Nếu được điều trị phù hợp kết hợp với bổ sung dinh dưỡng cho người bị rối loạn vận động, tình hình bệnh hoàn toàn có thể chuyển biến tốt.

hinh-anh-dinh-duong-cho-nguoi-bi-roi-loan-van-dong-1

Những lưu ý về dinh dưỡng cho người bị rối loạn vận động

Vấn đề dinh dưỡng cho người bị rối loạn vận động là vấn đề cần được quan tâm bởi kết hợp điều trị và bổ sung dinh dưỡng hợp lý có thể giúp người bệnh phục hồi chức năng hiệu quả, nhanh chóng hơn.

Rối loạn vận động là hiện tượng suy giảm các chức năng của vùng não điều khiển vận động gây ra bởi những tổn thương não bộ. Người bệnh bị rối loạn vận động gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, thậm chí phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. 

Khi bị rối loạn vận động, người bệnh có thể gặp khó khăn hoặc mất đi hoàn toàn khả năng điều khiển các nhóm cơ như cơ lưỡi, môi, cơ mặt, cơ các chi,... Não là trung tâm hệ thần kinh trung ương, chịu trách nhiệm kiểm soát toàn bộ các hoạt động của cơ thể.

Các hoạt động chỉ huy của não kết hợp với cơ bắp tạo ra từng chuyển động trên cơ thể con người. Bất cứ một tổn thương nào ở não bộ cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn vận động.

Tùy thuộc vào vùng não và mức độ tổn thương mà người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện khác nhau, nhưng nhìn chung, các biểu hiện của chứng rối loạn vận động gây ra nhiều cản trở làm giảm nghiêm trọng chất lượng sống của người bệnh.

Những nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn vận động

Sau các tổn thương ở não gây ra bởi chấn thương sọ não hoặc các bệnh lý liên quan thì cơ thể người bị rối loạn vận động rất yếu. Chính vì thế, việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bị rối loạn vận động là việc vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, thể trạng của người bệnh khác biệt so với người khỏe mạnh, vì thế mà các nhu cầu về dinh dưỡng cũng có những điểm khác biệt cần lưu ý.

hinh-anh-dinh-duong-cho-nguoi-bi-roi-loan-van-dong-2

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị rối loạn vận động

Xét đến nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn vận động, điểm lưu ý trước tiên đó là về các nhóm dưỡng chất cần thiết. Nhìn chung, người bệnh cần được cung cấp đầy đủ và cân bằng cấc nhóm chất khác nhau như: đạm, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất,... đặc biệt đó là các chất dinh dưỡng bổ cho não.

Một chế độ dinh dưỡng cho người bị liệt vận động với đầy đủ các chất được nạp vào cơ thể một cách hợp lý trước hết sẽ giúp tăng cường thể chất, đồng thời củng cố nền tảng sức khỏe, từ đó người bệnh có thể dễ dàng tiếp nhận các phương thức điều trị và tập luyện khác.

  • Chất đạm:

Protein là chất dinh dưỡng cho người bị rối loạn vận động rất cần thiết, tuy nhiên cần lưu ý sử dụng những thực phẩm chứa đạm và ít mỡ, hạn chế lượng cholesterol nạp vào cơ thể.

  • Vitamin:

Người bị rối loạn cần được cung cấp đầy đủ các loại vitamin, thiếu những chất này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vitamin có ở hầu hết các loại thực phẩm và đặc biệt ở các loại rau, củ, quả có nhiều màu sắc. Vì thế, việc bổ sung rau xanh và các loại hoa quả là việc rất cần thiết.

  • Chất béo:

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, trong chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn vận động nên có các chất béo tốt từ thực vật với một liều lượng nhất định. Những chất béo từ thực vật có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu, phòng tránh bệnh xơ vữa động mạnh.

hinh-anh-dinh-duong-cho-nguoi-bi-roi-loan-van-dong-3

Các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết

Lưu ý về dạng thức ăn và lượng calo nạp vào cơ thể

Sau các thương tổn não bộ, hệ tiêu hóa của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khả năng nhai, nuốt, tiêu hóa thức ăn cũng rất kém. Do đó, thức ăn cho người bị rối loạn vận động cần được nấu chín kỹ, tốt nhất nên được chế biến ở dạng mềm hoặc lỏng để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thu các chất dinh dưỡng hơn.

Bên cạnh đó, trong chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn vận động cũng cần lưu ý về lượng calo hay lượng thức ăn nạp vào cơ thể mỗi ngày. Người bệnh thường không vận động nhiều, vì thế lượng thức ăn nạp vào cũng cần được cắt giảm phù hợp để tránh gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.

Theo các chuyên gia, mỗi ngày người bị rối loạn vận động chỉ nên ăn một lượng tương ứng với 30-35 kcal/kg trọng lượng cơ thể. Đồng thời, không nên để người bệnh ăn quá no, nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.

Bệnh nhân rối loạn vận động nên tránh ăn gì?

Muối và tinh bột là những thứ nên hạn chế trong chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn vận động. Sử dụng quá nhiều muối có thể gây áp lực lên thận, làm tăng huyết áp dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ. Tinh bột cũng cần được hạn chế bởi ăn quá nhiều tinh bột làm dư thừa năng lượng và béo phì.

Bên cạnh đó, cũng như những người bình thường, bệnh nhân gặp phải các vấn đề về vận động cần tránh những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên rán, đồ ăn đóng hộp,...

Chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn vận động

Dựa trên những nguyên tắc nêu trên, có thể đưa ra chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn vận động như sau:

Về các loại thực phẩm

/hinh-anh-phong-tranh-roi-loan-van-dong-4

Các loại thực phẩm cho người bị rối loạn vận động

  • Các loại thịt nạc, cá:

Thịt nạc và cá chứa nhiều chất đạm, cung cấp đầy đủ năng lượng cho người bệnh đồng thời chứa ít cholesterol, vì thế đây là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn vận động.

  • Hoa quả:

Các loại hoa quả giàu vitamin và chất xơ là loại thực phẩm rất tốt đối với bệnh nhân rối loạn vận động. Nên cắt nhỏ trái cây để người bệnh dễ ăn hoặc tốt nhất có thể xay sinh tố hoặc ép lấy nước. Dâu tây, quýt, việt quất giàu chất xơ giúp phòng tránh lão hóa, táo làm giảm lượng mỡ trong máu, quả mâm xôi giúp hạn chế các gốc tự do và chống oxy hóa.

  • Rau xanh:

Các chất xơ trong rau củ giúp thúc đẩy hoạt động của các tế bào và hỗ trợ phục hồi các chức năng bị suy giảm. Vì thế đây là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn vận động.

Về đồ uống

Đối với những người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống. Một giải pháp giúp cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho người bị rối loạn vận động đó là sử dụng các loại đồ uống như sữa hay trà thảo mộc.

Các loại sữa như sữa bò hữu cơ, sữa hạt hay sữa chua tự nhiên chứa nhiều đạm, vitamin và các chất dinh dưỡng rất tốt cho người bị rối loạn vận động. Các thành phần trong sữa không chỉ cung cấp năng lượng mà còn làm giảm cholesterol, phòng tránh tai biến, cao huyết áp và bổ sung canxi.

Các loại trà thảo mộc làm trực tiếp từ các loại thực vật từ thiên nhiên thanh lọc cơ thể, giải độc và hỗ trợ bồi bổ các cơ quan, phục hồi chức năng cho cơ thể.

hinh-anh-dinh-duong-cho-nguoi-bi-roi-loan-van-dong-5

Trà thảo mộc, sữa bổ sung dinh dưỡng cho người bị rối loạn vận động

Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã có thể có được một chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn vận động hợp lý, hỗ trợ phục hồi chức năng cho người bệnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về các di chứng não, bạn có thể truy cập dichungnao.info hoặc liên hệ 0968. 570. 188 để được tư vấn trực tiếp.