Liệt vận động sau tai biến là một biến chứng điển hình của tai biến mạch máu não, bao gồm các biểu hiện từ nhẹ đến nặng.

Hinh-anh-liet-van-dong-sau-tai-bien-1

Liệt vận động sau tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ là bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần não bộ bị ngừng trệ. Bệnh này đang là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 3 trên toàn thế giới.

Liệt vận động sau tai biến là biểu hiện của rối loạn vận động sau khi bệnh nhân mắc phải những chứng bệnh suy giảm chức năng não bộ.

Theo thống kê, có đến ⅓ số bệnh nhân bị liệt vận động sau tai biến, ⅔ trong số đó mất khả năng tự chăm sóc bản thân sau 6 tháng.

Vì vậy, để người bệnh có cơ hội phục hồi và chủ động hơn trong cuộc sống, người chăm sóc cần lên một kế hoạch luyện tập phù hợp ngay khi có thể.

Các giai đoạn tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt vận động sau tai biến

Giai đoạn 1: Phục hồi chức năng khi bệnh nhân còn hôn mê

► Xoa bóp nhẹ nhàng để máu lưu thông đến các chi.

► Lăn trở người bệnh 3 tiếng một lần để tránh tình trạng loét da thịt do nằm quá lâu.

► Giúp người bệnh vận động thụ động các khớp để tránh sự co cứng khớp.

Lưu ý những hoạt động phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt vận động sau tai biến cần được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.

Hinh-anh-liet-van-dong-sau-tai-bien-2

Hồi phục chức năng khi bệnh nhân còn hôn mê

Giai đoạn 2: Phục hồi chức năng khi bệnh nhân đã tỉnh táo nhưng chưa đi lại được

► Khi bệnh nhân nằm trên giường, cần lưu ý ưu tiên đặt phần cơ thể bị liệt hướng ra phía ngoài. Điều này giúp kích thích phản ứng và vận động ở phần thân này.

► Tập các động tác khởi động khớp, cơ ở các chi.

► Tập các bài tập giúp người bệnh phục hồi được khả năng cơ bản như : cầm, nắm, ngồi, đứng, đi lại.

Lưu ý đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng và cũng khó khăn nhất đòi hòi người bệnh và cả người chăm sóc phải kiên trì để thấy được những tiến triển tích cực.

Giai đoạn 3: Phục hồi chức năng khi bệnh nhân đã rời khỏi giường

► Khi các vận động cơ bản đã tương đối phục hồi, bệnh nhân vẫn cần tiếp tục được tập luyện hàng ngày.

► Thực hiện các bài tập rèn luyện sức bền và nâng cao thể lực.

Hinh-anh-liet-van-dong-sau-tai-bien-3

Phục hồi chức năng liệt vận động sau tai biến

Các bài tập hiệu quả cho bệnh nhân liệt vận động sau tai biến

Các bài tập luyện phục hồi chức năng vận động dành cho bệnh nhân liệt vận động sau tai biến nhìn chung đều có mục đích giúp người bệnh tìm lại được khả năng điều khiển các chi và cơ thể, giúp người bệnh dần tự chủ hơn trong cuộc sống.

Bài tập đứng lên khi đang ngồi

Bệnh nhân liệt vận động sau tai biến ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp, đan các ngón tay vào nhau và vòng qua vai của người chăm sóc. Người chăm sóc cúi thấp người xuống nhưng vẫn giữ đầu - vai thẳng.

Dưới sự trợ giúp, hướng dẫn người bệnh gập khớp gối và từ từ đứng dậy. Người bệnh rất có thể sẽ khuỵu gối và ngã về phía cơ thể bị liệt nên người chăm sóc cần có sự chuẩn bị tâm lý.

Bài tập cánh tay

Bài tập dành cho giai đoạn từ tuần thứ 2 trở đi sau cơn đột quỵ (tai biến mạch máu não).

Người bệnh tập co duỗi các ngón tay, gấp - duỗi cánh tay bên bị liệt. Nên kết tập cầm nằm những vật nhẹ, bật tắt các công tắc.

Thời gian đầu người bệnh cần có sự trợ giúp từ người chăm sóc.

Hinh-anh-liet-van-dong-sau-tai-bien-4

Bài tập tay phục hồi liệt vận động sau tai biến

Bài tập đứng thăng bằng

Đây là bài tập rất cần thiết cho bệnh nhân hồi phục liệt vận động sau tai biến.

Bước đầu, bệnh nhân cần được tập các động tác co duỗi khớp gối, háng.

Tiếp theo, dưới sự giúp đỡ, người bệnh tập đứng trên 2 chân của mình, dồn trọng lực vào 2 chân (người chăm sóc đứng bên phía cơ thể bị liệt)

Khi đã có thể đứng trên 2 chân, người bệnh nên kết hợp tập thêm động tác quay đầu sang trái, quay đầu sang phải, dơ tay lên, xuống, dơ tay sang trái, sang phải.

Tập các động tác khởi động khớp, cơ ở các chi.

► Tập các bài tập giúp người bệnh phục hồi được khả năng cơ bản như : cầm, nắm, ngồi, đứng, đi lại.

Hinh-anh-liet-van-dong-sau-tai-bien-5

Bài tập đứng thăng bằng

Bài tập chuyển trọng lượng

Người bệnh đứng tựa vào thành bàn, hai chân cách nhau 15 - 20 cm. Người chăm sóc hướng dẫn bệnh nhân dồn trọng lượng cơ thể vào chân bên lành, giữ nguyên 10 giây, sau đó từ từ cố gắng chuyển trọng lượng sang chân bên liệt và giữ nguyên 10 giây.

Lặp đi lặp lại động tác trong vòng 5 phút. Có thể tập kết hợp với 2 thanh song song.

Bài tập đi bộ

Hồi phục khả năng đi lại là điều rất trọng cho bệnh nhân liệt vận động sau tai biến, khi đã dần chủ động điều khiển được 2 chân của mình, người bệnh cần kiên trì tập luyện thường xuyên mỗi ngày.

Trung bình mỗi ngày nên dành ít nhất 10 phút để tập đi, giai đoạn đầu cần người giúp đỡ hoặc đi cùng 2 thanh song song, đi cùng nạng,... về sau, người bệnh có thể tự di chuyển trong khả năng của mình.

Để tối đa hoá hiệu quả phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân liệt vận động sau tai biến, cần có sự kết hợp giữa các bài tập phục hồi chức năng và phương pháp hỗ trợ phục hồi chức năng cụ thể là bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho não bộ.

Hinh-anh-liet-van-dong-sau-tai-bien-6

Cần kiên trì tập luyện để đại được hiệu quả hồi phục cao

Các tế bào thần kinh não bộ nếu được tác động bằng cơ chế nuôi dưỡng, bảo vệ giúp tăng cường năng lượng tế bào, thúc đẩy hình thành các kết nối mới giữa các tế bào thần kinh não sẽ có khả năng phục hồi chức năng hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Để được tư vấn về cách phòng ngừa, điều trị cho bệnh nhân liệt vận động sau tai biến, xin vui lòng để lại thông tin hoặc gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0968.570.188 hoặc truy cập website dichungnao.info để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia.