Rối loạn vận động là một bệnh lý phổ biến, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh. Cùng tìm hiểu về các loại rối loạn vận động, nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Bệnh rối loạn thần kinh vận động là gì?

Rối loạn vận động là tình trạng tổn thương thần kinh khiến người bệnh bị giảm hoặc mất khả năng kiểm soát vận động của các cơ trên cơ thể như tay chân, môi, mặt, thân, lưỡi... Bất kỳ bệnh lý, yếu tố nào gây tổn thương khu vực não bộ đảm nhiệm chức năng vận động đều có thể gây ra hiện tượng này, có thể kể đến như:

  • Di truyền.
  • Chấn thương sọ não, tủy sống.
  • Đột quỵ, thiếu máu cục bộ, xuất huyết não.
  • Nhiễm trùng thần kinh trung ương do vi khuẩn, virus, viêm màng não.
  • Bệnh thoái hóa thần kinh: alzheimer, parkinson, đa xơ cứng,..
  • Tác dụng phụ của một số thuốc: thuốc an thần, thuốc chống nôn,...

Dot-quy-la-nguyen-nhan-ton-thuong-nao-bo-gay-roi-loan-van-dong

Đột quỵ là nguyên nhân gây rối loạn vận động thường gặp

Các rối loạn vận động thường gặp nhất

Dựa vào nguyên nhân và biểu hiện, rối loạn vận động được chia thành các loại sau:

Loạn trương lực cơ

Đây là dạng rối loạn vận động phổ biến đứng thứ 3 trên thế giới, gây ra những cơn co thắt cơ bắp không tự chủ, tạo ra những tư thế bất thường, chuyển động xoắn vặn, lặp đi lặp lại hoặc run. Nó có thể gây đau hoặc trở nên tồi tệ hơn khi người bệnh cố gắng vận động hoặc căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ. 

Chứng loạn trương lực cơ có thể ảnh hưởng đến chỉ một cơ, một nhóm cơ hoặc có thể là tất cả các cơ. Tùy thuộc vào vị trí các cơ bị ảnh hưởng mà người mắc có thể có những dấu hiệu khác nhau. Ban đầu người bệnh có thể cảm thấy bất thường như co cứng bàn tay, co thắt cổ tay, ngón tay không thể tự chủ được khi viết, gập tay quá mức, gập đầu sang bên hoặc ngửa ra sau, bị xoắn cột sống kèm theo cong và vặn lưng, nhăn mặt,..

Gap-dau-sang-ben-ra-sau-la-dau-hieu-cua-chung-loan-truong-luc-co

Gập đầu sang bên, ra sau là dấu hiệu của chứng loạn trương lực cơ

Bệnh Parkinson

Đây là bệnh lý thoái hóa thần kinh phổ biến ảnh hưởng đến ít nhất 1% dân số trên 60 tuổi. Bệnh gây ra những rối loạn vận động với biểu hiện run, chậm cử động và bất thường tư thế có căn nguyên là sự thiếu hụt dopamin trên vỏ não và sự xuất hiện của thể Lewy.

Rối loạn vận động ở bệnh parkinson thường khởi phát chậm nhưng có tiến triển dần theo thời gian. Run thường là triệu chứng đầu tiên sau đó có thể kết hợp với loạn trương lực cơ và cứng khớp. Run thường ban đầu xuất hiện ở một bên và xảy ra cả khi nghỉ ngơi. Tuy đây là triệu chứng xuất hiện sớm và nổi bật, tuy nhiên nó lại không xảy ra thường xuyên nên không phải là đặc điểm để chẩn đoán bệnh.

Cử động chậm cũng là một rối loạn vận động đặc trưng ở bệnh parkinson. Người mắc sẽ cảm nhận họ mất nhiều thời gian hơn để làm việc, đi lại chậm, phản xạ kém nên có thể không thể đối phó nhanh với những tình huống nguy hiểm.

Dang-di-cham-chap-la-roi-loan-van-dong-thuong-thay-o-benh-Parkinson

Dáng đi chậm chạp là dấu hiệu rối loạn vận động thường thấy ở bệnh Parkinson

Run vô căn

Run vô căn cũng là một loại rối loạn vận động phổ biến liên quan đến thần kinh với tỷ lệ mắc chiếm gần 5% dân số thế giới.

Run vô căn thường ảnh hưởng đến bàn tay và cánh tay ở hai bên, thường là đối xứng. Vị trí run thường gặp khác là đầu, cổ họng, hiếm gặp hơn ở mặt, chân và thân mình. Run có thể xảy ra khi nghỉ ngơi nhưng với biên độ và tần số thấp. Run cực đại khi cơ thể hoạt động, di chuyển có chủ đích, khi căng thẳng và xúc động tâm lý.

Những rối loạn vận động khác

Rối loạn vận động trọng bệnh wilson, hội chứng chân tay bồn chồn, teo cơ đa hệ thống,.. là những rối loạn vận động ít gặp khác. Tuy nhiên chúng đều gây nên những bất tiện trong cuộc sống của người bệnh.

Các cách điều trị, phòng ngừa rối loạn vận động

Hầu hết các bất thường trên vận động trên đều không thể chữa khỏi và có thể tiến triển nặng dần theo thời gian nếu không được quan tâm và chăm sóc đúng cách. Dưới đây là các cách điều trị, giảm triệu chứng rối loạn vận động hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Kiểm soát tốt bệnh nền gây tổn thương thần kinh vận động

Cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch,... là những những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, có thể làm chậm quá trình phục hồi chấn thương sọ não, viêm màng não. Dự phòng tốt và tránh tổn thương não bộ giúp hạn chế những biến chứng liên quan đến rối loạn vận động. Do đó đi khám định kỳ thường xuyên, kiểm soát các thông số sức khỏe là điều ưu tiên hàng đầu để hạn chế các nguyên nhân rối loạn vận động.

Kiem-soat-va-dieu-tri-benh-ly-nen-giup-bao-ve-chuc-nang-nao-bo

Kiểm soát và điều trị bệnh lý nền giúp bảo vệ chức năng não bộ

Thay đổi lối sống, bổ sung thực phẩm tốt cho não

Đây là liệu pháp phòng ngừa và làm giảm các chứng rối loạn vận động, ngăn ngừa tái phát hiệu quả mà không cần dùng thuốc hay can thiệp y khoa. Bổ sung các thực phẩm tốt cho não và thay đổi lối sống khoa học là cách tốt nhất, đơn giản nhất mà người bệnh nên áp dụng

Những nguyên tắc dinh dưỡng và các thói quen sinh hoạt tốt bao gồm:

  • Tăng cường những thực phẩm giàu omega 3, alpha lipoic acid,.. có nhiều trong các loại cá béo như cá hồi, cá trích,... và những loại dầu thực vật, các loại quả hạch.
  • Bổ sung thêm nhiều rau xanh và các loại quả mọng có sắc tố đậm để cung cấp vitamin và các chất chống oxy hóa.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin nhóm B có trong các loại ngũ cốc và gan động vật.
  • Không nên lạm dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Tránh căng thẳng quá mức, ngủ đủ giấc mỗi đêm.
  • Kiên trì tập luyện thể dục đều đặn thường xuyên mỗi ngày tối thiểu từ 20-30 phút với những bài tập đơn giản như yoga, đi bộ,..

Bo-sung-thuc-pham-bo-nao-giup-ngan-chan-tai-phat-cac-chung-roi-loan-van-dong

Bổ sung thực phẩm bổ não giúp ngăn chặn tái phát các chứng rối loạn vận động

Sử dụng thảo dược giúp tăng cường chức năng não bộ

Sử dụng thảo dược để cải thiện chức năng não bộ, tăng tưới máu lên não, bảo vệ tế bào não và phòng ngừa đột quỵ và các tổn thương não là cách được nhiều người lựa chọn vì sự an toàn lành tính mà cũng không kém phần hiệu quả.

Thạch tùng răng là loài cây mọc phổ biến ở Trung Quốc và một số vùng núi của nước ta và đã được ông cha ta thu hái sử dụng như một vị thuốc trong hàng nghìn năm nay. Công dụng phổ biến của thạch tùng răng chính là tăng cường hoạt động trí óc và chống lại sự suy giảm chức năng não bộ mà điển hình là rối loạn vận động.

Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu sâu hơn và chứng minh tác dụng tuyệt vời của thạch tùng răng trên hệ thần kinh trung ương. Nghiên cứu năm 2002 tại Hoa Kỳ cho thấy, “hoạt chất vàng” huperzine A trong thạch tùng răng có khả năng hạn chế tình trạng thoái hóa thần kinh não bộ, giúp bảo vệ tế bào não với nhiều cơ chế như:

  • Loại bỏ chất độc thần kinh, ức chế enzyme phân hủy chất dẫn truyền acetylcholine.
  • Chống lại các gốc tự do gây lão hóa.
  • Ngăn chặn tình trạng thiếu máu não và các nguyên nhân khác gây rối loạn vận động.

Nhờ đó, khi sử dụng thảo dược này, người bệnh sẽ cải thiện được các triệu chứng do rối loạn vận động gây ra như run chân tay, múa giật, mất thăng bằng... nhanh hơn.

Thach-tung-rang-giup-han-che-va-day-nhanh-hoi-phuc-cac-roi-loan-van-dong

Thạch tùng răng giúp hạn chế và đẩy nhanh hồi phục các rối loạn vận động

Nhằm tận dụng lợi ích của thảo dược thạch tùng răng, các nhà khoa học nước ta đã cho ra đời TPBVSK Kinh Vương Não Bộ. Kinh Vương Não Bộ có sự kết hợp từ thạch tùng răng cùng nhiều thảo dược quý khác như: thiên ma, cao natto, đinh lăng,.. từ đó mang tới tác dụng giúp phục hồi chức năng não bộ, tăng cường dẫn truyền thần kinh, cải thiện hiệu quả các rối loạn vận động.

Hiện nay, Kinh Vương Não Bộ đã được bán rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tìm các nhà thuốc có bán sản phẩm gần nhất bằng cách truy cập đường link: Điểm bán Kinh Vương Não Bộ. Lưu ý, bạn nên dùng với liều 4 - 6 viên/ngày, chia 2 lần, uống trước bữa ăn 30 phút và duy trì tối thiểu 3 tháng để đạt hiệu quả.

Mong rằng, qua bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin hữu ích về rối loạn vận động và giải pháp hỗ trợ cho bệnh lý này từ sản phẩm thảo dược Kinh Vương Não Bộ! Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về rối loạn vận động, hãy gọi ngay tới số hotline (Zalo/Viber) 0902 207 739 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể!

Tham khảo:

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/movement-disorders/symptoms-causes/syc-20363893
  • https://www.aans.org/en/Patients/Neurosurgical-Conditions-and-Treatments/Movement-Disorders

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.