Sau tai biến mạch máu não, người bệnh thường gặp phải các rối loạn hoặc suy giảm chức năng cơ thể đặc biệt là cơ mặt. Vậy phải phục hồi chức năng cơ mặt như thế nào?

hinh-anh-phuc-hoi-chuc-nang-co-mat-1

Phục hồi chức năng cơ mặt ở người đột quỵ não
 

Các vấn đề liên quan đến cơ mặt như rối loạn nuốt hay liệt dây thần kinh số 7 là di chứng rất thường gặp và gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Trong bài viết này, dichungnao.info sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin cần thiết về vấn đề trị liệu phục hồi chức năng cơ mặt sau tai biến.

Não là cơ quan trung tâm của hệ thần kinh trung ương, đóng vai trò vận hành các chức năng của con người. Khi não bị tổn thương, một số chức năng của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.

Khi vùng não chịu trách nhiệm vận hành các nhóm cơ mặt bị thương tổn, người bệnh sẽ mắc phải các vấn đề như liệt dây thần kinh ngoại biên và rối loạn nuốt.

Việc này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vấn đề ăn uống, tính thẩm mỹ mà còn có nguy cơ gây ra sặc, viêm phổi, thở khó khăn và thậm chí còn dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Chính vì thế, phục hồi chức năng cơ mặt sau tai biến là việc cần thiết, giúp người bệnh sớm quay trở lại cuộc sống bình thường và tránh xảy ra các biến chứng không mong muốn.

Phục hồi chức năng rối loạn nuốt

Trong quá trình phục hồi chức năng cơ mặt, việc luyện tập cải thiện chức năng rối loạn nuốt là vấn đề cần quan tâm trước tiên.

hinh-anh-phuc-hoi-chuc-nang-co-mat-2

Điều trị phục hồi chức năng rối loạn nuốt

Để có thể phục hồi chức năng rối loạn nuốt, tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, các bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị bù trừ, các bài tập hồi phục chức năng, trị liệu bằng các hình thức xâm nhập hoặc bằng thuốc.

Kỹ thuật bù trừ

Đây là một phương pháp với mục đích hỗ trợ ngay lập tức trong vấn đề bảo đảm an toàn cho người bệnh khi nuốt trong quá trình phục hồi chức năng cơ mặt nói chung và rối loạn nuốt nói riêng.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính cải thiện tức thời và không đem đến những hiệu quả lâu dài. Kỹ thuật bù trừ bao gồm các động tác chuẩn khi nuốt để đảm bảo an toàn cho người bệnh như:

  • Tư thế ngồi hoặc nửa ngồi kết hợp gập cằm ra trước khi thực hiện nuốt.
  • Động tác dồn thức ăn sang bên mặt không bị di chứng khi nhai nuốt bằng cách xoay mặt sang phía không bị liệt của cơ mặt.

Bên cạnh đó, phục hồi chức năng cơ mặt bằng kỹ thuật bù trừ còn có thể giúp người bệnh cải thiện cảm giác nóng, lạnh, cảm nhận vị giác hỗ trợ kích thích cảm giác khi nuốt.

Hình ảnh Phục hồi chức năng cơ mặt 4

Tập luyện phục hồi chức năng cơ mặt

Tập luyện phục hồi chức năng nuốt

Người bệnh thường được áp dụng tập luyện các bài tập giúp nâng cao sức mạnh của các cơ môi, lưỡi, hàm như bài tập vận động lưỡi, tập phát âm,...

Bên cạnh đó, các bài tập như gắng sức nuốt, nuốt kết hợp kích thích từ bên ngoài, tập đẩy hàm cũng mang lại hiệu quả tốt, giúp làm sạch khoang miệng của người bệnh.

Ngoài ra, đối với một số trường hợp bệnh cụ thể, các bác sĩ có thể sử dụng một số can thiệp xâm nhập hoặc dùng thuốc để hỗ trợ điều trị cũng như phục hồi chức năng cơ mặt.

Phục hồi chức năng liệt dây số 7 ngoại biên

Đối với di chứng liệt dây số 7 ngoại biên, cũng tùy thuộc vào giai đoạn tình trạng bệnh cụ thể, người bệnh được áp dụng các hình thức phục hồi chức năng cơ mặt phù hợp.

Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh cần tuân thủ các vận động nhẹ nhàng và giảm nói cười để tránh những kích thích mạnh gây tổn thương cơ mặt. Các bác sĩ thường sử dụng băng dính chữ Y để cố định vùng trán, môi của người bệnh với mục đích phòng tránh xệ cơ mặt.

Ngoài ra, người bị liệt dây số 7 cũng nên chú ý đeo kính râm để tránh bụi bặm rơi vào mắt gây tổn thương. Việc vệ sinh răng miệng cũng cần được quan tâm kỹ lưỡng trong giai đoạn này.

hinh-anh-phuc-hoi-chuc-nang-co-mat-3

Phục hồi chức năng dây số 7 ngoại biên

Tiếp đến giai đoạn phục hồi mãn tính, thông thường các liệu pháp vật lý trị liệu sẽ được áp dụng để phục hồi chức năng cơ mặt, cụ thể là chức năng dây số 7 ngoại biên.

Một số hình thức điều trị phục hồi được sử dụng như: điện xung, xoa bóp, điện phân, tác động nhiệt nóng,... Ngoài ra các nhóm cơ mặt của người bệnh cũng cần được luyện tập với các bài tập đơn giản như mím chặt môi, nhăn trán, phát âm các chữ B, P, A, U, I, A,...

Các di chứng sau tai biến ảnh hưởng đến cơ mặt gây ra nhiều khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng nhiều đến tâm lý người bệnh.

Vì vậy, người bệnh cần được phục hồi chức năng cơ mặt từ sớm để nâng cao khả năng bình phục, sớm quay trở lại cuộc sống bình thường.

Để tham khảo các thông tin khác về di chứng não cũng như cách điều trị, khắc phục, các bạn có thể truy cập dichungnao.info hoặc liên hệ hotline 0968.570.188 để được vấn trực tiếp.