Rối loạn xúc giác khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, mất đi một phương tiện để cảm nhận và kết nối với môi trường xung quanh.
Rối loạn xúc giác là một di chứng não gây ra bởi các bệnh lý và tổn thương ở não bộ. Tuy nhiên bệnh có thể được cải thiện những triệu chứng khó chịu này nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách. Cùng tìm hiểu rõ hơn về những biểu hiện, nguyên nhân và những biện pháp khắc phục, cải thiện tình trạng bệnh trong bài viết dưới đây.
Rối loạn xúc giác là gì?
Trước hết, xúc giác là một trong 5 giác quan của con người, là phương tiện để con người kết nối với môi trường bên ngoài. Xúc giác giúp con người cảm nhận các kích thích qua da, bằng cách sờ, nắm, chạm.
Người khỏe mạnh với xúc giác hoạt động bình thường có khả năng cảm nhận cấu tạo bề mặt của sự vật, độ cong, phẳng, trọng lượng và độ nóng - lạnh,... Não là bộ phận trung tâm hệ thần kinh trung ương điều khiển những chức năng này.
Rối loạn xúc giác là một dạng biểu hiện của rối loạn cảm giác, người bệnh có thể bị suy giảm những chức năng của giác quan này thậm chí hoàn toàn mất đi.
Khi não bị tổn thương, người bệnh có thể có các triệu chứng như: rối loạn khứu giác, thính giác, vị giác,...Tình trạng rối loạn xúc giác là một di chứng của não gây ra bởi các bệnh lý và tổn thương ở bán cầu não phải, thùy chẩm.
Mất đi khả năng của xúc giác khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, gây trầm trọng hơn đối với những rối loạn chức năng khác và thậm chí có thể gây bị thương khi người bệnh không cảm nhận được các bề mặt nguy hiểm, các mức độ nóng - lạnh.
Vì vậy cần có các biện pháp điều trị thích hợp cho người bệnh, lấy lại cảm giác, đưa họ trở về cuộc sống bình thường.
Biểu hiện của rối loạn xúc giác
Người bị rối loạn xúc giác thường gặp những cảm giác khó chịu như sự tê bì chân tay thậm chí mất hoàn toàn cảm giác trên tay. Một số biểu hiện cụ thể của rối loạn xúc giác có thể kể đến như:
- Cảm giác châm chích, ngứa râm ran bắt đầu từ đầu ngón tay, ngón chân
- Cảm giác tê bì lan ra khắp cánh tay và chân, đôi khi có cảm giác buốt, gây hạn chế trong vận động
- Cảm giác lạnh, nóng rát trên bề mặt da
- Trong trường hợp nặng của bệnh, người bệnh mất hoàn toàn những cảm giác trên tay, chân
Đây là những biểu hiện thường gặp ở người rối loạn xúc giác, nếu gặp bất cứ biểu hiện nào hãy đến ngay các cơ sở chuyên khoa thần kinh để được xác định cụ thể tình trạng bệnh từ đó có thể can thiệp kịp thời.
Nguyên nhân gây rối loạn xúc giác
Nguyên nhân cốt lõi của rối loạn xúc giác cũng như rối loạn cảm giác đó là những tổn thương của tế bào não bộ ở bán cầu não phải và thùy chẩm.
Những tổn thương đó thường xuất phát từ tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, suy thoái tế bào thần kinh não hay một số bệnh lý khác liên quan đến não.
Tai biến mạch máu não khiến máu đột ngột dừng lên não, các tế bào não không được nuôi dưỡng, thiếu oxy dẫn đến hoại tử. Nếu đó là vùng não điều khiển cảm giác, nguy cơ cao người bệnh sau tai biến bị rối loạn xúc giác.
Chấn thương sọ não là các va đập mạnh ở vùng đầu khiến hộp sọ bị xuyên thủng, nứt vỡ gây tổn thương não, hoặc quá trình va đập khiến não bị xoắn tròn theo trục gây đứt các liên kết thần kinh. Do đó sau chấn thương sọ não người bệnh thường mắc phải di chứng rối loạn xúc giác.
Theo thời gian, các tế bào thần kinh não bộ và các tế bào khác trên cơ thể bị suy thoái, đây là một nguyên nhân gây rối loạn xúc giác thường gặp ở người già. Ngoài ra một số bệnh lý như viêm não, viêm màng não, u não cũng có khả năng gây ra di chứng rối loạn xúc giác.
Cải thiện chứng rối loạn xúc giác
Rối loạn xúc giác có thể được cải thiện nếu người bệnh kết hợp điều trị sớm và đúng cách. Trước hết người bệnh cần được đến các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa thần kinh uy tín để được khám và áp dụng các phương pháp trị liệu thích hợp theo phác đồ của bác sĩ.
Người bị rối loạn cảm giác nên đi khám định kỳ đúng hạn để theo dõi sát sao tình trạng bệnh và các bệnh lý kèm theo. Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số bài tập phục hồi chức năng tại nhà để lấy lại cảm giác như:
- Bài tập trị liệu cảm ứng: người thân, gia đình hướng dẫn người bệnh sờ, cảm nhận nhiều đồ vật với hình dạng, chất liệu khác nhau và gọi tên đồ vật. Lưu ý không để bệnh nhân nhìn thấy đồ vật đó.
- Bài tập phân biệt: trộn lẫn những quả bóng nhựa và bóng vải, hỗ trợ bệnh nhân phân loại, nhận biết 2 loại bóng đó.
- Bài tập nhận biết nóng - lạnh: đắp 2 chiếc khăn (một được ngâm nóng và một được ngâm lạnh ) lên tay người bị rối loạn xúc giác, giúp người bệnh nhận biết được cảm giác nóng - lạnh.
Bên cạnh đó bệnh nhân có thể kết hợp với các bài tập thể dục để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ phục hồi cảm giác. Nên duy trì tập luyện ít nhất 20 đến 30 phút để có kết quả tốt nhất.
Một trong những biện pháp khá phổ biến được nhiều người lựa chọn để cải thiện tình trạng rối loạn xúc giác là châm cứu. Châm cứu là phương pháp sử dụng các cây kim dài tác động vào tĩnh mạch và các huyệt vị của người bệnh.
Theo y học cổ truyền, việc này làm đả thông kinh mạch, kích thích hoạt động của não và giúp hình thành các liên kết thần kinh bị gián đoạn. Từ đó có thể làm giảm các cảm giác tê bì, ngứa châm chích ở tay, chân và giúp người bệnh lấy lại được cảm giác trên da.
Trên đây là những thông tin tổng quan về chứng rối loạn xúc giác. Hy vọng sau bài viết này người thân, gia đình người bệnh có được những thông tin hữu ích, hỗ trợ giúp họ tìm được một phương pháp phục hồi chức năng xúc giác, quay trở lại cuộc sống bình thường.
Hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0968. 570. 188 hoặc truy cập website dichungnao.info để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc về các bệnh lý khác liên quan đến não bộ.