận động kịp thời, các biểu hiện của rối loạn vận động sẽ càng ngày càng trở nên nghiêm trọng, khó phục hồi và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Những biểu hiện của rối loạn vận động cụ thể đã nêu ở trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trong phát hiện bệnh và có những phương pháp hỗ trợ phục hồi chức năng kịp thời.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về các bệnh lý não bộ và phương pháp phục hồi chức năng não bộ, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0968. 570. 188 hoặc truy cập website dichungnao.info để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc.