Cơn tai biến rất nguy hiểm và cần xử lý kịp thời, nếu quá “thời gian vàng” có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh. Vậy các dấu hiệu tai biến là gì? Cần xử trí như thế nào khi gặp phải các dấu hiệu này? Cùng tìm hiểu trong bài sau đây.

10 dấu hiệu tai biến không thể chủ quan

Cần nắm rõ 10 dấu hiệu tai biến dưới đây để tránh bỏ lỡ “thời gian vàng”, giúp giảm thiểu nguy cơ gặp các di chứng nguy hiểm sau tai biến.

Hoa mắt, chóng mặt

Hầu hết các trường hợp bệnh nhân sắp bị tai biến đều gặp phải tình trạng chóng mặt, hoa mắt, đầu óc quay cuồng,...

hoa-mat-chong-mat-la-dau-hieu-tai-bien-thuong-gap

Hoa mắt, chóng mặt là dấu hiệu tai biến thường gặp

Dấu hiệu tai biến - Đau đầu

Oxy không cung cấp đủ cho não khiến người bệnh đau đầu dữ dội, đau từng cơn. Thậm chí có trường hợp đau tưởng chừng muốn nổ tung đầu. Khi gặp phải tình trạng này, cần đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt, nếu không sẽ có khả năng bị chết não.

Giảm cử động tay

Sự suy giảm tuần hoàn máu nuôi não khiến khả năng vận động cánh tay của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc trưng bởi dấu hiệu một bên tay không thể giơ lên cao hoặc luôn buông thõng, mất khả năng cầm nắm đồ vật. Ban đầu, người bệnh chỉ khó cử động và tê dại cánh tay, sau đó có thể bị liệt và mất khả năng vận động cánh tay.

Dấu hiệu tai biến - Khó thở

Người sắp bị tai biến có thể gặp dấu hiệu khó thở, thở hổn hển, nhịp tim nhanh tùy thuộc vào vùng não tổn thương do thiếu oxy. Những dấu hiệu này thường diễn ra trong thời gian ngắn và biến mất nhanh chóng khiến người bệnh chủ quan. 

Liệt một bên mặt, khuôn mặt buồn rầu

Đây là dấu hiệu tai biến dễ nhận biết nhất, xảy ra do tế bào não bị thiếu oxy. Điều này gây tổn thương dây thần kinh tác động tới cơ mặt. Lúc này, khuôn mặt người bệnh trở nên buồn rầu, liệt một nửa khuôn mặt không thể cử động.

Hãy yêu cầu người bệnh cười nếu có nghi ngờ cơn tai biến sắp tới. Nếu nụ cười trở nên lõm một phần và khiến khuôn mặt bị xệ xuống thì đó là dấu hiệu cảnh báo tai biến.

>>> XEM THÊM: Các thông tin về tai biến mạch máu não nhẹ

Dấu hiệu tai biến - Giảm thị lực

Giảm thị lực xảy ra khi vùng thùy não đảm nhận chức năng nhìn bị ảnh hưởng, khiến cho người bệnh quan sát mọi thứ trong trạng thái nhòe, mờ dần. 

Người nhà có thể phát hiện dấu hiệu thông qua việc yêu cầu người bệnh mô tả một đồ vật gì đó ở gần hoặc chính bản thân người bệnh tự chủ động thông báo khi nhận thấy bất thường.

giam-thi-luc-la-dau-hieu-tai-bien-de-bi-bo-qua

Giảm thị lực là dấu hiệu tai biến dễ bị bỏ qua

Dáng đi không bình thường

Không thể đi lại hay đi lại rất khó khăn là dấu hiệu tai biến tiếp theo mà người bệnh có thể gặp phải. Đặc biệt là khi trước đó người bệnh vẫn đang đi lại bình thường.

Dấu hiệu tai biến - Nấc cụt

Nấc cụt là hiện tượng tưởng chừng như bình thường nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo cơn tai biến sắp tới. Hiện tượng này thường gặp hơn ở phụ nữ so với nam giới.

Cơ thể yếu đi, không cử động được

Đây là dấu hiệu ở giai đoạn muộn và rất nguy hiểm, thường xảy ra sau khi liệt cánh tay. Hậu quả khiến người bệnh không thể điều khiển các bộ phận theo ý muốn, liệt một phần cơ thể, thậm chí dẫn đến liệt hoàn toàn. 

Dấu hiệu tai biến - Nói lắp

Dấu hiệu này thường xảy ra khi khu vực não bộ phụ trách chức năng ngôn ngữ bị thiếu máu do sự xuất hiện của cục máu đông. Người bệnh thường có biểu hiện nói lắp, chỉ nói được câu ngắn, nói không rõ lời.

Cách xử trí khi có dấu hiệu tai biến

Ngay khi nhận thấy có từ 2 - 3 dấu hiệu tai biến kể trên, người nhà cần gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến đến bệnh viện sớm nhất có thể. Trong thời gian đợi cấp cứu, dưới đây là những điều người nhà cần thực hiện để sơ cứu bệnh nhân:

  • Quan sát tất cả các dấu hiệu của người bệnh để cung cấp thông tin cho nhân viên y tế. Điều này sẽ giúp cho quá trình cấp cứu.
  • Để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, kê cao đầu tầm 30 độ, nới lỏng quần áo cho họ.
  • Nhắc nhở người bệnh hít vào, thở ra sâu và chậm rãi.
  • Trường hợp người bệnh bị nôn, cần đặt họ nằm nghiêng sang 1 bên, không nằm ngửa vì dễ dẫn tới sặc, khó thở.
  • Trường hợp người bệnh bị co giật, hãy đặt 1 chiếc đũa hoặc 1 thanh que dài đã quấn bông hoặc vải mềm để chắn ngang miệng, tránh người bệnh cắn vào lưỡi.

so-cuu-benh-nhan-khi-bi-tai-bien-rat-quan-trong

Sơ cứu bệnh nhân khi bị tai biến rất quan trọng

Cần làm gì để phòng ngừa tai biến tái phát?

Tình trạng tai biến nếu không được kiểm soát tốt có thể bị tái phát lần 2, lần 3. Lúc này, mức độ nguy hiểm sẽ tăng lên nhiều lần. Do đó, để ngăn không cho tai biến tái phát, người bệnh cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Điều trị các bệnh lý (nếu có) làm tăng nguy cơ tai biến như: Bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu, béo phì, huyết áp cao,...
  • Tăng cường bổ sung trái cây chứa nhiều vitamin C và kali như chuối, cam, bưởi,... giúp ngăn cản hình thành cục máu đông, phòng ngừa tái phát tai biến.
  • Bổ sung nhiều rau củ quả vào chế độ ăn, do các thực phẩm này chứa nhiều chất xơ và acid folic giúp tăng tuần hoàn máu, hạn chế cơn tai biến.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều muối, nhiều đạm và chất béo như thịt đỏ, đồ ăn nhanh, nội tạng động vật,...
  • Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao giúp cải thiện sức khỏe.
>>> XEM THÊM: Những món ăn tốt cho người bị tai biến

Kinh Vương Não Bộ - Hỗ trợ phục hồi các di chứng sau tai biến

Không ai là không lo sợ khi nhắc tới tai biến cũng như những di chứng nặng nề mà bệnh để lại. Để phục hồi các di chứng sau tai biến, mục tiêu quan trọng nhất là tăng cường tuần hoàn máu não, tăng cường dẫn truyền thần kinh và cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho não bộ.

Xuất phát từ những mục tiêu này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Kinh Vương Não Bộ giúp hỗ trợ phục hồi di chứng não. Qua đó giúp ngăn ngừa tái phát đột quỵ cũng như cải thiện di chứng sau tai biến.

kinh-vuong-nao-bo-giai-phap-vang-cho-nguoi-benh-tai-bien

Kinh Vương Não Bộ - Giải pháp vàng cho người bệnh tai biến

Hiệu quả tuyệt vời của Kinh Vương Não Bộ có được do sự kết hợp của các thành phần trong sản phẩm:

– Nhóm tăng tuần hoàn máu não có cao natto chứa nattokinase được chứng minh hiệu quả phá tan cục máu đông, tăng cường lưu thông máu não. Nhờ vậy giúp ngăn ngừa tai biến tái phát. 

– Nhóm tăng cường dẫn truyền thần kinh có thành phần chính là thạch tùng răng chứa hoạt chất vàng Huperzine A. Một nghiên được thực hiện bởi nhà khoa học N Callizot gần đây cho thấy: Chiết xuất Huperzine A từ thạch tùng răng giúp bảo vệ tế bào thần kinh, từ đó cải thiện hiệu quả các di chứng sau tai biến.

– Nhóm tăng cường chất dinh dưỡng (sulbutiamine, L - carnitine, boron) có vai trò cung cấp các vi chất cần thiết cho sự phát triển của tế bào, từ đó giúp thần kinh và não bộ mau chóng phục hồi.

Với sự kết hợp của các thảo dược quý giúp cải thiện chức năng não bộ theo 3 cơ chế toàn diện, Kinh Vương Não Bộ là sự lựa chọn tuyệt vời cho người bị tai biến. Rất nhiều bệnh nhân đã tin dùng sản phẩm này và cho kết quả tốt, tiêu biểu là trường hợp cô Lan (70 tuổi, trú tại Đồng Nai). Cô Lan từng bị di chứng liệt nửa người bên trái sau tai biến nhiều năm. Tuy nhiên, sau 2 tháng kiên trì sử dụng Kinh Vương Não Bộ, cô đã dần hồi phục sức khỏe và đi lại được. Xem chi tiết chia sẻ của cô Lan TẠI ĐÂY.

Chuyên gia Cao Minh Châu đánh giá: “Muốn phục hồi chức năng sau tai biến, bệnh nhân nên đến các khoa hoặc bệnh viện phục hồi chức năng để được hướng dẫn tập luyện mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp dùng thêm sản phẩm Kinh Vương Não Bộ giúp tăng cường tuần hoàn não”. Mời bạn xem chi tiết trong video:

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các dấu hiệu tai biến cần nhận biết sớm và xử lý kịp thời. Nếu bạn đọc còn thắc mắc nào về các bệnh lý liên quan đến não bộ, hãy liên hệ tới số điện thoại 0902.207.739 để được tư vấn thêm.

Link tham khảo: saebo.com, mayoclinic.org, nhs.uk, pubmed.ncbi.nlm.nih.gov