Sau tổn thương não bộ, người bệnh dễ gặp các vấn đề về chức năng vận động gây ảnh hưởng cuộc sống, do đó tập luyện phục hồi chức năng khớp gối là điều rất quan trọng. 

Hình ảnh phục hồi chức năng khớp gối

Tổn thương não thường để lại nhiều di chứng cho người bệnh, Trong đó có những di chứng gây rối loạn chức năng vận động rất thường gặp như yếu các chi, liệt nửa người hay thậm chí liệt cả người. Bài viết này Dichungnao.vn sẽ gửi đến các bạn phương pháp để phục hồi chức năng khớp gối và các bộ phận bị ảnh hưởng hỗ trợ người bệnh trong quá trình lấy lại khả năng vận động.

Như chúng ta đều biết, não là bộ phận quan trọng, điều khiển mọi chức năng, hoạt động của cơ thể. Khi não bị tổn thương, cụ thể là ở vùng não điều khiển chức năng vận động, các nhóm cơ, khớp thì người bệnh xuất hiện tình trạng yếu tay, chân thậm chí bại liệt.

Điều này gây ra nhiều khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh và phải phụ thuộc nhiều vào sự giúp đỡ của người thân.

Tuy nhiên, đối với trường hợp sau tổn thương não người bệnh bị yếu khớp chân hoàn toàn có thể cải thiện được nếu được điều trị tập luyện phục hồi chức năng khớp gối đúng cách từ sớm.

Phục hồi chức năng khớp gối

hinh-anh-phuong-phap-phuc-hoi-chuc-nang-khop-goi-2
Phục hồi chức năng khớp gối

Thời gian đầu từ 3 đến 6 tháng khi bệnh khởi phát là thời điểm vàng để tập luyện phục hồi chức năng khớp gối bởi giai đoạn này người bệnh đạt hiệu quả phục hồi tốt nhất. Trước hết để cải thiện tình trạng khớp chân yếu thì người bệnh cần được tập luyện cho khớp gối để tránh tình trạng cứng, đơ khớp, gập duỗi chân khó khăn.

Thời gian đầu người bệnh có thể thực hiện tập luyện phục hồi chức năng khớp gối, cụ thể là khớp gối ở các cơ sở vật lý trị liệu uy tín, dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của các chuyên gia cùng với những dụng cụ hiện đại.

Sau khoảng thời gian này thì người bệnh hoàn toàn có thể tự luyện tập tại nhà với sự giúp đỡ của người thân và gia đình, đồng thời vẫn phải tuân thủ theo hướng dẫn của các chuyên gia.

hinh-anh-phuong-phap-phuc-hoi-chuc-nang-khop-goi-3
Tập luyện khớp gối phục hồi chức năng khớp gối hiệu quả

Các bài tập đơn giản mà người thân có thể cùng thực hiện với người bệnh tại nhà có thể kể đến như tập co, duỗi khớp gối, ép gập khớp gối vào lồng ngực, tập ngồi co và duỗi chân với ghế, di chuyển cố định, nâng duỗi thẳng chân,...

Các bài tập phục hồi chức năng khớp gối tuy đơn giản nhưng nếu được kiên trì luyện tập thường xuyên, người bệnh có thể sớm cải thiện tình trạng yếu, cứng khớp gối, từ đó hỗ trợ việc lấy lại khả năng vận động của đôi chân.

Ví dụ về bài tập gập, duỗi gối:

Hình ảnh phục hồi chức năng khớp gối 3 Hình ảnh phục hồi chức năng khớp gối 4

Phục hồi chức năng chi dưới

Kết hợp với việc tập luyện chức năng khớp gối, người bệnh cần tập luyện chi dưới để phục hồi chức năng khớp gối toàn diện. Các bài tập với chi dưới sẽ tập trung vào phần khớp cổ chân và cẳng chân.

Người bệnh có thể thực hiện tập luyện phục hồi chức năng chi dưới với đa dạng các bài tập ở tư thế nằm, ngồi hay đứng.

Bắt đầu từ việc xoay, gập, duỗi khớp cổ chân, dần dần người bệnh có thể tăng cường độ và độ khó của bài tập với các động tác như nâng cẳng chân, nhón gót chân, nhấc cao chân tại chỗ, động tác đạp xe đạp, bước đi bằng mũi và gót chân.

Tùy thuộc vào tình trạng tiến triển bệnh tình mà người bệnh có thể tập luyện các bài tập khó hơn như đi bộ nhanh, chạy bộ, tập aerobics,...

hinh-anh-phuong-phap-phuc-hoi-chuc-nang-khop-goi-6
Phục hồi chức năng chi dưới

Phục hồi chức năng thần kinh mác

Dây thần kinh Mác hay còn gọi là dây thần kinh hông khoeo là một trong 2 nhánh của dây thần kinh hông và chia các nhánh nhỏ đến khớp gối và điều khiển vận động co duỗi của bàn chân.

Đồng thời dây thần kinh mác truyền cảm giác ở gót chân, cổ chân và mặt ngoài cẳng chân đến não bộ. Dây thần kinh Mác bị tổn thương có thể dẫn đến tình trạng liệt nhóm cơ ở vị trí ngoài bàn chân, mất cảm giác ở các vị trí mặt ngoài cẳng chân, mu bàn chân.

Việc phục hồi chức năng khớp gối cũng cần quan tâm đến chức năng của dây thần kinh mác. Về nguyên tắc điều trị, các bác sĩ thường chỉ định giảm đau dây thần kinh khi tổn thương, kết hợp duy trì vận động của khớp đồng thời phòng tránh biến dạng và co rút khớp.

Nhìn chung có nhiều phương pháp trị liệu phục hồi chức năng dây thần kinh Mác, tùy thuộc vào tình trạng thương tổn cụ thể mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Một số phương pháp thường thấy có thể kể đến như: thủy trị liệu, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, nẹp cố định bàn chân hay vận động với các bài tập vật lý trị liệu.

hinh-anh-phuong-phap-phuc-hoi-chuc-nang-khop-goi-7
Hồi phục chức năng dây thần kinh Mác

Trên đây, bài viết đã cung cấp đến các bạn những thông tin, phương pháp điều trị phục hồi chức năng khớp gối, hỗ trợ trong quá trình trị liệu, tập luyện cho người bệnh.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các bệnh lý não bộ, các bạn có thể truy cập dichungnao.info hoặc liên hệ hotline 0968.570.188 để được các chuyên gia tư vấn.