Não bộ là cơ quan trung ương điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Khi não bộ bị tổn thương, các cơ quan chức năng khác đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, để lại nhiều di chứng rối loạn, trong đó có rối loạn vận động. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về biểu hiện của rối loạn vận động và phương pháp điều trị qua bài viết dưới đây.

AnyConv.com__hinh-anh-bieu-hien-cua-roi-loan-van-dong-1 (1).webp

Biểu hiện của rối loạn vận động do di chứng não

Rối loạn vận động là gì?

Rối loạn chức năng vận động là tình trạng người bệnh không làm chủ được cử động của mình, khả năng kiểm soát các cơ bị suy yếu. Cơ thể người bệnh sẽ cử động liên hồi như run, giật hoặc bị liệt không thể cử động được. Cơ thể chúng ta có thể cử động là do sự tương tác giữa não với chức năng vận động. Sau khi tiếp nhận các thông tin, não bộ sẽ xử lý và truyền tín hiệu qua các dây thần kinh và tủy sống tới các cơ bắp trên cơ thể. Chính vì vậy, khi có tác động gây ra tổn thương não hoặc quá trình tương tác, chức năng vận động sẽ mắc phải tình trạng rối loạn.

AnyConv.com__hinh-anh-bieu-hien-cua-roi-loan-van-dong-2 (1).webp

Ảnh hưởng não bộ gây ra rối loạn vận động

Biểu hiện của rối loạn vận động

Khi mắc rối loạn vận động, tuỳ vào vị trí não và mức độ bị tổn thương, tùy từng mức độ của bệnh mà có những biểu hiện của rối loạn vận động khác nhau. Sau đây sẽ là một vài biểu hiện của rối loạn vận động điển hình:

Run vô căn

Đây là triệu chứng rung lắc liên tục của một bộ phận hay toàn bộ cơ thể do người bệnh mất kiểm soát cơ bắp. Run vô căn thường bị hiểu nhầm là bệnh Parkinson, nhưng thực chất triệu chứng này không xuất hiện khi nghỉ ngơi, và hoàn toàn biến mất trong giấc ngủ. Di chứng này sẽ đem đến nhiều tác động tiêu cực cho sinh hoạt hàng ngày của người bệnh nếu không được điều trị ngay. Mặc dù không đe doạ tính mạng, nhưng run vô căn sẽ gây khó chịu và suy nhược cơ thể. Khi mặc phải run vô căn, một số người bệnh còn gặp các biểu hiện của rối loạn vận động khác, ví dụ như không thể đứng yên vì mất khả năng giữ thăng bằng.

Liệt cứng

Đây là một trong những biểu hiện của rối loạn vận động mà người bệnh thường gặp. Các cơ của người bệnh sẽ co liên tục, làm cho cơ bắp bị cứng lại, các cử động của chân tay bị cản trở, khi nói chuyện khó phát ra âm thanh, và không thể đi lại. Người bệnh có thể bị liệt nửa người hoặc toàn thân.

Loạn trương lực cơ

AnyConv.com__roi-loan-van-dong-5 (2).webp

Liệt nửa người là dạng biểu hiện của rối loạn vận động thường gặp sau đột quỵ não

Biểu hiện của rối loạn vận động này có đặc trưng là các cơ bắp bị co thắt, các chuyển động lặp đi lặp lại khiến cho cơ thể giữ ở tư thế và vị trí không bình thường. Biểu hiện cụ thể hơn khi người bệnh mặc phải loạn trương lực cơ là các cơ ở nửa người bị liệt thường co cứng và co ngắn hơn so với bên cơ thể lành lặn. Ví dụ: thân mình nghiêng sang phía cơ thể liệt, hoặc cổ ngả sang bên liệt, hay tay, chân bị liệt co ngắn hơn so với bên lành.

Giải pháp cải thiện di chứng rối loạn vận động

Điều trị nội khoa

Ngay khi gặp phải các biểu hiện của rối loạn vận động, người bệnh cần được đi khám để phát hiện và điều trị kịp thời. Đưa người bệnh đến các cơ sở bệnh viện, phòng khám uy tín, và sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ. Một số thuốc chuyên dùng trong quá trình điều trị rối loạn vận động như: gliatilin, nootropyl, ginko biloba, cerebrolysin,…

Điều trị ngoại khoa

AnyConv.com__hinh-anh-bieu-hien-cua-roi-loan-van-dong-6 (1).webp 

Trong trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ nhận được chỉ định phẫu thuật từ bác sĩ. Các ca phẫu thuật liên quan đến giám áp hộp sọ, loại bỏ khối u, loại bỏ khối máu đông,... Người bệnh và gia đình nên lựa chọn các bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên môn cao và cơ sở hạ tầng hiện đại vì các cuộc phẫu thuật này rất phức tạp.

Tập luyện phục hồi chức năng vận động

Sau quá trình điều trị nội khoa và ngoại khoa, người bệnh nên kết hợp tập luyện phục hồi chức năng vận động bởi chức năng vận động của người bệnh có thể vẫn còn tồn đọng lại những di chứng nghiêm trọng. Theo Y học, tập luyện phục hồi chức năng giúp người bệnh chấm dứt tình trạng rối loạn vận động rất nhanh chóng và hiệu quả nếu kiên trì thực hiện và áp dụng tập luyện đúng cách. Trong nửa năm đầu tiên kể từ khi xuất hiện các biểu hiện của rối loạn vận động do các bệnh lý và tổn thương não để lại, là khoảng thời gian thích hợp để người bệnh bắt đầu tập luyện phục hồi chức năng, giúp quá trình điều trị nhanh chóng đạt hiệu quả nhất. Nhờ các bài tập phục hồi chức năng, người bệnh có thể giữ đúng tư thế, giảm cứng khớp, biến dạng khớp; các cơ dần tăng sức mạnh, và người bệnh có thể chủ động sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu điều trị của mọi người, nhiều trung tâm phục hồi chức năng đã mở cửa với hệ thống máy móc chuyên dụng, hiện đại cùng đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp.

AnyConv.com__roi-loan-van-dong-04 (1).webp

Tập luyện phục hồi chức năng điều trị rối loạn vận động

Với sự hỗ trợ và hướng dẫn bài bản của trung tâm, người bệnh sẽ không còn gặp khó khăn trong quá trình điều trị. Gia đình cũng cần hỗ trợ và dành thời gian luyện tập cùng người bệnh tại nhà. Bên cạnh đó, cần đặc biệt chú ý là trong quá trình điều trị, người bệnh nên thực hiện các bài tập theo từng mức độ, phù hợp với khả năng; không nên tập luyện quá sức, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ, không đem lại hiệu quả cao. Người thân và người bệnh cần chú ý kĩ các biểu hiện của rối loạn vận động để có phương pháp điều trị phù hợp.

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng

Để việc phục hồi nhanh chóng đạt hiệu quả hơn, người bệnh nên kết hợp với chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý. Nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp người bệnh có tâm lý thoải mái, giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống. Chế độ dinh dưỡng cũng cần được quan tâm. Khi gặp phải các biểu hiện của rối loạn vận động, cơ thể người bệnh thường rất yếu, nên người bệnh cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất. Chế độ ăn uống cần có một số nguyên tắc sau:

  • Thức ăn luôn ở dạng mềm, lỏng, giúp người bệnh dễ hấp thu và tiêu hoá.
  • Cung cấp đầy đủ chất đạm cho cơ thể, nên sử dụng chất đạm chứa trong thịt nạc, cá, thực vật, các loại đậu, nấm,... Bổ sung rau củ và hoa quả hàng ngày để cơ thể hấp thụ đủ các loại vitamin.
  • Cần chú ý hạn chế sử dụng muối, và tinh bột trong khẩu phần ăn. Không sử dụng thức ăn chứa nhiều cholesterol gây hại cho sức khỏe.

AnyConv.com__hinh-anh-dinh-duong-cho-nguoi-bi-liet-van-dong-1 (1).webp

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc rối loạn vận động

Qua bài viết này chúng tôi đã chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích về biểu hiện của rối loạn vận động và các phương pháp điều trị. Trong quá trình tìm hiểu, điều trị, bạn còn vấn đề gì muốn thắc mắc, hãy truy cập website dichungnao.info hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 0968. 570. 188 để được giải đáp thắc mắc từ các chuyên gia.