Di chứng này gây ra nhiều hệ lụy cho cuộc sống của người bệnh, điển hình là sự suy giảm trí nhớ, thay đổi hành vi - tính cách, mất khả năng tư duy - định hướng, khả năng giao tiếp hạn chế, ảo giác - hoang tưởng,...

Hinh-anh-cai-thien-roi-loan-nhan-thuc-sau-tai-bien-1

Rối loạn nhận thức thường liên quan đến vấn đề não bộ

Thực tế sẽ rất khó để cải thiện rối loạn nhận thức sau tai biến hoàn toàn 100% để người bệnh như trước khi bị tai biến. Tuy nhiên, cơ hội cải thiện rối loạn nhận thức sau tai biến lên tới 80 - 90% luôn ở trong tầm tay nếu bạn biết đến những nguyên tắc sau:

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Để cải thiện rối loạn nhận thức sau tai biến, việc được theo dõi sức khỏe và thăm khám tại cơ sở y tế là vô cùng cần thiết đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não.

Ngay sau khi được ra viện, người nhà nên chú ý tìm bệnh viện uy tín và ưu tiên thuận tiện trong di chuyển để tiện thường xuyên theo dõi sức khỏe cho người bệnh.

Theo định kỳ, người bệnh sẽ được các bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe, kiểm soát các nguy cơ tái đột quỵ, điều chỉnh cách sử dụng thuốc phù hợp với từng giai  đoạn và hướng dẫn những biện pháp tập luyện phục hồi chức năng nhận thức.

Hinh-anh-cai-thien-roi-loan-nhan-thuc-sau-tai-bien-2

Cải thiện rối loạn nhận thức sau tai biến là vấn đề được quan tâm hàng đầu

Quan tâm đến vấn đề tâm lý người bệnh

Đối với bất kỳ ai, đột quỵ não đều là một biến cố vô cùng bất ngờ và để lại những di chứng nặng nề cả về thể chất và trí tuệ cho người bệnh. Họ có thể là những người cao tuổi nhưng cũng có thể đang ở độ tuổi trung niên, hay thậm chí là thanh niên,...

Dù ở bất cứ độ tuổi nào thì những di chứng do đột quỵ để lại chắc hẳn sẽ gây cho người bệnh tâm lý chán nản, tuyệt vọng.

Ngoài ra, sự rối loạn nhận thức sau tai biến cũng biến bệnh nhân thành một con người khác, họ thường lú lẫn, thờ ơ, trầm cảm, không thể tập trung, tuyệt vọng, mất động lực tập luyện,...

Bên cạnh những thay đổi sinh học đó, trong quá trình cải thiện rối loạn nhận thức sau tai biến, người bệnh cũng thường nhận được sự chăm sóc tỉ mỉ và rất cẩn thận từ người nhà.

Điều này là rất tốt nhưng đôi khi cũng phản tác dụng - nó khiến người bệnh có cảm giác bất lực, phụ thuộc và là gánh nặng cho gia đình. Có thể thấy, một người bị tai biến mạch máu não phải trải qua rất nhiều những cảm xúc tiêu cực.

Hinh-anh-cai-thien-roi-loan-nhan-thuc-sau-tai-bien-3

Cần quan tâm đến vấn đề tâm lý của người bệnh

Vì vậy, việc hoá giải rào cản tâm lý ở người bệnh là một khâu quan trọng trong quá trình cải thiện rối loạn nhận thức sau tai biến.

Bên cạnh việc động viên, trò chuyện cùng người bệnh, gia đình cũng nên hướng dẫn tạo điều kiện cho họ tự chủ một phần cuộc sống của mình ví dụ như:  tự ăn uống, tự đi vệ sinh (thiết kế khu vực đi vệ sinh thuận tiện cho người bệnh), chủ động vệ sinh cá nhân,...

Hãy giúp người bệnh cải thiện rối loạn nhận thức sau tai biến để họ tìm lại được niềm vui trong cuộc sống, tin tưởng vào sự phục hồi của bản thân và từ đó khiến họ có thêm động lực tập luyện phục hồi chức năng.

Tập luyện phục hồi chức năng toàn diện

Tập luyện phục hồi chức năng nhận thức luôn là biện pháp tốt nhất để có thể cải thiện rối loạn nhận thức sau tai biến nói riêng và các chứng bệnh khác nói chung.

Việc tập luyện phục hồi chức năng để đạt được hiệu quả cao nhất nên được thực hiện tại các trung tâm phục hồi chức năng đặc biệt là giai đoạn đầu 3- 6 tháng sau tai biến.

Tại trung tâm phục hồi chức năng, ngoài những dụng cụ tập luyện chuyên biệt, mỗi trường hợp bệnh nhân sẽ có một chế độ tập luyện phù hợp theo phác đồ điều trị được đưa ra bởi các chuyên gia.

Trong quá trình cải thiện rối loạn nhận thức sau tai biến, người bệnh nếu được tập luyện đúng cách sẽ có những chuyển biến tích cực rõ rệt nhất.  Sau 6 tháng, người bệnh có thể tự tập luyện tại nhà dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của gia đình.

Hinh-anh-cai-thien-roi-loan-nhan-thuc-sau-tai-bien-4

Kết hợp phục hồi, cải thiện rối loạn nhận thức sau tai biến

Tại trung tâm phục hồi chức năng, ngoài những bài tập phục hồi chức năng vận động, cải thiện rối loạn nhận thức sau tai biến cũng tiến triển rất nhanh nhờ chương trình tập luyện phục hồi chức năng nhận thức.

Người bệnh sẽ được kích thích sự hoạt động của trí não nhờ tham gia những bài tập trí nhớ, các buổi tập trị liệu ngôn ngữ, trò chơi vận động trí não theo yêu cầu.

Bên cạnh đó họ cũng có cơ hội được nói chuyện với chuyên gia để giải toả những vấn đề tâm lý, gặp gỡ nhiều người cùng hoàn cảnh.

Mặt khác, nếu muốn phục hồi chức năng nhận thức sau tai biến cần thực hiện song song với phục hồi chức năng vận động.

Các chức năng này sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phục hồi, việc thường xuyên để cơ thể vận động cũng giúp lưu thông máu, đẩy nhanh quá trình khôi phục cho cơ thể.

Sinh hoạt và dinh dưỡng đúng khoa học

Đối với những bệnh nhân đang trong quá trình cải thiện rối loạn nhận thức sau tai biến, giờ giấc sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng.

Người bệnh cần được điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt (ăn ngủ, tập luyện, vệ sinh,...) hợp lý và điều độ mỗi ngày.

Hinh-anh-cai-thien-roi-loan-nhan-thuc-sau-tai-bien-5

Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Bên cạnh đó, vấn đề dinh dưỡng cũng rất cần được lưu ý. Một số nguyên tắc trong dinh dưỡng nhằm cải thiện rối loạn nhận thức sau tai biến mà gia đình cần nắm rõ là:

► Thức ăn dễ tiêu hoá, hấp thu, ở dạng mềm hoặc lỏng.

► Hạn chế muối, tinh bột trong chế độ ăn.

► Chế độ ăn cần cung cấp đủ chất đạm, ít cholesterone (thịt nạc, trứng, cá,...).

► Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ (hoa quả tươi, rau củ, sữa).

Chăm sóc tốt tế bào thần kinh não bộ

Trong quá trình phục hồi, cải thiện rối loạn nhận thức sau tai biến chắc hẳn không thể không quan tâm đến hệ thần kinh não bộ.

Não bộ là trung tâm điều khiển hệ thần kinh trung ương của con người. Mỗi vùng não sẽ thực hiện một số nhóm chức năng như điều khiển ngôn ngữ, vận động, tư duy nhận thức, cảm giác...

Khi bị tai biến mạch máu não, các tế bào thần kinh não bộ bị phá huỷ nên mới gây ra sự suy giảm chức năng não bộ, vì vậy cái gốc của phục hồi chức năng não bộ sau tai biến là phải phục hồi, chăm sóc cho tế bào thần kinh.

Đối với người bệnh bị rối loạn nhận thức sau tai biến cũng vậy, cần có sự chăm sóc tế bào thần kinh não bộ đúng cách để quá trình cải thiện rối loạn nhận thức sau tai biến có hiệu quả tối đa.

Hinh-anh-cai-thien-roi-loan-nhan-thuc-sau-tai-bien-6

Chăm sóc tế bào thần kinh để 

Để đảm bảo cải thiện rối loạn nhận thức sau tai biến, cần tác động đến tế bào thần kinh não bộ theo 4 cơ chế chính:

► Tăng cường năng lượng tế bào.

► Tăng cường nuôi dưỡng tế bào thần kinh.

► Tăng cường bảo vệ tế bào thần kinh.

► Tăng cường hình thành các kết nối thần kinh mới.

Thực tế, hầu hết các chế độ ăn dù có khoa học đến đâu cũng khó có thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để não bộ được chăm sóc một cách tối ưu nhất.

Có rất nhiều loại thảo dược trong tự nhiên có chứa những thành phần rất tốt cho sức khoẻ não bộ như natto, thạch tùng răng, thiên ma, đinh lăng,...

Nếu có thể bổ sung những thành phần này vào chế độ ăn của người bị rối loạn nhận thức sau tai biến theo một liều lượng phù hợp thì việc cải thiện rối loạn nhận thức sau tai biến sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về những nguyên tắc quan trọng khi cải thiện rối loạn nhận thức sau tai biến. Thực tế việc phục hồi chức năng có thể phụ thuộc vào khả năng tự phục hồi của mỗi cá nhân.

Tuy nhiên nếu thực hiện đúng những nguyên tắc trên, quá trình phục hồi chức năng nhận thức chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả khả quan và tiết kiệm thời gian cho người bệnh.

Để được tư vấn về phương pháp hỗ trợ điều trị phục hồi, cải thiện rối loạn nhận thức sau tai biến. Hãy gọi điện cho chúng tôi theo số điện thoại 0968.570.188 hoặc truy cập website dichungnao.info để được các chuyên gia hỗ trợ và giải đáp.