Người bị rối loạn ngôn ngữ hoàn toàn có khả năng phục hồi tốt nếu được trị liệu kết hợp với chăm sóc đúng cách. Việc chăm sóc người bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hồi phục chức năng ngôn ngữ, trong đó dinh dưỡng là yếu tố nên được quan tâm đầu tiên. Vậy chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn ngôn ngữ thì cần lưu ý những gì, cùng tìm hiểu ở bài viết này cùng Dichungnao nhé!

-cho-nguoi-bi-roi-loan-ngon-ngu-1_1_.webp

Những lưu ý về dinh dưỡng cho người bị rối loạn ngôn ngữ

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn ngôn ngữ cũng là việc xây dựng nền tảng sức khỏe, đẩy nhanh quá trình hồi phục cải thiện di chứng não.

Xem thêm:

Rối loạn ngôn ngữ là tình trạng suy giảm chức năng của não bộ gây ra bởi những thương tổn ở vùng não điều khiển ngôn ngữ. Các thương tổn não bộ đó có thể đến từ các bệnh lý liên quan đến não hoặc chấn thương sọ não.

Có thể kể đến một số bệnh lý gây suy giảm chức năng não bộ như: tai biến mạch máu não, u não, viêm não, viêm màng não,,...

3d6df-090a-4984-a75b-d5d534990498_1_.webp

Rối loạn ngôn ngữ do di chứng não

Người bị rối loạn ngôn ngữ gặp khó khăn trong việc truyền đạt và tiếp nhận thông tin, thậm chí họ có thể mất hoàn toàn khả năng ngôn ngữ.

Tuy nhiên, bằng các phương pháp điều trị kết hợp, tình trạng suy giảm này có khả năng chuyển biến tốt nếu người bệnh tuân thủ theo phác đồ điều trị.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn ngôn ngữ là yếu tố cần được chú ý với vai trò hỗ trợ điều trị và cần được quan tâm kỹ lưỡng bởi người bệnh có những nhu cầu về dinh dưỡng đặc biệt hơn so với những người khỏe mạnh.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn ngôn ngữ đóng vai trò như thế nào?

Người bị rối loạn ngôn ngữ trước đó đã gặp phải các bệnh lý hoặc chấn thương não nghiêm trọng, vì thế sức khỏe của họ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cũng vì lí do này mà người bệnh cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, thứ nhất là để cải thiện tình trạng thể chất, thứ hai là để hỗ trợ quá trình phục hồi cụ thể là tăng cường năng lượng và nuôi dưỡng tế bào não.

Nhìn chung, dinh dưỡng cho người bị rối loạn ngôn ngữ đóng vai trò kết hợp và hỗ trợ mật thiết trong việc điều trị phục hồi cho người bệnh.

Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho người bị rối loạn ngôn ngữ

Chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn ngôn ngữ có vai trò quan trọng, và các yếu tố về dinh dưỡng cũng cần được tuân thủ theo các nguyên tắc được bác sĩ khuyến cáo để mang lại khả năng cải thiện sức khỏe và hỗ trợ phục hồi chức năng tốt nhất cho người bệnh.

Một chế độ ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp người bị rối loạn ngôn ngữ có thể trạng tốt hơn, sẵn sàng tiếp nhận các bước điều trị rối loạn ngôn ngữ khác và phòng tránh các bệnh lý liên quan gây hại não bộ.

Theo lời khuyên từ tổ chức y tế thế giới WHO, thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh cần đảm bảo đầy đủ và cân bằng giữa các nhóm chất protein, chất béo và carbonhydrate.

-cho-nguoi-bi-roi-loan-ngon-ngu-3_1_.webp

Chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn ngôn ngữ

Một điểm quan trọng nữa cần chú ý khi cung cấp dinh dưỡng cho người bị rối loạn ngôn ngữ đó là lượng thức ăn hay năng lượng nạp vào cơ thể người bệnh mỗi ngày.

Sau các tổn thương về não bộ, vị giác, hệ tiêu hóa của họ cũng bị ảnh hưởng, nhiều bệnh nhân gặp rắc rối với vấn đề nhai và nuốt, từ đó, việc ăn uống trở nên khó khăn hơn trước rất nhiều.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng ít di chuyển, vận động, theo các chuyên gia, năng lượng nạp vào nên được cắt giảm hợp lý để tránh tình trạng tăng cân béo phì đồng thời giảm bớt gánh nặng cho hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa.

Mức năng lượng phù hợp để nạp vào cơ thể một ngày vào khoảng 30-35 Kcal/kg cân nặng. Bên cạnh đó, nguồn dinh dưỡng cho người bị rối loạn ngôn ngữ và năng lượng nên được lấy từ đa dạng các loại thực phẩm khác nhau như rau củ, khoai, bún, miến, đậu đỗ,...

-cho-nguoi-bi-roi-loan-ngon-ngu-4_1_.webp

Thức ăn cho người bị rối loạn ngôn ngữ nên được nấu chín mềm hoặc dạng lỏng

Người bị rối loạn ngôn ngữ do các di chứng não có hệ tiêu hóa khá yếu, khó hấp thu các chất dinh dưỡng. Vì thế một lưu ý tiếp theo trong chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn ngôn ngữ đó là thức ăn cần được chế biến chín kỹ ở dạng mềm hoặc lỏng để người bệnh dễ ăn và tiêu hóa.

Đồng thời, người bệnh không nên ăn quá no trong một bữa mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Các nhóm thực phẩm người bị rối loạn ngôn ngữ nên ăn

Các loại cá

Cá là loại thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng cho người bị rối loạn ngôn ngữ. Với acid béo omega 3, đạm, bổ sung cá trong thực đơn hàng ngày giúp người bệnh tăng cường sức khỏe.

Đồng thời cá cũng rất tốt cho hệ tim mạch, hạn chế khả năng gây ra tai biến mạch máu não - một trong những nguyên nhân gây tổn thương não bộ dẫn đến tình trạng rối loạn ngôn ngữ.

Rau xanh và trái cây

Các loại rau xanh và đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm chứa hàm lượng chất xơ, acid folic rất cao, các loại trái cây chứa các vitamin, đây là những chất dinh dưỡng cho người bị rối loạn ngôn ngữ cần thiết.

-cho-nguoi-bi-roi-loan-ngon-ngu-5_1_.webp

Những loại thực phẩm người bị rối loạn nhận thức nên ăn

Các loại thực phẩm bổ não

Bổ sung các loại thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng các tế bào não là việc vô cùng quan trọng giúp cho chức năng của người bệnh sớm được hồi phục. Những chất này bao gồm các acid béo tốt, các chất hạn chế sự oxy hóa và giàu dưỡng chất.

Vì vậy, các loại thực phẩm giàu chất bổ não như các loại rau mầm, cá hồi, dầu oliu, các loại hạt,... nên được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn ngôn ngữ.

Các loại thực phẩm người bị rối loạn ngôn ngữ nên tránh

Bên cạnh các loại thực phẩm và các chất dinh dưỡng có lợi mà người bệnh nên bổ sung thì cũng có một số thực phẩm mà người bệnh nên tránh sử dụng. Trong chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn ngôn ngữ, muối nên được hạn chế sử dụng để tránh gây tích nước, tạo áp lực cho thận.

Đồng thời, tinh bột cũng nên được sử dụng một cách hợp lý để tránh trường hợp gây dư thừa năng lượng dẫn đến béo phì. Các thực phẩm chứa nhiều chất béo, cholesterol cũng là loại thực phẩm mà người bệnh nên tránh sử dụng.

Nhìn chung, dinh dưỡng cho người bị rối loạn ngôn ngữ nên được bổ sung đầy đủ và cân bằng giữa các chất đạm, acid béo tốt, vitamin,... đặc biệt là các chất chống oxy hóa, các chất bổ não. Đồng thời người bệnh cũng nên hạn chế một số chất gây hại cho sức khỏe.

Tham khảo:

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về các bệnh lý liên quan đến não bộ và cách hồi phục, chăm sóc người bị di chứng não, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết tại dichungnao.info hoặc liên hệ hotline 0968. 570. 188.