Ngôn ngữ rất quan trọng trong cuộc sống, vì giao tiếp là công cụ chính để kết nối con người với nhau. Chính vì thế, rối loạn ngôn ngữ sẽ là rào cản lớn đối với những người mắc phải triệu chứng này. Hiện nay, Y học đã đưa ra nhiều phương pháp để tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này.

-roi-loan-ngon-ngu-do-alzheimer-2_1_.webp

Xem thêm:

Các cách tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ

Tổn thương não sẽ để lại nhiều di chứng, trong đó có đến 40% bệnh nhân bị rối loạn chức năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, việc tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ sẽ giúp não được tái tổ chức lại, bên cạnh đó, còn giúp thúc đẩy phục hồi tối đa các khu vực não khác tạo ra những tác động bù trừ đến vùng não tổn thương. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân mà mỗi người sẽ có các quá trình điều trị khác nhau. Sau đây là một vài phương pháp tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ:

  • Để quá trình điều trị trở nên dễ dàng nhanh chóng, bệnh nhân nên bắt đầu với việc tập nói các từ ngữ đơn giản liên quan đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như ăn cơm, uống nước, đi ngủ, nghỉ ngơi. Vì những từ ngữ này rất gần gũi và phục vụ cho nhu cầu cá nhân của bệnh nhân.
  • Việc tập nói tự nhiên cần được khuyến khích, bệnh nhân có thể tập đếm số, đọc thứ ngày tháng, đánh vần bảng chữ cái.
  • Vận dụng những đồ vật xuất hiện xung quanh như quần áo, tủ kệ, chăn màn, cây cối,… để gọi tên.
  • Để tăng mức độ khó của bài tập, bệnh nhân sẽ tập luyện tìm ra những cụm từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Trong quá trình này, người nhà có thể giúp đỡ bệnh nhân bằng cách đưa ra các từ ngữ đơn giản, sau đó để bệnh nhân suy nghĩ, và nói ra từ ngữ chính xác.

3d6df-090a-4984-a75b-d5d534990498_1_.webp

Người thân gia đình giúp bệnh nhân tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ

  • Ở mức độ nâng cao hơn, bệnh nhân có thể tập mô tả con người, động vật. Một vài ví dụ cho bài tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ như: người thân có thể đưa ra câu hỏi: "Ai là người làm ruộng?" - “nông dân”, "ai là người làm trong các nhà máy?" - “công nhân”, "cái gì dùng để cắt tóc?" - “cái kéo”,...
  • Một bài tập nâng cao khác như bệnh nhân có thể liệt kê đồ vật theo từng trường từ vựng khác nhau. Ví dụ: Liệt kê các tâm trạng của con người: vui vẻ, giận dữ, hạnh phúc, buồn rầu, sợ hãi, ...
  • Bên cạnh các bài tập nói, thì bệnh nhân nên được tập đọc. Từ các từ ngắn và đơn giản, dễ phát âm, đến những câu văn đơn và ghép, người nhà nên giúp bệnh nhân tiếp cận dần; ví dụ: táo - cây táo - trên cây táo - có chú chim đậu trên cây táo,… Sau đó, bệnh nhân có thể chuyển sang đọc sách, báo.
  • Mô tả hình ảnh cũng là một bài tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Người nhà có thể đưa ra một hình ảnh bất kỳ, sau đó yêu cầu bệnh nhân mô tả. Nên lấy những hình ảnh quen thuộc đối với bệnh nhân.

Nguyên tắc trong quá trình tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ

Để các bài tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ có hiệu quả nhanh chóng, trong quá trình thực hiện cần phải lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Người nhà nên khuyến khích bệnh nhân tập nói, không để bệnh nhân cảm thấy tổn thương, chán nản, thất vọng và muốn bỏ cuộc khi bị suy giảm khả năng ngôn ngữ. Hãy luôn cổ vũ, động viên tinh thần để bệnh nhân chăm chỉ và có động lực tập luyện.
  • Người nhà nên tạo môi trường thoải mái để cho bệnh nhân có nhiều cơ hội tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ, luôn giữ cho không khí của buổi tập vui vẻ, giúp cho bệnh nhân có hứng thú với việc tập luyện.
  • Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, tâm lý của bệnh nhân để đưa ra mức độ tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ thích hợp. Bệnh nhân nên tiếp cận dần với ngôn ngữ từ dễ đến khó, không tập luyện quá sức dẫn đến mệt mỏi, tâm lý căng thẳng.
  • Liên tục đổi các dạng bài tập khác nhau để tránh dẫn đến sự nhàm chán.
  • Đưa bệnh nhân đến bệnh viện, phòng khám thường xuyên, định kỳ để theo dõi tình trạng của bệnh lý và nhận lời khuyên từ bác sĩ chuyên môn.

yen-phuc-hoi-chuc-nang-ngon-ngu-3_1_.webp

Đưa bệnh nhận đi thăm khám thường xuyên

Bật mí cách chăm sóc tế bào thần kinh não bộ

Để có được bước đột phá trong tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ hay chức năng não bộ khi chăm sóc người bị rối loạn ngôn ngữ, mọi người nên biết cách chăm sóc tế bào thần kinh não bộ, vì não bộ là cơ quan đầu não, tác động đến các hoạt động khác của cơ thể con người.

Tập thể dục hàng ngày

Các hoạt động thể chất không chỉ giúp tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ mà còn đẩy nhanh quá trình phục hồi các chức năng não bị suy giảm. Bên cạnh đó, tập luyện thể chất sẽ giúp khởi động cơ bắp, tăng tuần hoàn máu trong cơ thể khiến các tế bào thần kinh não được nuôi dưỡng, từ đó sẽ làm tăng khả năng phục hồi tổn thương do chấn thương não để lại.

Ngồi thiền

yen-phuc-hoi-chuc-nang-ngon-ngu-4_1_.webp

Ngồi thiền là phương pháp tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ hiệu quả

Thiền đã được con người coi như một phương pháp điều trị tâm lý trong nhiều năm qua. Bởi vì ngồi thiền sẽ giúp cho tâm thanh tịnh, đầu óc trở nên thoải mái, không còn lo âu suy nghĩ. Duy trì việc thiền định sẽ tạo ra những thay đổi sinh lý trong não bộ giúp não bộ có khả năng tái tổ chức và tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ cũng như khả năng hoạt động.

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng mỗi ngày

Góp phần trong việc tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi rất quan trọng đối với não bộ. Việc thiếu ngủ sẽ khiến cho não bộ bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi sự lão hóa, dễ dàng gặp rắc rối với các bệnh lý não bộ. Vì vậy hãy duy trì thói quen ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để não bộ có thể kiểm soát tốt chức năng của nó, điều này đặc biệt quan trọng với bệnh nhân bị rối loạn chức năng ngôn ngữ do di chứng não. Kết hợp với nghỉ ngơi, con người cần ăn uống điều độ và đầy đủ chất. Một số thực phẩm tự nhiên như cà rốt, quả óc chó, rau bina,... được các chuyên gia y tế khuyến khích bổ sung trong các bữa ăn.

Thư giãn và giải trí

Sự căng thẳng, stress khiến não bộ dễ dàng bị tấn công hơn bởi các gốc tự do. Bởi vậy, chúng ta nên dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi. Trong khoảng thời gian ấy, chúng ta có thể tham gia các hoạt động ngoài trời, thể dục, thể thao, nghe nhạc chơi game để giúp đầu óc giảm stress, thoải mái, bên cạnh đó, còn giúp luyện tập sự nhanh nhạy của não bộ.

yen-phuc-hoi-chuc-nang-ngon-ngu-5_1_.webp

Tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ bằng cách thư giãn và giải trí

Tham khảo:

Bài viết đã tổng hợp lại giúp bạn những thông tin hữu ích để tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ. Hy vọng những người mắc chứng rối loạn ngôn ngữ sẽ đạt hiệu quả nhanh chóng trong quá trình hồi phục chức năng của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy truy cập website dichungnao.info hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 0968. 570. 188 để được giải đáp thắc mắc từ các chuyên gia.