Rối loạn ngôn ngữ là chướng ngại lớn khiến người bệnh khó khăn trong giao tiếp. Điều này gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin tổng quan về di chứng rối loạn ngôn ngữ, nguyên nhân và phương pháp phục hồi hiệu quả cho người bệnh.
Rối loạn ngôn ngữ là gì?
Rối loạn ngôn ngữ là một dạng di chứng não, do vùng não bộ đảm nhiệm chức năng ngôn ngữ bị suy yếu khi cơ thể mắc phải những bệnh lý hay có những tổn thương khó hồi phục tại não bộ, người bệnh sẽ gặp vấn đề khó khăn trong việc trao đổi thông tin, giao tiếp với mọi người xung quanh bằng lời nói. Người bệnh có thể nói khó, nói ngọng, khó trình bày mong muốn bản thân, không hiểu lời nói,…
Dấu hiệu của rối loạn ngôn ngữ
Rối loạn ngôn ngữ thường xảy ra ở 2 nhóm đối tượng chính đó là đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi và những bệnh nhân gặp phải bệnh lý hay tổn thương não bộ. Với mỗi nhóm lại có những dấu hiệu khác nhau, bao gồm:
Dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em
Ở lứa tuổi dưới 5 tuổi, có đến 10-15% trẻ em bị chẩn đoán rối loạn ngôn ngữ với những biểu hiện sau:
- Bé không hứng thú khi nói chuyện, không nhớ thông tin cuộc hội thoại đã xảy ra.
- Bé thường không nhớ tên của các đồ vật, gọi bằng "cái này", "cái kia" để thay thế.
- Nhầm những từ có liên quan đến nhau như "con chó" lại gọi thành "con mèo".
- Dùng các từ tối nghĩa, không hợp hoàn cảnh.
- Dùng sai thành ngữ, tục ngữ.
- Không thể tập trung nghe người khác nói nhất là khi có tiếng ồn như tiếng nhạc hoặc tivi.
Dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở người lớn
Đối với người trưởng thành bị rối loạn ngôn ngữ, họ có những biểu hiện có thể nhận biết một cách dễ dàng như:
- Nghiêm trọng hoá các câu nói bình thường nhưng lại lúng túng không biết nói như thế nào trong các cuộc trao đổi dù đã biết câu trả lời.
- Không nhớ được những từ ngữ chuyên ngành của mình, không theo kịp trong các cuộc họp.
- Lo lắng khi phải nói chuyện hay thuyết trình trước mặt mọi người
- Thậm chí khó khăn trong các cuộc tán gẫu nhỏ ở nơi làm việc.
- Gặp khó khăn trong việc làm theo các hướng dẫn phức tạp về ngôn ngữ.
>>> XEM THÊM: Rối loạn ngôn ngữ sau tai biến - Vấn đề nhỏ, rắc rối lớn.
Các dạng của rối loạn ngôn ngữ
Rối loạn ngôn ngữ do di chứng não là hiện tượng rối loạn ngôn ngữ ở các bệnh nhân gặp phải các bệnh lý và tổn thương não bộ. Biểu hiện của chúng phụ thuộc vào vị trí, mức độ tổn thương của não bộ, cụ thể:
Rối loạn vận ngôn
Biểu hiện của rối loạn vận ngôn là nói ngọng, rối loạn hơi thở, nói ngắt quãng, rối loạn phát âm ở thanh quản, biến đổi độ vang của âm,… Đây là hệ quả của tình trạng yếu, liệt các cơ quan liên quan đến chức năng nói như môi, lưỡi, thanh quản,…
Ở bệnh nhân bị rối loạn vận ngôn thông thường, họ có thể hoàn toàn hiểu lời nói và trình bày rõ ý kiến của mình. Vấn đề chủ yếu họ gặp phải là những “méo mó, sai lệch” trong ngữ âm khiến người nghe cảm thấy khó hiểu.
Trong trường hợp này, chỉ người thân hoặc những người đã tiếp xúc lâu dài mới có thể hiểu được ngôn ngữ của người bệnh.
Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận
Ta có thể nhận thấy các biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận một cách dễ dàng như sau:
- Không hiểu những câu nói dài.
- Không thể nắm bắt được nội dung xuyên suốt của cuộc nói chuyện.
- Khó khăn trong vấn đề đọc chữ viết.
- Không hiểu cuộc hội thoại nếu có nhiều người tham gia hoặc xen lẫn tiếng ồn.
- Mất hoàn toàn khả năng hiểu ngôn ngữ - cảm giác của người bệnh như đang nghe một dạng tiếng nước ngoài.
- Không theo dõi được cuộc nói chuyện.
Ngoài ra, người bị rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận còn gặp khó khăn trong việc đọc chữ, họ có thể mất hoàn toàn khả năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, việc diễn đạt suy nghĩ, mong muốn của người bệnh vẫn diễn ra bình thường, họ chỉ không hiểu và không tiếp nhận được thông tin từ người khác qua lời nói.
Rối loạn ngôn ngữ biểu cảm
Người bị rối loạn ngôn ngữ biểu cảm sẽ gặp khó khăn trong các vấn đề giao tiếp:
- Không tìm được từ để nói
- Mất nhiều thời gian suy nghĩ để nói câu đơn giản
- Không thể gọi tên người thân hoặc những sự vật quen thuộc,...
- Khó khăn khi trình bày nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của bản thân.
>>> XEM THÊM: Biểu hiện rối loạn nhận thức do di chứng não và những thông tin cần biết.
Vì sao di chứng não gây rối loạn ngôn ngữ?
Não có vai trò là trung tâm điều khiển hệ thần kinh trung ương chịu trách nhiệm chỉ huy mọi hoạt động của con người. Mỗi khu vực não bộ đảm nhận điều khiển một nhóm các chức năng của con người.
Khi vùng não điều khiển ngôn ngữ bị tổn thương sẽ kéo theo sự rối loạn chức năng ngôn ngữ, người bệnh sẽ nói khó, nói ngọng, giao tiếp kém.
Rối loạn ngôn ngữ là một dạng di chứng rất phổ biến mà phần lớn người bị bệnh lý-tổn thương não bộ phải hứng chịu. Dưới đây là một số bệnh lý, tổn thương não bộ phổ biến có khả năng để lại di chứng rối loạn ngôn ngữ:
Tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ não là bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên não bị ngưng trệ khiến cho một khu vực não bộ không được máu đến nuôi dưỡng khiến các tế bào thần kinh bị hoại tử.
Nếu khu vực bị ảnh hưởng đảm nhận chức năng ngôn ngữ thì nạn nhân sẽ bị rối loạn ngôn ngữ sau tai biến. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà các rối loạn ít hay nhiều.
Tổn thương não bộ
Có nhiều lý do dẫn đến các tổn thương não bộ. Trong số đó, phổ biến nhất là chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hành động bạo lực, va đập mạnh vùng đầu…
Não bị tổn thương do hộp sọ bị xuyên thủng, nứt vỡ hoặc sự va chạm mạnh khiến não quay tròn và xoắn vào trục của nó gây đứt các đường truyền thần kinh và để lại nhiều di chứng trong đó có di chứng rối loạn ngôn ngữ.
Người bị chấn thương sọ não có thể gặp nhiều thương tổn ở não như tụ máu não, vỡ nền sọ, lún sọ, chấn động não,... gây ra những biến chứng nặng nề và khó lường. Như đã biết, não bộ chịu trách nhiệm điều khiển các hoạt động sống của cơ thể, chấn thương sọ não gây ra các tổn thương ở một số vùng của não và các chức năng mà vùng não đó đảm nhiệm có thể bị ảnh hưởng. Rối loạn ngôn ngữ sau chấn thương sọ não là một di chứng của việc tổn thương vùng điều khiển ngôn ngữ. Người bệnh gặp các khó khăn trong việc giao tiếp, kết nối với mọi người xung quanh, khó hòa nhập với cộng đồng. Vì vậy cần nắm được những biểu hiện của bệnh để có thể sớm phát hiện, kiểm soát tình trạng bệnh và có hướng điều trị, phương pháp phục hồi chức năng thích hợp cho bệnh nhân. Các bệnh lý não bộ khác
Viêm não, viêm màng não, u não,… là những bệnh lý não bộ có thể để lại di chứng não gây rối loạn ngôn ngữ nếu không được cấp cứu và chăm sóc phục hồi đúng cách, kịp thời.
>>> XEM THÊM: Các phương pháp phòng tránh rối loạn ngôn ngữ hiệu quả.
Phương pháp kết hợp trong điều trị rối loạn ngôn ngữ
Cũng giống như các di chứng khác, hành trình tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ do di chứng não không hề dễ dàng cũng không phải ngày một, ngày hai mà có kết quả.
Nó là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên trì của gia đình và bản thân người bệnh kết hợp với phương pháp phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe hợp lý. Có như vậy, người bệnh mới có cơ hội phục hồi và cải thiện chức năng ngôn ngữ, giao tiếp dễ dàng hơn.
Mọi phương pháp hay tác động đơn thuần khi điều trị rối loạn ngôn ngữ đều khó mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm thời gian. Các chuyên gia cho biết, phương pháp phục hồi chức năng ngôn ngữ do di chứng não hiệu quả nhất hiện nay là phương pháp tác động kết hợp 5 yếu tố sau:
Tạo động lực
Tinh thần người bệnh bị rối loạn ngôn ngữ rất quan trọng trong việc phục hồi chức năng não bộ bị suy giảm. Những người bị di chứng não thường có tâm lý tiêu cực, thâm chí là trầm cảm do nhiều tác động.
Việc trao hi vọng, tạo động lực sẽ giúp người bệnh thực hiện tốt những chỉ định về sau. Tạo động lực cho người bệnh nên được tác động từ phía gia đình bệnh nhân kết hợp với các chuyên gia tâm lý.
Người nhà nên thường xuyên trò chuyện, động viên người bệnh, cho họ biết những tấm gương phục hồi di chứng não, cho họ gặp gỡ lại bạn bè - anh em cũ, tiếp xúc với môi trường bên ngoài,.... và đặc biệt không nên tạo cho người bệnh tâm lý mình là một đứa trẻ.
Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Trong vòng 6 tháng kể từ khi người rối loạn ngôn ngữ gặp phải các bệnh lý não bộ, tùy theo từng trường hợp bác sĩ thường có chỉ định điều trị nội khoa với các loại thuốc như: thuốc tăng tuần hoàn máu, kháng sinh đề phòng bội nhiễm, thuốc chống động kinh,...
Để quá trình phục hồi chức năng ngôn ngữ được hiệu quả, người bệnh bắt buộc phải tuân thủ phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ và tái khám đúng theo lịch hẹn.
Đừng quên điều trị rối loạn ngôn ngữ theo chỉ định của bác sĩ
Tập luyện phục hồi chức năng
Ngay sau khi phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường về ngôn ngữ ở người rối loạn ngôn ngữ, gia đình cần nhanh chóng có ý thức về vấn đề tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ.
Việc tập luyện phục hồi có hiệu quả nhất là trong vòng 6 tháng kể từ khi bệnh khởi phát. Người bệnh thường sẽ được hướng dẫn chơi các trò chơi giúp tăng khả năng ngôn ngữ. Quá trình tập luyện ngôn ngữ nên có sự kết hợp với tập luyện vận động để mang lại hiệu quả cao nhất.
Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân mà mỗi người sẽ có các quá trình điều trị khác nhau. Sau đây là một vài phương pháp tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ từ đơn giản đến nâng cao bạn có thể tham khảo:
- Để quá trình điều trị trở nên dễ dàng nhanh chóng, bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ nên bắt đầu với việc tập nói các từ ngữ đơn giản liên quan đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như ăn cơm, uống nước, đi ngủ, nghỉ ngơi. Vì những từ ngữ này rất gần gũi và phục vụ cho nhu cầu cá nhân của bệnh nhân.
- Việc tập nói tự nhiên cần được khuyến khích, bệnh nhân có thể tập đếm số, đọc thứ ngày tháng, đánh vần bảng chữ cái.
- Vận dụng những đồ vật xuất hiện xung quanh như quần áo, tủ kệ, chăn màn, cây cối,… để gọi tên.
- Để tăng mức độ khó của bài tập, bệnh nhân sẽ tập luyện tìm ra những cụm từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Trong quá trình này, người nhà có thể giúp đỡ bệnh nhân bằng cách đưa ra các từ ngữ đơn giản, sau đó để bệnh nhân suy nghĩ, và nói ra từ ngữ chính xác.
- Ở mức độ nâng cao hơn, hướng dẫn bệnh nhân tập mô tả con người, động vật. Một vài ví dụ cho bài tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ như: người thân có thể đưa ra câu hỏi: “Ai là người làm ruộng?” – “nông dân”, “Ai là người làm trong các nhà máy?” – “công nhân”, “Cái gì dùng để cắt tóc?” – “cái kéo”,…
- Một bài tập nâng cao khác như bệnh nhân có thể liệt kê đồ vật theo từng trường từ vựng khác nhau. Ví dụ: Liệt kê các tâm trạng của con người: vui vẻ, giận dữ, hạnh phúc, buồn rầu, sợ hãi, ...
- Bên cạnh các bài tập nói, thì bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ nên được tập đọc. Từ các từ ngắn và đơn giản, dễ phát âm, đến những câu văn đơn và ghép, người nhà nên giúp bệnh nhân tiếp cận dần; ví dụ: táo - cây táo - trên cây táo - có chú chim đậu trên cây táo,… Sau đó, bệnh nhân có thể chuyển sang đọc sách, báo.
- Mô tả hình ảnh cũng là một bài tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Người nhà có thể đưa ra một hình ảnh bất kỳ, sau đó yêu cầu bệnh nhân mô tả. Nên lấy những hình ảnh quen thuộc đối với bệnh nhân.
Tạo nền tảng sức khỏe
Ở một người bình thường, việc xây dựng nền tảng sức khỏe sẽ giúp ích rất nhiều trong phòng chống bệnh tật, còn đối với bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ việc này còn có thêm ý nghĩa giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ thể, cải thiện di chứng não. Một số nguyên tắc cơ bản để tạo nền tảng sức khỏe:
- Chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn ngôn ngữ cần tuân thủ một số yêu cầu nhất định để quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa, cụ thể:Bữa ăn cho người bệnh cần đảm bảo có đủ nhóm chất đạm, tinh bột, chất xơ, các vitamin,...
Thức ăn được chế biến ở dạng mềm hoặc lỏng, đầy đủ chất dinh dưỡng và ít chất bã. Bên cạnh đó, cần hạn chế cho người bệnh sử dụng muối trong bữa ăn. Cần bổ sung vào chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, hạn chế đồ chiên, rán, đồ ăn chứa quá nhiều đạm động vật,... và uống đủ lượng nước cần thiết.
- Nói không với chất kích thích, rượu, bia, thuốc, lá,...
- Duy trì chế độ sinh hoạt và tập luyện đều đặn. Giờ giấc Ăn - ngủ - nghỉ ngơi - tập luyện hợp lý.
>>> XEM THÊM: Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ và những thông tin cần biết.
Các bài tập giúp cải thiện rối loạn ngôn ngữ
Áp dụng các bài tập cải thiện rối loạn ngôn ngữ tại nhà là một trong những cách làm hiệu quả được rất nhiều người áp dụng. Bạn có thể áp dụng một số bài tập có tác dụng cải thiện rối loạn ngôn ngữ do di chứng não dưới đây:
- Gọi tên đồ vật: Cũng giống như việc tập nói cho trẻ, việc cải thiện ngôn ngữ cho bệnh nhân di chứng não cũng cần thực hiện một số bước như vậy. Giới thiệu một số hình ảnh của người thân, đồ vật (bàn, ghế, sách, vở, quạt,...) và hướng dẫn người bệnh tập gọi đúng tên. Lưu ý cần nâng cao dần kiến thức và ôn lại kiến thức cũ mỗi ngày.
- Tìm từ: tìm từ trái nghĩa, tìm từ đồng nghĩa, tìm đồng âm khác nghĩa. Những bài học này sẽ giúp nâng cao vốn từ cho người bệnh. (ví dụ: nóng - lạnh, no - đói, ….)
- Mô tả tranh ảnh: In một số bức ảnh đơn giản có màu, hướng dẫn người bệnh mô ta những thành phần, sự kiện diễn ra trong ảnh (ví dụ: cô giáo đang dạy học, bác sĩ đang khám bệnh, người đàn ông đang lái xe ô tô,...)
- Liệt kê từ theo danh mục: Đưa ra chủ đề chính và hướng dẫn người rối loạn ngôn ngữ liệt kê từ theo chủ đề đó (chủ đề con vật, chủ đề cây cối, chủ đề gia đình,...)
- Đọc - hiểu: Hãy để người bệnh đọc hiểu một số bản tin, thông báo ngắn gọn và dễ hiểu, tăng dần độ khó.
- Nghe hát: Mở cho người bệnh nghe một số bài hát mà người bệnh yêu thích từ trước.
Một số bí kíp nhỏ để giúp nâng cao hiệu quả tập luyện
- Thay đổi không gian tập để giúp người bệnh có tâm lý thoải mái.
- Nói to, rõ ràng, chậm rãi để người bệnh cảm thấy dễ hiểu hơn.
- Không tập quá lâu, quá nhiều.
- Thường xuyên động viên tinh thần người bệnh trong quá trình tập luyện.
>>> XEM THÊM: Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn ngôn ngữ.
Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị rối loạn ngôn ngữ an toàn, hiệu quả
Vì nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn ngôn ngữ chính là sự tổn thương của các tế bào thần kinh não bộ. Nên chúng ta không thể quên xử lý vấn đề này từ gốc rễ bằng cách tác động chăm sóc trực tiếp đến các tế bào thần kinh não.
Tuy nhiên bằng cách nào mới có thể có sự tác động trực tiếp lên tế bào não bộ?
Cơ chế hiệu quả nhất hiện nay là tác động đến các tế bào thần kinh bằng cách tăng cường năng lượng tế bào, tăng nuôi dưỡng tế bào, thúc đẩy hình thành kết nối dẫn truyền thần kinh mới.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học tin cậy gần đây, có một số loại thảo dược trong thiên nhiên rất tốt cho tế bào thần kinh não như: thiên ma, thạch tùng răng, đinh lăng, natto,... Các loại thảo dược này nếu được kết hợp với nhau qua công thức hợp lý cùng một số vi chất thiết yếu trong y học hiện đại sẽ trở thành một sản phẩm bổ não mang lại hiệu quả đặc biệt tốt trong phục hồi những chức năng não bộ bị suy giảm nói chung và chức năng ngôn ngữ nói riêng. Việc kết hợp uống bổ sung dưỡng chất tốt cho não bộ từ bên trong cùng với tập các bài tập phục hồi chức năng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi, cải thiện nhanh chóng các rối loạn về ngôn ngữ.
Kinh Vương Não Bộ với thành phần chính là thạch tùng răng, đinh lăng, thiên ma,... giúp chăm sóc cho sức khỏe não bộ từ bên trong bởi 4 tác động đồng thời:
- Bảo vệ tế bào thần kinh não bộ khỏi những tác động từ các yếu tố gây hại như gốc tự do, mảng bám…
- Tăng cường năng lượng tế bào, giúp não bộ xây dựng hệ thống tế bào thần kinh khỏe mạnh
- Tạo kết nối thần kinh mới, phục hồi chức năng dẫn truyền, tăng khả năng dẫn truyền của não bộ.
- Tăng cường nuôi dưỡng tế bào, tế bào thần kinh được nuôi dưỡng kịp thời, thúc đẩy cho sự phục hồi chức năng não bộ.
Cụ thể, tác dụng của những thành phần trong sản phẩm như sau:
- Cao Natto: Có nguồn gốc từ đậu tương lên men, được sử dụng rất lâu đời như một món ăn truyền thống của người Nhật Bản. Cao natto giúp tăng cường lưu lượng máu lên não giúp tăng nuôi dưỡng tế bào não, ổn định huyết áp. Ngày nay thành phần Nattokinase trong cao Natto đang trở nên rất phổ biến bởi “enzyme vàng” này có hiệu lực phá tan cục máu đông – nguyên nhân chính gây tắc mạch trong các ca đột quỵ, sau chấn thương sọ não hay phẫu thuật não.
- Đinh lăng: Bồi bổ khí huyết, tăng cường tuần hoàn trong cơ thể, hoạt hóa nhẹ vỏ não, cải thiện chức năng tiếp nhận thông tin của hệ thần kinh.
- L - Carnitine là một loại vitamin giúp tăng cường tuần hoàn não, lưu thông máu trong cơ thể.
- Thạch tùng răng: Thành phần được chú ý trong loại thảo dược này là Huperzine A. có tác dụng tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, cải thiện khả năng ghi nhớ và nhận thức, đặc biệt giúp hình thành sự mềm dẻo của khớp thần kinh hay chính là khả năng của bộ não tạo ra kết nối mới giữa các tế bào não bị tổn thương với tế bào lành.
- Thiên ma: Gastrodin glucoside phenolic là thành phần chính được chiết xuất từ thân rễ của Thiên Ma. Thảo dược có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh nhờ làm chậm sự suy thoái do quá trình lão hóa, loại bỏ các gốc tự do có hại và ngăn ngừa nhiễm độc thần kinh.
- Boron là nguyên tố vi lượng mà cơ thể không tự tổng hợp được. Mặc dù nhu cầu cơ thể cần 1 lượng rất nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng giúp cải thiện chức năng não bộ, tăng khả năng phối hợp tinh giữa các giác quan như mắt và tai.
- Sulbutiamine tham gia điều hòa dẫn truyền xung động thần kinh, kích thích hoạt động của não bộ, hỗ trợ bảo vệ tế bào não.
- L - Carnitine là chất dinh dưỡng tự nhiên đóng vai trò thiết yếu trong chuyển hóa năng lượng cơ thể, giúp tăng cường năng lượng tế bào, cải thiện chức năng não bộ.
- Sulbutiamine là một dẫn xuất tổng hợp của thiamine (vitamin B1) giúp tăng cường dinh dưỡng cho não bộ, kích thích hoạt động của não bộ, hỗ trợ bảo vệ tế bào não.
Như vậy, mỗi thành phần trong KVNB có những chức năng riêng trong việc hỗ trợ hoạt động tế bào não. Khi các thành phần này kết hợp với nhau trong cùng một công thức, nó sẽ mang lại hiệu quả cộng hưởng trong quá trình điều trị phục hồi chức năng, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị và giúp người bệnh trở về cuộc sống tự chủ, sinh hoạt không phụ thuộc.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về vấn đề rối loạn ngôn ngữ do di chứng não. Hi vọng rằng bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quát về chứng rối loạn ngôn ngữ: định nghĩa, biểu hiện, nguyên nhân và giải pháp.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về các bệnh lý não bộ , phương pháp phục hồi chức năng não bộ, sản phẩm Kinh Vương Não Bộ quý vị độc giả có thể truy cập Website: https://dichungnao.info/ hoặc gọi đến tổng đài hotline (ZALO/VIBER) 0902 207 739 để nhận được sự hỗ trợ từ chuyên gia Não Bộ!
THÔNG TIN HỮU ÍCH
2 bệnh lý gây ra tình trạng rối loạn ngôn ngữ: https://www.youtube.com/watch?v=E3VQQ1pRXdA
Chia sẻ của khách hàng sau khi dùng sản phẩm
Chị Hồng Nhung chia sẻ tình trạng của ông sau khi dùng KVNB
Chia sẻ của chị Nhung
Chị Thảo Vân chia sẻ sau khi dùng Kinh Vương Não Bộ, bác của chị đã cải thiện tốt
Chia sẻ của chị Thảo Vân
Danh hiệu của nhà nước trao tặng ghi nhận thành tựu y học trong hỗ trợ phục hồi chức năng
Kinh Vương Não Bộ vinh dự nhận các danh hiệu của nhà nước trao tặng
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chị hay người nhà có biểu hiện như thế nào muốn dùng sản phẩm ạ? Kinh Vương Não Bộ uống ngày 6 viên chia 2 lần, bên em hỗ trợ miễn phí khi chị mua 1 tháng 6 hộp nhé!
Để được tư vấn trực tiếp, chị có thể liên hệ số điện thoại MIỄN CƯỚC 18006105 hoặc cũng có thể kết bạn zalo số 0902207739 để được cập nhật những thông tin hữu ích nhất. Chúc chị cùng gia đình sức khỏe!
Anh nhà chị có biểu hiện gì mà dùng sản phẩm ạ. Kinh Vương Não Bộ hoàn toàn từ thảo dược lành tính nên anh bị tăng men gan tăng cũng có thể dùng chị nhé!
Để được tư vấn trực tiếp, chị có thể liên hệ số điện thoại MIỄN CƯỚC 18006105 hoặc cũng có thể kết bạn zalo số 0902207739 để được cập nhật những thông tin hữu ích nhất. Chúc chị cùng gia đình sức khỏe!
Hiện tại ông chị đã dùng phương pháp gì chưa ạ? Với triệu chứng này ông chị dùng Kim Vương Não Bộ với các thành phần hoàn toàn từ thảo dược như thiên ma, đinh lăng, cao natto, thạch tùng răng...vừa giúp chống thoái hóa, tổn thương tế bào thần kinh não bộ, giúp tăng cường kết nối giữa các tế bào thần kinh, đồng thời còn giúp tăng cường lưu thông mạch máu nuôi dưỡng não bộ, từ đó giúp phục hồi chức năng não bộ hiệu quả chị nhé!
Để được tư vấn trực tiếp, chị có thể liên hệ số điện thoại MIỄN CƯỚC 18006105 hoặc cũng có thể kết bạn zalo số 0902207739 để được cập nhật những thông tin hữu ích nhất. Chúc chị cùng gia đình sức khỏe!
Chị hay người nhà có triệu chứng như thế nào muốn dùng sản phẩm ạ? Bên em sẽ liên hệ sớm nhất để giao hàng cho chị nhé! Để được tư vấn trực tiếp, chị có thể liên hệ số điện thoại MIỄN CƯỚC 18006105 hoặc cũng có thể kết bạn zalo số 0902207739 để được cập nhật những thông tin hữu ích nhất. Chúc chị cùng gia đình sức khỏe!
– Cải thiện chức năng vận động : giảm tê bì chân tay , phối hợp hoạt động được dễ dàng , chính xác. Tình trạng của bác nên dùng liệu trình 3-6 tháng anh nhé. Cần tư vấn và đặt mua anh gọi về 18006105 miễn cước, 0902207739 kết bạn zalo để được tư vấn.
Khi nc em rất khó tìm dc từ để nói, cug như em muốn trình bài câu nói nào đó nhưg lại hok nghĩ ra đc từ để nói rất khó nói em tiếp thu bắt dc câu chuyên rất chậm, có khi nc e lại dùng sai từ, và những từ đồng nghĩa, có khi em nghĩ nhìu thì lại đau đầu nữa,
– Cải thiện chức năng vận động : giảm tê bì chân tay , phối hợp hoạt động được dễ dàng , chính xác
– Cải thiện chức năng ngôn ngữ: giúp việc phát âm , diễn đạt được rõ ràng , trôi chảy
Với trường hợp của bác bạn nên sử dụng theo liều lượng là 4 viên / ngày / 2 lần trong vòng từ 3-6 tháng hoặc lâu hơn cho tới khi tình trạng bệnh lý đượcổn định .
Nếu cần hỗ trợ hoặc tư vấn thêm thông tin , bạn có thể để lại số điện thoại để chúng tôi liên hệ hoặc gọi trực tiếp tới số 0968570188 các chuyên gia sẽ đưa ra các phương pháp phù hợp nhất bạn nhé . Chúc bác và gia đình nhiều sức khỏe. Thân ái
https://dichungnao.vn/roi-loan-ngon-ngu
Nếu cần tư vấn thêm thông tin , bạn có thể để lại số điên thoại hoặc gọi trực tiếp tới số 0968570188 để các chuyên gia hỗ trợ các phương pháp điều trị thích hợp nhất nhé . Thân ái !
Kinh Vương Não bộ là sản phẩm rất lành tính và đã được ngiên cứu không có tác dụng phụ nên bạn có thể yên tâm cho bé dùng. Các bé từ 3 tuổi trở lên đã có thể sử sụng sản phẩm rồi bạn nhé. Tuy nhiên , do bạn chưa chia sẻ kĩ về tình trạng của con , nên chúng tối không thể đưa ra lời khuyên phù hơp. Vì vậy để việc tư vấn được chính xác và chi tiết hơn , bạn để lại số điện thoại để chúng tôi liên hệ hoặc gọi trực tiếp tới số 0968570188 các chuyên gia sẽ đưa ra các phương pháp phù hợp nhất bạn nhé .Thân ái