Việc chăm sóc người bị liệt vận động đúng cách góp phần hỗ trợ hiệu quả giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi và trở lại cuộc sống bình thường.
Người bị rối loạn vận động có nhiều biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào mức độ và vị trí não bộ bị tổn thương trong đó ở dạng nghiêm trọng nhất, bệnh nhân sẽ bị liệt nửa người hoặc liệt toàn thân, gây rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc người bị liệt vận động nhanh phục hồi trong bài viết sau!
Xem thêm:
Chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc người bị liệt vận động
Liệt vận động là một dạng biểu hiện của hội chứng suy giảm, rối loạn chức năng não bộ gây ra bởi các bệnh lý, tổn thương não.
Não là bộ phận trung tâm thần kinh trung ương điều khiển mọi hoạt động sống của cơ thể, mỗi một vùng não sẽ điều khiển một nhóm chức năng riêng, khi vùng não đảm nhiệm chức năng vận động bị thương tổn, người bệnh có nguy cơ mắc rối loạn vận động.
Người bị liệt vận động do các bệnh lý và chấn thương não như liệt toàn thân sau tai biến thường có sức khỏe suy yếu cần được bổ sung dinh dưỡng để có thể phục hồi, tuy nhiên lúc này cơ thể người bệnh lại tương đối khó hấp thu nên cần có những lưu ý về chế độ dinh dưỡng sao cho thích hợp.
Trước hết, cần đảm bảo cân đối giữa các chất nạp vào cơ thể như protein, chất béo và tinh bột, đồng thời không thể bỏ qua các loại vitamin và chất xơ. Về chế độ ăn, người bị liệt vận động không nên ăn quá no, nên chia thành 4 đến 5 bữa nhỏ một ngày một cách hợp lý theo thể trạng của người bệnh.
Những lưu ý về khẩu phần ăn khi chăm sóc người bị liệt vận động nên chú ý như sau:
- Thức ăn nên ở dạng mềm, lỏng, dễ hấp thu và tiêu hóa
- Tránh dùng các loại thực phẩm lên men và có chứa chất kích thích như cà phê, rượu chè, các loại gia vị mạnh có vị cay, nóng
- Hạn chế sử dụng muối khi chế biến thức ăn cho người bị liệt vận động vì dễ gây tăng huyết áp, gây áp lực đến thận
- Lưu ý năng lượng trong khẩu phần ăn của người bị rối loạn vận động không nên quá nhiều để tránh tăng cân.
Đặc biệt, khi chăm sóc người bị liệt vận động, việc bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho não, tránh oxy hóa là việc cần thiết giúp nuôi dưỡng các tế bào não tổn thương. Các chất dinh dưỡng đó thường có trong cá hồi, các loại hạt, rau cải bó xôi, các loại rau mầm,...
Chế độ sinh hoạt khi chăm sóc người bị liệt vận động
Ngoài chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt cũng là yếu tố cần quan tâm trong quá trình chăm sóc người bị liệt vận động. Người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt hàng ngày hợp lý, ăn ngủ nghỉ theo thời gian biểu khoa học.
Người thân, gia đình còn nên tập luyện, hướng dẫn và tạo điều kiện để người bệnh tự làm những việc trong sinh hoạt cá nhân như mặc quần áo, rửa mặt, đánh răng, ăn uống,...để người bệnh không quá phụ thuộc vào sự chăm sóc của người thân.
Chế độ tập luyện đối với người bị liệt vận động
Tập luyện phục hồi chức năng là một phương pháp quan trọng và mang lại hiệu quả cao giúp người bị liệt cải thiện khả năng vận động, đi lại. Trong khoảng thời gian 3 đến 6 tháng đầu từ khi bệnh khởi phát là quãng thời gian tốt nhất để tập luyện.
Lúc này người bệnh cần được đến những trung tâm vật lý trị liệu để tập luyện cùng các chuyên gia và các dụng cụ hỗ trợ hiện đại hoặc tự tập ở nhà với phác đồ điều trị cụ thể. Khi có những tiến triển nhất định, người bệnh có thể tập luyện tại nhà với sự giúp đỡ của người thân.
Người bệnh nên duy trì tập luyện khoảng 6 tiếng một tuần để đạt hiệu quả phục hồi cao nhất. Trong giai đoạn này người thân và gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc người bị liệt vận động, là những người trực tiếp ở bên hỗ trợ, động viên và giúp đỡ bệnh nhân.
Những bài tập phục hồi chức năng giúp người bệnh giữ đúng tư thế, tránh hiện tượng cứng các khớp, duy trì tập luyện tác động đến các cơ giúp tăng cường sức mạnh của các cơ, từ đó người bệnh có thể độc lập hơn trong các hoạt động thường ngày.
Người thân và gia đình nên chủ động thay đổi cấu trúc nhà cửa sao cho phù hợp để thuận tiện hơn cho người bệnh, hỗ trợ họ tự chăm sóc được bản thân mà không phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người khác.
Khuyến khích, động viên tinh thần người bệnh
Người bị liệt vận động gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, thậm chí ở mức độ bệnh nặng họ chỉ có thể nằm và phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc từ người khác.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của người bệnh, đa số cảm thấy chán nản và thường có những suy nghĩ tiêu cực.
Người thân và gia đình ngoài chăm sóc người bị liệt vận động qua việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và hỗ trợ tập luyện cho họ cũng nên thường xuyên trò chuyện, động viên tinh thần người bệnh.
Không nên coi người bệnh là đứa trẻ và làm hết mọi việc cho họ, nên khuyến khích người bệnh tự làm tối đa những việc trong khả năng của họ.
Quá trình tập luyện phục hồi chăm sóc người bị liệt vận động có thể gây ra những khó khăn và mệt mỏi cho người bệnh, vì vậy người thân và gia đình cần kiên trì, động viên, tạo nguồn động lực cho họ.
Tinh thần là yếu tố quan trọng trong việc phục hồi, lấy lại khả năng vận động bị suy giảm, vì thế tuyệt đối không nên bỏ qua yếu tố này trong việc chăm sóc người bị liệt vận động.
Trên đây là những thông tin tổng quan và cần thiết mà các bạn nên biết khi chăm sóc và hỗ trợ người bị liệt vận động giúp họ phục hồi chức năng.
Tham khảo:
Để biết thêm những thông tin chi tiết về các bệnh lý liên quan đến não bộ và phương pháp phục hồi chức năng não bộ hiệu quả, các bạn có thể truy cập website dichungnao.info hoặc liên hệ hotline 0968. 570. 188 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc.