Rối loạn ngôn ngữ là hội chứng suy giảm chức năng của não gây ra do các bệnh lý hay tổn thương ở khu vực điều khiển khả năng ngôn ngữ. Nếu được phát hiện và điều trị một cách phù hợp, bệnh hoàn toàn có thể chuyển biến tốt. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra những lưu ý giúp người thân và gia đình người bệnh có những biện pháp chăm sóc người bị rối loạn ngôn ngữ một cách tốt nhất.

-soc-nguoi-bi-roi-loan-ngon-ngu-1_1_.webp

Lưu ý khi chăm sóc người bị rối loạn nhận thức

>> Xem thêm:

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Người bị rối loạn ngôn ngữ luôn gặp khó khăn hoặc thậm chí mất hoàn toàn khả năng giao tiếp. Chính vì thế họ thường bị tách biệt, khó hòa nhập với cộng động, từ đó người bệnh thường có những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên trong phác đồ điều trị của chuyên gia, điều trị rối loạn ngôn ngữ bằng phương pháp kết hợp giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi khả năng ngôn ngữ và hòa nhập cộng đồng. Người bị rối loạn ngôn ngữ gây ra do những bệnh lý và tổn thương não bộ ví dụ như bệnh tai biến mạch máu não hay chấn thương sọ não thường có sức khỏe rất yếu ớt, vì vậy việc bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho các tế bào não là vô cùng cần thiết. Theo đó, khi chăm soc người bị rối loạn ngôn ngữ, cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như chất đạm, chất xơ, chất béo có lợi, vitamin và khoáng chất,... căn cứ vào thể trạng của từng người bệnh. Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng và cách chế biến thực phẩm trong quá trình chăm sóc người bị rối loạn ngôn ngữ cần chú ý:

-soc-nguoi-bi-roi-loan-ngon-ngu-2_1_.webp

Chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc người bị rối loạn ngôn ngữ

  • Chế biến đa dạng các loại thực phẩm
  • Hạn chế sử dụng nhiều tinh bột và muối khi chế biến
  • Bổ sung chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa,...
  • Bổ sung các vitamin, khoáng chất, chất xơ từ rau củ quả,...
  • Thực phẩm nên được cắt nhỏ, chế biến ở dạng mềm hoặc lỏng

Ngoài ra, bổ sung các dưỡng chất bổ cho não cũng là một việc cần được chú ý để tăng cường sức khỏe cho bộ não, đồng thời hỗ trợ việc phục hồi chức năng ngôn ngữ cho người bệnh. Sử dụng các loại thực phẩm như cá hồi, dầu oliu, các loại hạt và rau mầm,... chứa nhiều acid béo có lợi, các chất chống oxy hóa và giàu năng lượng mang lại nguồn dinh dưỡng tự nhiên tuyệt vời cho não bộ. Việc kết hợp lựa chọn, chế biến và sử dụng một cách hợp lý các loại thực phẩm bổ dưỡng là tiền đề trong quá trình chăm sóc người bị rối loạn ngôn ngữ cũng như điều trị phục hồi chức năng não bộ.

Lưu ý trong chế độ sinh hoạt và tập luyện

Tạo lập một chế độ sinh hoạt phù hợp, khoa học vừa đóng vai trò tăng cường sức khỏe cho người bệnh vừa giúp người bệnh nâng cao nền tảng sức khỏe, có nhiều năng lượng tích cực, hỗ trợ rất tốt trong quá trình trị liệu rối loạn ngôn ngữ. Người thân và gia đình trong quá trình chăm sóc người bị rối loạn ngôn ngữ nên lưu ý tạo một chế độ sinh hoạt, thời gian biểu hợp lý kết hợp với chế độ tập luyện phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh.

-soc-nguoi-bi-roi-loan-ngon-ngu-3_1_.webp

Chế độ sinh hoạt và tập luyện khi chăm sóc người bị rối loạn ngôn ngữ

Ngoài những bài tập thể dục nhẹ phù hợp thể trạng giúp nâng cao sức khỏe cho người bệnh, trong quá trình chăm sóc người bị rối loạn ngôn ngữ, người thân có thể chơi các trò chơi ngôn ngữ với người bệnh, tập luyện giúp người bệnh lấy lại khả năng giao tiếp. Bước đầu khi chăm sóc người bị rối loạn ngôn ngữ, người bệnh có thể được tập luyện nói những từ, câu ngắn, gọi tên các sự vật, hiện tượng gần gũi, đơn giản, sau đó có thể để người bệnh tập miêu tả một hình ảnh, hoạt động và những sự việc xảy ra hàng ngày. Đồng thời nên tích cực trò chuyện, tạo môi trường giao tiếp và cho bệnh nhân nghe nhiều để tăng vốn ngôn ngữ và khả năng tiếp nhận thông tin.

Động viên khích lệ tinh thần người bệnh

Người bị rối loạn ngôn ngữ thường khép mình và khó hòa nhập với cộng đồng, vì thế họ thường buồn chán, có những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực thậm chí trầm cảm. Lúc này người thân và gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chăm sóc người bị rối loạn ngôn ngữ, giúp người bệnh lấy lại tinh thần, mang lại những cảm xúc và năng lượng tích cực giúp người bệnh có động lực trị liệu phục hồi bệnh. Người bệnh có thể được gặp gỡ những người bạn, đồng nghiệp cũ, tạo nhiều cơ hội giao tiếp cho người bị rối loạn ngôn ngữ là môi trường tốt để họ tập luyện và lấy lại chức năng ngôn ngữ. Đồng thời người thân và gia đình nên trò chuyện và động viên tinh thần, tránh gây áp lực và căng thẳng tinh thần với người bệnh.

-soc-nguoi-bi-roi-loan-ngon-ngu-4_1_.webp

Động viên, khích lệ tinh thần người bị rối loạn ngôn ngữ

Trên đây là những lưu ý trong quá trình chăm sóc người bị rối loạn ngôn ngữ, kết hợp những phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định cùng với việc chăm sóc hiệu quả tại nhà có thể mang lại những chuyển biến tốt cho người bệnh.

>> Tham khảo:

Quá trình này sẽ rất có rất nhiều thử thách và không phải ngày một ngày hai mà thấy được sự thay đổi tích cực ở người bệnh, vì vậy người thân và gia đình là những người rất quan trọng giúp khích lệ tinh thần, làm chỗ dựa và động lực cho người bệnh. Để biết thêm những thông tin chi tiết về bệnh rối loạn ngôn ngữ hay nhận tư vấn giải đáp mọi thắc mắc, các bạn có thể truy cập website dichungnao.info hoặc liên hệ hotline 0968. 570. 188.