Khi chăm sóc người bị rối loạn nhận thức do di chứng não thì giờ giấc sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhận thức đóng vai trò rất quan trọng.

dinh-duong-cho-nguoi-bi-roi-loan-nhan-thuc-1

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhận thức

Những người mắc phải các bệnh lý hay tổn thương ảnh hưởng đến vùng não đảm nhiệm chức năng nhận thức thường gặp phải di chứng rối loạn nhận thức sau đó. Trong quá trình điều trị phục hồi cho người bệnh, các yêu cầu về dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhận thức là yếu tố mà gia đình cần đặc biệt quan tâm để có thể chăm sóc tốt nhất cho người bệnh.

Bệnh nhân rối loạn nhận thức sau di chứng não gặp phải nhiều khó khăn trong tư duy và nhận thức, các dấu hiệu điển hình là: trí nhớ giảm sút, mất khả năng kiểm soát không gian, thời gian, gặp khó khăn trong hành vi, ngôn ngữ, xuất hiện chứng hoang tưởng và mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân.

Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi thì chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Vì sao phải quan tâm dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhận thức?

Khi bị rối loạn nhận thức, cơ thể của người bệnh vô cùng yếu ớt, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhận thức trước hết giúp cải thiện tình hình thể chất cho họ.

Hơn nữa, rối loạn nhận thức là do những tổn thương não bộ để lại. Bởi vậy, việc nuôi dưỡng lại các tế bào não bộ chính là yếu tố then chốt giúp người bệnh lấy lại được các chức năng và hồi phục khả năng nhận thức sau di chứng não.

Bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng cho não bộ sẽ giúp các tế bào thần kinh được tái tạo, khỏe mạnh hơn và dần phục hồi.

dinh-duong-cho-nguoi-bi-roi-loan-nhan-thuc-2

Vì sao cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhận thức?

Nhìn chung, việc quan tâm đến dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhận thức là việc quan trọng, không thể xem nhẹ và nên được quan tâm kết hợp song song với các hình thức trị liệu, tập luyện khác. Dinh dưỡng giúp mang lại thể chất tốt hơn, nuôi dưỡng các tế bào não của người bệnh.

Và tất nhiên, cung cấp dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhận thức phải tuân theo các nguyên tắc, đảm bảo đầy đủ mà vẫn hợp lý, phù hợp với thể trạng người bệnh. Cùng tìm hiểu các lưu ý khi đưa ra chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhận thức ngay sau đây.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhận thức

Mỗi người bệnh lại có một thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng cụ thể khác nhau, vì thế, việc bổ sung dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhận thức cần được lưu ý sao cho phù hợp với nhu cầu của từng người.

Người thân và gia đình trong quá trình chăm sóc người bệnh thì nên quan tâm đến các yếu tố về dinh dưỡng như: dạng đồ ăn, các nhóm chất cần bổ sung, các nhóm chất nên tránh, số lượng thực phẩm nạp vào,...

Lưu ý về dạng đồ ăn cho người bị rối loạn nhận thức

Trong vấn đề dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhận thức thì việc trước hết người thân và gia đình cần lưu ý đó là khi chế biến đồ ăn cần đun nấu chín kỹ, thức ăn cần mềm và dễ ăn.

dinh-duong-cho-nguoi-bi-roi-loan-nhan-thuc-3

Đồ ăn cần ở dạng mềm, lỏng

Những người bị rối loạn nhận thức thường đi kèm với những suy giảm chức năng khác có thể trạng rất yếu, việc ăn uống và tiêu hóa của người bệnh cũng rất khó khăn. Chính vì thế mà đồ ăn của người bị rối loạn nhận thức nên ở dạng mềm hoặc lỏng như cháo, súp để dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng.

Hệ tiêu hóa của người bệnh khá kém, vì thế cần tuyệt đối tránh những thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín kỹ. Đồng thời, thức ăn ở dạng mềm, lỏng sẽ giúp người bệnh dễ ăn hơn.

Lượng thức ăn nạp vào cơ thể hợp lý

Bệnh nhân bị rối loạn nhận thức thường không duy trì các hoạt động thể chất như người thường, vì vậy lượng thức ăn (calo) nạp vào cơ thể mỗi ngày cần cắt giảm phù hợp để tránh gây áp lực đến hệ tiêu hóa hoặc gây ra tình trạng tăng cân, béo phì.

Theo các nhà khoa học, đối với chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn nhận thức, mỗi ngày, người bệnh chỉ cần nạp từ 25-35 calo/kg cân nặng là hợp lý.

Người thân và gia đình trong quá trình chăm sóc người bị rối loạn nhận thức cần kiểm soát kỹ lượng calo, lượng nước uống nạp vào cơ thể người bệnh để giữ thể trạng và giúp người bệnh phục hồi tốt nhất.

Về thức uống, người bị rối loạn nhận thức chỉ nên uống lượng nước tương ứng với lượng nước tiểu họ thải ra mỗi ngày, tránh uống quá nhiều gây áp lực đến khả năng làm việc của thận, thậm chí có thể gây tích nước.

dinh-duong-cho-nguoi-bi-roi-loan-nhan-thuc-4

Nạp năng lượng vừa đủ

Các nhóm chất dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhận thức

Trong chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhận thức, các nhóm chất nên được bổ sung đầy đủ và quan trọng nhất là phải hợp lý từ các chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết. Cụ thể như sau:

Chất đạm: nên bổ sung đầy đủ chất đạm trong dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhận thức để cơ thể được nuôi dưỡng, nâng cao thể trạng. Một số loại thực phẩm chứa đạm cần được bổ sung như: thịt nạc, cá, trứng, sữa,...

Chất béo: chất béo cũng là chất dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhận thức cần thiết nhưng cần lưu ý về dạng chất béo và lượng nạp vào cần phải hợp lý. Các nhà khoa học khuyên rằng nên sử dụng chất béo từ thực vật để tránh tình trạng xơ vữa động mạch, đồng thời giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể.

Chất xơ: đây là nhóm chất dinh dưỡng nhất thiết phải bổ sung trong bữa ăn hàng ngày của người bị rối loạn nhận thức. Các chất xơ giúp người bệnh dễ tiêu hóa hơn, đồng thời thúc đẩy cơ thể phục hồi chức năng.

Vitamin và các khoáng chất: trong chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhận thức chắc chắn không thể thiếu các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe, thể lực cho người bệnh.

dinh-duong-cho-nguoi-bi-roi-loan-nhan-thuc-5

Cung cấp đầy đủ các nhóm chất

Hoa quả, rau củ là nguồn cung cấp vitamin vô cùng dồi dào, đừng quên thêm các loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày của người bệnh.

Các chất dinh dưỡng bổ não: đặc biệt, để nuôi dưỡng và giúp các tế bào não phục hồi, các chất dinh dưỡng cho người rối loạn nhận thức giúp bổ não là nhóm chất nên được bổ sung đầy đủ.

Người bệnh nên ăn những thức ăn chế biến từ cá hồi, dầu oliu, rau cải xoăn, các loại rau mầm, quả táo, quả mâm xôi, các loại hạt,... Đây là những thực phẩm có nhiều chất tốt cho não bộ, giảm cholesterol, mỡ máu, hạn chế sự phát triển của các gốc tự do gây oxy hóa,...

Bên cạnh đó, có rất nhiều các thảo dược thiên nhiên mang lại lợi ích tuyệt vời cho não bộ, bệnh nhân nên sử dụng các sản phẩm bổ não với thành phần từ các loại thảo dược như: thạch tùng răng, đinh lăng, natto, thiên ma,...

Nên tránh các loại thực phẩm và các chất nào

Trong chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhận thức, không chỉ cần cung cấp đầy đủ các chất mà còn nên hạn chế, tránh nạp vào các chất không có lợi cho sự hồi phục, sức khỏe của người bệnh.

Cụ thể, trong trường hợp này, người bệnh nên hạn chế sử dụng tinh bột và cắt giảm tối đa lượng muối khi chế biến. Sử dụng quá nhiều tinh bột và muối gây ra các ảnh hưởng xấu đến cơ thể như hệ tiêu hóa, tim mạch, gây áp lực cho sự bài tiết của thận,...

dinh-duong-cho-nguoi-bi-roi-loan-nhan-thuc-6

Người bệnh nên hạn chế và cắt giảm tối đa lượng muối khi chế biến

Trên đây là những thông tin về chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn nhận thức mà những người chăm sóc người bệnh cần thiết. Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý kết hợp điều trị sẽ giúp người bệnh sớm hồi phục và quay trở lại cuộc sống bình thường.

Để tham khảo những thông tin hữu ích khác về các vấn đề liên quan đến não, di chứng não, truy cập dichungnao.info hoặc liên hệ hotline 0968. 570. 188 và nhận tư vấn trực tiếp.