Biểu hiện của rối loạn nhận thức xuất hiện như một hội chứng suy giảm chức năng thần kinh gây ảnh hưởng chủ yếu đến chức năng nhận thức của người bệnh. 

hinh-anh-bieu-hien-roi-loan-nhan-thuc-1
Biểu hiện rối loạn nhận thức và những thông tin cần biết

Hội chứng rối loạn nhận thức chủ yếu đến từ di chứng sau tổn thương não bộ, nó gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh, chất lượng sống sụt giảm nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu những biểu hiện rối loạn nhận thức do di chứng não ở bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Vì sao cần biết những biểu hiện rối loạn nhận thức?

Người mắc rối loạn nhận thức có nghĩa họ đang gặp phải các vấn đề rối loạn sức khỏe và làm suy giảm một số chức năng thuộc nhận thức của người bệnh bao gồm: khả năng ghi nhớ, khả năng tập trung, khả năng học tập và giải quyết các vấn đề.

Não bộ là trung tâm hệ thần kinh trung ương đảm nhiệm chức vụ quan trọng là điều khiển mọi hoạt động sống của con người, khi một vùng não bộ tổn thương, người bệnh có thể gặp phải tình trạng suy giảm chức năng do vùng não đó điều khiển.

Và rối loạn nhận thức là một trong những tình trạng suy giảm chức năng do tổn thương não bộ rất thường gặp. Chính vì thế, những người bệnh gặp các tổn thương hay chấn thương não bộ cần nắm rõ các biểu hiện rối loạn nhận thức để có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị phục hồi kịp thời.

Những biểu hiện rối loạn nhận thức thường gặp

Suy giảm trí nhớ

Tùy thuộc vào thể bệnh mà người bệnh có thể gặp những biểu hiện rối loạn nhận thức gây sa sút trí tuệ ở người già hay suy giảm trí nhớ với mức độ khác nhau. Ở đây dichungnao.info đã chia ra thành 2 dạng biểu hiện cụ thể đó là biểu hiện suy giảm trí nhớ ở ở mức độ nhẹ và ở mức độ nặng.

hinh-anh-bieu-hien-roi-loan-nhan-thuc-2
Biểu hiện rối loạn nhận thức gây suy giảm trí nhớ

Đối với người bệnh rối loạn nhận thức gây suy giảm trí nhớ ở thể bệnh nhẹ, biểu hiện rối loạn nhận thức rất thường gặp đó là người bệnh thường hay quên những sự việc, sự vật xuất hiện trong những hoạt động hàng ngày.

Cụ thể, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng hay quên chìa khóa, đôi khi quên cả số điện thoại của bản thân hoặc không nhớ được những dự định, sự việc thực hiện ở khoảng thời gian trong ngày. Đôi khi người bệnh còn gặp biểu hiện suy giảm khả năng ghi nhận những sự kiện, hiện tượng xung quanh.

Những người bệnh thường hay quên các sự việc hay hành động vừa mới xảy ra nhưng những việc ở trong quá khứ thì họ lại nhớ cũng là một biểu hiện thường thấy của chứng suy giảm trí nhớ do rối loạn nhận thức.

Ở mức độ bệnh phát triển nặng, người bệnh thường xuất hiện các biểu hiện rối loạn nhận thức thường xuyên hơn và với tình trạng trầm trọng hơn.

Trước hết, người bệnh xuất hiện tình trạng suy giảm trí nhớ tức thì, lời nói vừa nói ra nhưng có thể quên ngay, hoặc không nhớ được những thông tin được đề cập trong khoảng thời gian ngắn.

Một biểu hiện khác đó là những thông tin, sự kiện lớn xảy ra trong ngày, trong tháng hoặc trong vòng một năm người bệnh cũng không thể nhớ được.

Thậm chí, biểu hiện rối loạn nhận thức làm suy giảm trí nhớ còn gây ra tình trạng người bệnh mất đi những kiến thức hay những kỹ năng đã từng được học, được biết trước đó.

Gặp vấn đề trong việc định hướng các không gian, thời gian

hinh-anh-bieu-hien-roi-loan-nhan-thuc-3
Biểu hiện rối loạn nhận thức gây khó khăn trong xác định không gian, thời gian

Ở dạng biểu hiện rối loạn nhận thức này, người bệnh thường gặp 2 dấu hiệu cụ thể đó là mất khả năng định vị không gian và mất định hướng về thời gian.

Người bị rối loạn nhận thức gây ra các vấn đề về không gian bị giảm sút trầm trọng khả năng định vị không gian, do đó họ hay đi lạc, quên mất đường về nhà hoặc đường đến những nơi quen thuộc.

Dấu hiệu tiếp theo, người xuất hiện biểu hiện rối loạn nhận thức còn mất đi những định hướng về dòng chảy thời gian, người bệnh thường rất khó khăn trong việc xác định các mốc thời gian dù là chỉ ở trong ngày.

Sử dụng ngôn ngữ khó khăn

Một biểu hiện rối loạn nhận thức khá hay gặp ở người bệnh đó chính là những vấn đề trong việc sử dụng ngôn ngữ.

Cụ thể, người bệnh thường gặp khó khăn trong việc diễn đạt một vấn đề do không dùng được từ ngữ để nói, nói vòng vo và hay bị lặp lại.

Đôi khi người bệnh bị rối loạn nhận thức còn lâm vào tình trạng không thể gọi tên các con vật, đồ vật thường ngày, thậm chí không tiếp nhận được thông tin bên ngoài qua lời nói, ngôn ngữ giao tiếp.

hinh-anh-bieu-hien-roi-loan-nhan-thuc-4
Biểu hiện rối loạn nhận thức khiến việc sử dụng ngôn ngữ bị hạn chế

Thực hiện các thao tác khó khăn

Người bị chứng rối loạn nhận thức còn có thể gặp các dấu hiệu khó khăn trong việc thực hiện các thao tác hàng ngày. Biểu hiện rối loạn ngôn ngữ ở dạng này trước hết thường thấy đó là tình trạng người bệnh làm các hoạt động, thao tác đơn giản, quen thuộc hàng ngày rất vụng về.

Tiếp đó các dấu hiệu xuất hiện có thể trầm trọng hơn, ví dụ như suy giảm khả năng sử dụng các công cụ, thiết bị đơn giản xung quanh như tivi, điều khiển, máy giặt,... Dần dần, khi bệnh tiến triển nặng, người bị rối loạn nhận thức có thể mất đi các kỹ năng tự chăm sóc bản thân.

Thay đổi nhân cách, xuất hiện ảo giác, hoang tưởng

Khi người bệnh lâm vào giai đoạn bệnh trầm trọng hơn, biểu hiện rối loạn nhận thức thể hiện rõ ràng hơn bởi việc người bệnh bị thay đổi về nhân cách, thậm chí xuất hiện tình trạng ảo giác, hoang tưởng.

Họ có thể bỗng nhiên rất thờ ơ, lạnh nhạt với mọi người xung quanh, hoặc đôi khi xuất hiện các cảm xúc bồn chồn, lo lắng, cáu gắt mà không có lý do.

Biểu hiện rối loạn nhận thức gây ảo giác, hoang tưởng khá thường gặp ở bệnh nhân di chứng não, nó cũng gây những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống người bệnh.

hinh-anh-bieu-hien-roi-loan-nhan-thuc-5
Thao tác khó khăn - Biểu hiện rối loạn nhận thức

Một số biểu hiện cụ thể của chứng ảo giác, hoang tưởng do rối loạn nhận thức như sau:

  • Tự tưởng tượng, nhìn thấy ảo giác về những hình ảnh không có thật hoặc các âm thanh không tồn tại
  • Có cảm giác như kiến bò, hoặc có ai chạm vào cơ thể họ.
  • Thường cảm nhận được những mùi vị kỳ lạ không có thật gây khó chịu, buồn nôn
  • Xuất hiện ảo giác có người theo dõi và làm hại mình

Chứng rối loạn nhận thức khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống, xa cách cộng đồng và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm các biểu hiện rối loạn nhận thức và từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, người bệnh có thể cải thiện được tình trạng bệnh, quay trở lại cuộc sống bình thường.

Tham khảo:

Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về các bệnh lý, di chứng liên quan đến não bộ, bạn có thể truy cập dichungnao.info hoặc gọi trực tiếp hotline 0968. 570. 188 và nhận tư vấn trực tiếp.