Tin vui cho bạn là: những rối loạn vận động do di chứng não có thể phục hồi đến 90% nếu biết cách hỗ trợ điều trị phù hợp. Vậy để tìm cho mình một phương pháp phục hồi thật sự mang lại hiệu quả như mong muốn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin về chứng rối loạn vận động mà bạn đang gặp phải.
Rối loạn vận động là gì?
Rối loạn vận động là hiện tượng suy giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng kiểm soát các cơ trên cơ thể như lưỡi, môi, mặt, thân, các chi,... làm cho người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt. Từng chuyển động của cơ thể là kết quả của quá trình phối hợp giữa não, hệ thống thần kinh, cơ bắp,...
Bất kỳ sự tổn thương nào của não bộ tại trung khu điều khiển vận động của cơ thể cũng đều gây ra hiện tượng rối loạn vận động. Tình trạng rối loạn vận động phụ thuộc vào mức độ và vị trí não bộ bị tổn thương.
Biểu hiện của rối loạn vận động
Run tay chân
Run tay chân do di chứng não thông thường sẽ bắt đầu bằng những biểu hiện run nhẹ và ít đến cường độ run nhiều hơn, run ở nhiều bộ phận cơ thể một lúc.
Thông thường, ở giai đoạn khởi phát, người bệnh hay bị run ở tay theo thứ tự từ tay trái sang tay phải. Run tiến triển từ ngón tay và chuyển dần sang bàn tay, cánh tay và run cả tay ở những trường hợp nặng hơn của bệnh.
Người bệnh có thể gặp tình trạng run ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể như chân, cổ, đầu,... thậm chí run toàn thân khi bệnh trở nặng.
Run tay chân là dạng nhẹ nhất của chứng rối loạn vận động. Mức độ run tay chân còn ở mức độ nhẹ, người bệnh vẫn hoàn toàn có thể hoạt động được, không ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống.
Tuy nhiên, bệnh nhân và người nhà không nên chủ quan vì bệnh không được can thiệp kịp thời, sẽ trở nặng gây cản trở đến cuộc sống của người bệnh.
Yếu nửa người
Người bệnh có thể đi lại được tuy nhiên đi lại rất khó khăn do rối loạn thăng bằng và mất cảm giác bên phần thân bị yếu. Ngoài ra, mọi hoạt động của cơ thể đều sẽ gặp nhiều trở ngại.
Liệt nửa người
Trường hợp bệnh nhân rối loạn vận động bị liệt nửa người do di chứng não gần như mất hoàn toàn khả năng vận động một bên cơ thể. Việc trở mình, xoay, lăn người trên giường rất khó khăn, người bệnh chỉ có thể nằm bất động và cần tới sự giúp đỡ của người khác.
Và hiển nhiên, mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân bao gồm ngồi, ăn uống, vệ sinh cơ thể,… người bệnh cũng không thể tự thực hiện được. Đôi khi việc nói chuyện bình thường, rõ chữ cũng trở nên khó khăn đối với người bị liệt nửa người.
Co cứng các cơ
Là hiện tượng cơ bị cứng kể cả khi không hoạt động. Người bệnh bị liệt chi hoặc liệt nửa người sau vài tháng thường gặp phải vấn đề các cơ bị co cứng.
- Các cơ ở nửa người bên liệt co cứng và co ngắn hơn so với bên lành, cổ bị ngả sang bên liệt, thân mình cũng nghiêng sang bên liệt.
- Tay liệt: do bị co cứng các cơ gập, khép và xoay trong; nên khớp vai, khớp khuỷu và cổ tay, bàn tay bị gập và khép và xoay trong.
- Hông bên liệt khi đi bị kéo cao hơn bên lành.
- Khớp háng, khớp gối và cổ chân bị duỗi nên khi đi chân liệt có cảm giác dài hơn chân lành, hông bên liệt buộc phải nhấc cao hơn.
Cứng khớp - biến dạng khớp
- Khớp vai và cánh tay bị khép chặt vào thân mình, rất đau khi cử động lên phía trên đầu.
- Cổ chân bị duỗi cảm giác như đi nhón gót.
Liệt toàn thân
Người bị liệt toàn thân do rối loạn vận động mất hoàn toàn khả năng di chuyển, cử động. Họ chỉ có thể nằm trên giường và phụ thuộc hoàn toàn vào người thân, gia đình.
Việc này gây ra nhiều khó khăn đối với chính người bệnh và người thân của họ, người bệnh dễ trở nên chán nản và có những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. Nếu không điều trị và can thiệp kịp thời bởi phương pháp phục hồi chức năng thật sự hiệu quả, người bệnh sẽ dần suy kiệt về sức khỏe và tinh thần dẫn đến tử vong.
Với các biện pháp phục hồi chức năng hiện nay đang áp dụng, người bị rối loạn vận động nếu được điều trị sớm có thể cải thiện tình trạng liệt toàn thân sau tai biến, có cơ hội hòa nhập với cuộc sống.
Nguyên nhân gây rối loạn vận động
Nguyên nhân chính gây nên rối loạn vận động là do não bộ đã có những tổn thương.
Não có vai trò là trung tâm điều khiển hệ thần kinh trung ương chịu trách nhiệm chỉ huy mọi hoạt động của con người. Mỗi vùng não bộ đóng vai trò điều khiển một nhóm các chức năng của cơ thể.
Vì vậy, khi một vùng não bộ bị tổn thương, chức năng mà nó đảm nhận sẽ bị suy giảm hoặc mất đi. Điển hình là các dạng rối loạn chức năng thường gặp như: Rối loạn nhận thức, rối loạn vận động, rối loạn cảm giác và rối loạn ngôn ngữ,...
Rối loạn vận động là một dạng di chứng rất phổ biến mà phần lớn người bị bệnh lý – tổn thương não bộ đều phải hứng chịu ở nhiều mức độ khác nhau. Một số bệnh lý, tổn thương não bộ có khả năng để lại di chứng rối loạn vận động.
Đột quỵ não
Là tình trạng tắc mạch máu não hoặc vỡ mạch máu não gây ra hiện tượng các tế bào thần kinh não bộ bị thiếu oxi hoặc bị chèn ép dẫn đến hoại tử. Nếu phần não bị tổn thương là phần đảm nhận chức năng điều khiển vận động thì người sẽ gặp phải vấn đề rối loạn vận động.
Đột quỵ não là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay với số lượng bệnh nhân mắc phải ngày càng nhiều. Xơ vữa động mạch, tiểu đường, cao huyết áp là những bệnh lý có liên quan trực tiếp tới đột quỵ não.
Tổn thương não bộ
Có nhiều lý do dẫn đến các tổn thương não bộ phổ biến nhất là chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bạo lực, va đập mạnh vùng đầu...
Não bị tổn thương do hộp sọ bị xuyên thủng, nứt vỡ hoặc sự va chạm mạnh khiến não quay tròn và xoắn vào trục của nó gây đứt các đường truyền thần kinh và để lại nhiều di chứng trong đó có di chứng rối loạn vận động.
U não
U não là hiện tượng các tế bào tổn thương phát triển một cách bất thường trong não. U não có hai dạng: u lành tính và u ác tính hay còn gọi là ung thư não.
U có thể khởi phát ở não hoặc do ung thư ở một bộ phận khác và di căn lên não. Tuy nhiên ở bất kỳ dạng nào thì u não cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng khác của não. U não chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn vận động cho người bệnh.
Các bệnh lý não bộ khác
Rối loạn vận động còn có thể do các bệnh lý về não bộ khác như: Viêm não, viêm màng não, thoái hóa tế bào thần kinh não bộ, ... Do đó, cần nhận định và sớm có biện pháp điều trị, phục hồi chức năng vận động cho người bệnh.
Chăm sóc người bị rối loạn vận động
Điều trị nội khoa
Thực tế, quá trình này thường chỉ diễn ra trong thời gian điều trị bệnh lý gây rối loạn vận động.
Trước hết, người bệnh được chuyển đến bệnh viện, bác sĩ sẽ xem xét các dấu hiệu về tình hình sức khỏe, tri giác, vận động,… của người bệnh để chỉ định sử dụng một số loại thuốc như: cerebrolysin, gliatilin, citicoline, nootropyl, ginkgo biloba…
Điều trị ngoại khoa
Một số trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để giám áp hộp sọ, lấy khối máu tụ, đặt cầu nối động mạch, loại bỏ khối u,...
Đây là những phẫu thuật phức tạp yêu cầu trình độ chuyên môn cao của chuyên gia y tế và cơ sở hạ tầng hiện đại của bệnh viện. Điều trị nội khoa và ngoại khoa giúp bảo toàn tính mạng và hạn chế tối đa những tổn thương não bộ để lại di chứng rối loạn vận động.
Tập luyện phục hồi chức năng
Thực tế cho thấy, phần lớn các bệnh nhân vẫn sẽ phải mang di chứng nặng nề về chức năng vận động, vì vậy một khâu không thể thiếu trong quá trình chăm sóc người bệnh rối loạn vận động chính là tập luyện phục hồi chức năng.
Tập luyện phục hồi chức năng mang lại hiệu quả cao nhất trong vòng 6 tháng đầu kể từ khi khởi phát các bệnh lý để lại di chứng não.
Các hoạt động này được thực hiện với mục đích: giữ tư thế tốt và đúng để tránh cứng khớp và biến dạng khớp, tập luyện để duy trì và tăng cường sức mạnh cơ, giúp người bệnh độc lập tối đa trong sinh hoạt hàng ngày.
Người bị rối loạn vận động có thể tập luyện phục hồi chức năng tại các trung tâm với kỹ thuật viên và các dụng cụ hỗ trợ chuyên dụng, bên cạnh đó, gia đình người bệnh cũng cần giúp đỡ và hướng dẫn người bệnh tập luyện tại nhà thường xuyên.
Thời gian tập luyện tối thiểu mỗi tuần là 6 tiếng.
Song song với việc tập luyện, người bị rối loạn vận động cũng cần được khuyến khích khả năng tự giải quyết các vấn đề sinh hoạt cá nhân một mình và dần tiến đến sự tự chủ.
Người nhà không nên chăm sóc người bệnh như một đứa trẻ, hãy chủ động thay đổi cấu trúc nhà cửa, đồ dùng trong gia đình cho thuận tiện hơn và động viên người bệnh tự làm những việc mà họ có thể.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý
Đối với những bệnh nhân rối loạn vận động do di chứng não, giờ giấc sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Người bệnh cần được điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt ( ăn ngủ, tập luyện, vệ sinh,...) hợp lý và điều độ mỗi ngày.
Người bị liệt do di chứng não có cơ thể rất yếu ớt nên cần được bổ sung dinh dưỡng một cách đầy đủ và hợp lý để có thể hồi phục sức khỏe từ đó hỗ trợ lấy lại chức năng vận động bị suy giảm.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị liệt vận động cần chú ý đảm bảo các chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể:
- Chất đạm: Người bị rối loạn vận động tránh ăn những thức ăn có chứa cholesterol cao. Nên cho bệnh nhân ăn các thức ăn chứa lượng chất đạm vừa đủ. Một số loại thực phẩm chứa đạm từ động vật như cá, thịt nạc, sữa,...
- Vitamin: Vitamin là chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những người rối loạn vận động do tổn thương não bộ. Thiếu vitamin sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khoẻ (ví dụ: thiếu vitamin C sẽ gây ra tình trạng bong tróc da). Vitamin có trong tất cả các loại thực phẩm, nhiều nhất là rau xanh và hoa quả.
Mỗi bữa nên có một loại rau xanh và có hoa quả để ăn tráng miệng. Đặc biệt, Kali có trong quả chuối sẽ hỗ trợ giảm huyết áp và quá trình phục hồi chức năng ở bệnh nhân liệt vận động sau tai biến, đột quỵ.
- Chất béo: Theo nghiên cứu, sử dụng các chất béo từ thực vật sẽ giúp bệnh nhân rối loạn vận động giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, hạn chế bệnh xơ vữa, và giảm nguy cơ tái phát bệnh lý ảnh hưởng não bộ lần 2.
Ngoài ra, thức ăn nên ở dạng mềm, lỏng, được cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn để giúp bệnh nhân dễ dàng ăn uống. Và tuyệt đối không sử dụng các gia vị cay nóng, các chất kích thích như cafe, rượu bia, thuốc lá,...
Lưu ý, hạn chế bệnh nhân ăn quá nhiều trong cùng một bữa, vì khả năng tiêu hoá của bệnh nhân kém do ít vận động. Người thân nên chia thành nhiều bữa trong ngày, như thế bệnh nhân sẽ dễ hấp thụ thức ăn và không gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Muối là một gia vị cung cấp nhiều lợi ích cho sức khoẻ, nhưng trong chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn vận động, muối cần cắt được giảm tối đa.
Để giúp cho thận làm tốt chức năng bài tiết, đào thải được các chất dư thừa khi nạp đạm, đường, tinh bột và chất béo vào cơ thể, thì mỗi khẩu phần ăn chỉ nên sử dụng 4-5g muối - tương đương với 1 muỗng cafe.
Hướng đi mới rút ngắn thời gian điều trị, nâng cao hiệu quả phục hồi
Thực tế đã chứng minh, các bệnh nhân bị di chứng não có khả năng phục hồi đến 90% các chức năng bị suy giảm, 30% nạn nhân từng phải chịu di chứng não có thể quay lại tiếp tục với công việc và cuộc sống như trước.
Đây là một tỉ lệ không nhỏ chứng minh rằng, nếu được quá trình phục hồi chức năng hiệu quả, người bệnh hoàn toàn có cơ hội “ hồi sinh “.
Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao dù đã cố gắng nhưng dường như quá trình phục hồi chức năng của mình lại không mang lại kết quả như kỳ vọng, tại sao rối loạn vận động vẫn là chướng ngại cản trở cuộc sống của bạn từng ngày, từng giờ?
Có thể bạn đã quên rằng, về bản chất, rối loạn vận động là hệ quả của sự suy thoái và mất đi các tế bào thần kinh não bộ tại khu vực não đảm nhận điều khiển chức năng này.
Do đó, bên cạnh việc chú ý ăn uống, sinh hoạt khoa học với các phương pháp tập luyện phục hồi chức năng, người bệnh cũng nên sử dụng thực phẩm chức năng bảo vệ tế bào não bởi các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa tế bào thần kinh, tăng khả năng cải thiện rối loạn vận động một cách nhanh chóng.
Kinh Vương Não Bộ là một loại thực phẩm chức năng bổ não được kết hợp 2 nền y học Đông - Tây y điều chế từ nhiều loại thảo dược quý.
Đặc biệt, trong thành phần của thực phẩm chức năng này có Thạch Tùng Răng, một loại thảo dược hỗ trợ hình thành các liên kết thần kinh mới, rất tốt trong quá trình điều trị rối loạn vận động.
Ngoài ra, mỗi viên Kinh Vương Não Bộ còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng có lợi khác, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho não bộ. Điều trị rối loạn vận động bằng thực phẩm chức năng Kinh Vương Não Bộ mang lại 3 nhóm lợi ích chính sau đây:
- Tăng cường năng lượng và nuôi dưỡng tế bào não bộ.
- Bảo vệ não trước các gốc tự do.
- Thúc đẩy hình thành các liên kết thần kinh mới.
Quá trình phục hồi chức năng vận động sau di chứng não dù tốn nhiều thời gian và công sức nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân chính là vì chúng ta chỉ có những tác động từ bên ngoài tới chức năng vận động mà không hề tác động trực tiếp các tế bào thần kinh não bộ từ bên trong.
Vì vậy điểm mấu chốt trong phục hồi chức năng nhận thức cho người bệnh là cần có sự chăm sóc đặc biệt đến các tế bào não bộ, nuôi dưỡng, tăng cường năng lượng cho các tế bào não, tăng cường các kết nối cho các tế bào thần kinh.
Điều này kết hợp với các phương pháp tập luyện vật lý trị liệu và châm cứu sẽ mang lại hiệu quả khác biệt.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin khái quát về chứng rối loạn vận động do di chứng não. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về chứng rối loạn vận động, biểu hiện và phương pháp phục hồi cho người bệnh.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về các bệnh lý não bộ và phương pháp phục hồi chức năng não bộ, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0968.570.188 hoặc truy cập website dichungnao.info để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc.