Chấn thương sọ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới, với những hậu quả về kinh tế hết sức nặng nề. Không giống với những chấn thương thông thường, tổn thương ở não bộ gây ra nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến phần lớn chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, để phục hồi chức năng não bộ sau chấn thương là một bài toán lớn, cần có sự phối hợp của nhiều phương hướng điều trị khác nhau để giúp người bệnh tái hòa nhập lại cuộc sống nguyên vẹn như xưa.

Não bộ và “cuộc sống mong manh”

Não bộ là một mạng lưới với khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh phức tạp với sự liên kết rất tinh vi và chặt chẽ, do vậy mỗi tổn thương dù rất nhỏ cũng có thể gây ra sự rắc rối khó lường cho toàn bộ cơ thể.

Bộ não được bao bọc tự nhiên bởi hộp sọ, nhưng độ dày của xương sọ chỉ vào khoảng 0.6 cm. Chính vì vậy, hộp sọ vừa là cơ quan bảo vệ tốt nhất cho não bộ nhưng đây cũng là nơi tiềm ẩn những rủi ro to lớn trong những lần não bị chấn thương.

Bao quanh não là màng cứng - lớp mô có tính chất và kết cấu gần như cao su, giúp bảo vệ não khỏi sự di chuyển, “lắc lư” quá nhiều. Phía dưới lớp mô này là lớp màng nhện tựa như kẹo bông gòn.

Màng cứng, màng nhện và một lớp màng nữa - màng mềm – tất cả hình thành nên màng não mà chúng ta thường gọi, giữ cho não “nổi” bên trong hộp sọ.

Nếu các lớp này bị nhiễm trùng, rách hoặc dập có thể gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho não bộ.

>>> XEM THÊM: Thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ – Nguyên nhân và cách khắc phục

Chấn thương sọ não là gì?

Chấn thương sọ não thường xảy ra do một cú đánh hoặc sang chấn mạnh vào đầu hoặc cơ thể. Ngoài ra, một vật thể xuyên qua mô não, chẳng hạn như một viên đạn hoặc mảnh vỡ của hộp sọ, cũng có thể là nguyên nhân.

Chấn thương não nhẹ có thể ảnh hưởng tạm thời đến các tế bào não. Thế nhưng nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bầm tím, rách mô, chảy máu và các tổn thương vật lý khác cho não. Những tổn thương này có thể phá vỡ chức năng bình thường của não bộ, dẫn đến các di chứng não lâu dài hoặc tử vong.

Chấn thương sọ não là gì?

Chấn thương sọ não có thể ví như một cơn “địa chấn” có thể làm sụp đổ cuộc sống, tương lai của bất kỳ ai và bất kỳ gia đình nào, chẳng hạn như:

  • Làm cho cuộc sống gia đình trở nên khó khăn, kiệt quệ
  • Cản trở nghiêm trọng khả năng làm việc và lao động
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ và gây khó khăn cho việc kết nối với cộng đồng xung quanh.

Đối với những người bị chấn thương sọ não, 85% những biến chứng có thể được giải quyết. Tuy nhiên, 15% còn lại sẽ phải sống chung với những khó khăn và khuyết tật kéo dài.

Nếu bạn đang đối phó với những di chứng dai dẳng hoặc nếu bạn đang chăm sóc người thân đang gặp phải những khó khăn sau tai biến thì bài viết dưới đây có thể sẽ mang lại những thông tin cần thiết, những giải pháp hữu ích dành cho bạn.

>>> XEM THÊM: Người có trí nhớ kém làm sao để cải thiện? Đừng bỏ lỡ!

Triệu chứng của chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não có thể có tác động mạnh mẽ đến thể chất cũng như tinh thần của người bệnh. Một số dấu hiệu hoặc triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau chấn thương, song cũng có những dấu hiệu khác có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần sau đó.

Chấn thương sọ não nhẹ

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể gồm:

Triệu chứng thực thể

  • Mất ý thức trong vài giây đến vài phút.
  • Không mất ý thức, nhưng choáng váng, bối rối hoặc mất phương hướng.
  • Đau đầu.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Mệt mỏi, buồn ngủ.
  • Gặp vấn đề với lời nói.
  • Khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Chóng mặt, mất thăng bằng.

Triệu chứng cảm giác

  • Các vấn đề về cảm giác, chẳng hạn như mờ mắt, ù tai, mùi vị khó chịu trong miệng hoặc thay đổi khứu giác.
  • Nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh.
  • Vấn đề về trí nhớ hoặc tập trung.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Trầm cảm, lo âu.

Triệu chứng chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng

Bao gồm bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của chấn thương nhẹ. Các triệu chứng này có thể xuất hiện trong vài giờ đầu hoặc vài ngày sau chấn thương:

Triệu chứng thực thể

  • Mất ý thức từ vài phút đến vài giờ.
  • Nhức đầu dai dẳng hoặc trầm trọng thêm.
  • Buồn nôn hoặc nôn nhiều lần.
  • Co giật.
  • Giãn đồng tử.
  • Chảy dịch trong từ mũi hoặc tai.
  • Mất khả năng thức dậy sau khi ngủ.
  • Yếu hoặc tê ở ngón tay và ngón chân.
  • Mất phối hợp vận động.

Triệu chứng nhận thức hoặc tâm thần

  • Lú lẫn trầm trọng.
  • Kích động, hành hung hoặc các hành vi bất thường khác.
  • Nói lắp.
  • Hôn mê và các rối loạn ý thức khác.

Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị chấn thương não có thể không chia sẻ với người lớn rằng trẻ bị đau đầu hay thay đổi cảm giác. Tuy nhiên bạn cũng có thể quan sát những biểu hiện thường có ở một đứa trẻ bị chấn thương sọ não, chẳng hạn như:

  • Thay đổi thói quen ăn uống.
  • Dễ cáu kỉnh.
  • Khóc dai dẳng và không ngớt.
  • Giảm khả năng tập trung, chú ý.
  • Thay đổi giấc ngủ.
  • Động kinh.
  • Buồn bã, chán nản.
  • Buồn ngủ.
  • Mất hứng thú với những đồ chơi hoặc hoạt động yêu thích.

>>> XEM THÊM: Giải đáp thắc mắc: “Người mắc bệnh teo não nên ăn gì?”. TÌM HIỂU NGAY!

Nguyên nhân

Chấn thương sọ não thường được gây bởi một cú va đập, chấn thương vào đầu hoặc cơ thể. Mức độ hư hại có thể phụ thuộc vào bản chất của chấn thương và lực tác động. Các nguyên nhân phổ biến gây ra bao gồm:

Ngã

Ngã từ giường hoặc khi bước xuống cầu thang, ngã trong bồn tắm và các dạng té ngã khác là nguyên nhân phổ biến nhất của chấn thương sọ não nói chung, đặc biệt là ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ.

Tai nạn giao thông

Những vụ tai nạn do va chạm liên quan đến ô tô, xe máy, xe đạp và người đi bộ là một nguyên nhân phổ biến của chấn thương sọ não.

Nguyên nhân gây chấn thương sọ não

Bạo lực

Những vết thương do bắn súng, bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em và các vụ tấn công khác là những nguyên nhân phổ biến. Hội chứng trẻ bị lắc (Shaken Baby Syndrome) là chấn thương sọ não ở trẻ sơ sinh do lạm dụng việc rung lắc con trẻ, có thể dẫn đến xuất huyết và tổn thương não không hồi phục.

Các chấn thương trong thể thao

Chấn thương sọ não có thể đến từ một số môn thể thao, bao gồm bóng đá, đấm bốc, bóng chày, bóng ném, trượt ván, khúc côn cầu và các môn thể thao va chạm mạnh khác. Đây là những chấn thương đặc biệt phổ biến trong độ tuổi thanh niên.

Dư chấn trong vụ nổ và thương tích chiến tranh khác

Sóng nổ trong các vụ đánh bom là nguyên nhân thường gặp của chấn thương sọ não ở các tổ chức, đơn vị quân sự. Mặc dù chưa hiểu rõ được hoàn toàn nhưng nhiều nhà nghiên cứu vẫn tin rằng sóng áp lực từ vụ nổ khi đi qua não đã làm gián đoạn đáng kể chức năng của não bộ.

Bệnh cũng là kết quả của những vết thương sâu, những cú đánh mạnh vào đầu cùng với những mảnh đạn hoặc mảnh vỡ, và ngã hoặc va chạm với các vật thể bị bắn ra kèm theo vụ nổ.

>>> XEM THÊM: Rối loạn cảm giác da – Di chứng não nguy hiểm và cách phòng tránh

Ai là người có nguy cơ bị chấn thương sọ não?

Những người có nguy cơ chấn thương sọ não cao nhất bao gồm:

  • Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh cho đến 4 tuổi.
  • Thanh niên, đặc biệt là những người trong độ tuổi từ 15 đến 24.
  • Người lớn từ 60 tuổi trở lên.
  • Nam giới ở mọi lứa tuổi.

Biến chứng

Một số biến chứng có thể xảy ra ngay lập tức hoặc ngay sau khi chấn thương sọ não. Chấn thương càng nặng thì số lượng và mức độ biến chứng càng tăng.

Thay đổi ý thức

Chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng có thể dẫn đến những thay đổi kéo dài hoặc vĩnh viễn trong trạng thái ý thức, nhận thức hoặc đáp ứng của một người. Các trạng thái ý thức khác nhau bao gồm:

  • Hôn mê.
  • Trạng thái thực vật.
  • Trạng thái ý thức tối thiểu.
  • Chết não.

Biến chứng vật lý

Các biến chứng vật lý sau chấn thương sọ não có thể gồm:

  • Động kinh.
  • Chất lỏng tích tụ trong não (não úng thủy).
  • Nhiễm trùng màng não.
  • Tổn thương mạch máu.
  • Nhức đầu.
  • Chóng mặt.

Một hoặc một vài trong số các triệu chứng này có thể kéo dài trong vài tuần đến vài tháng sau khi bị chấn thương sọ não. Đây được gọi là các triệu chứng sau chấn động kéo dài. Khi sự kết hợp các triệu chứng này được gọi là hội chứng sau chấn động.

Chấn thương sọ não ở đáy hộp sọ có thể gây tổn thương thần kinh đối với các dây thần kinh xuất phát trực tiếp từ não (dây thần kinh sọ). Tổn thương thần kinh sọ có thể dẫn đến:

  • Liệt cơ mặt hoặc mất cảm giác ở mặt.
  • Mất hoặc thay đổi khứu giác.
  • Mất hoặc thay đổi vị giác.
  • Mất thị lực hoặc nhìn đôi.
  • Nuốt khó.
  • Chóng mặt.
  • Ù ai.
  • Mất thính lực.

Di chứng sau chấn thương sọ não

Vấn đề trí tuệ

Những người bị chấn thương não nghiêm trọng có thể sẽ phải trải qua những thay đổi trong kỹ năng tư duy (nhận thức) như khó tập trung, mất nhiều thời gian hơn để suy nghĩ, xử lý công việc. Chấn thương sọ não có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến kỹ năng, bao gồm:

Vấn đề nhận thức

  • Ký ức.
  • Học tập.
  • Lý luận.
  • Phán quyết.
  • Chú ý hoặc tập trung.

Vấn đề chức năng điều hành

  • Giải quyết vấn đề
  • Đa nhiệm
  • Tổ chức
  • Lập kế hoạch
  • Ra quyết định
  • Bắt đầu hoặc hoàn thành nhiệm vụ

Vấn đề giao tiếp

Các vấn đề về ngôn ngữ và giao tiếp là phổ biến sau chấn thương sọ não. Những vấn đề này có thể gây ra sự thất vọng, xung đột và hiểu lầm cho những người bị chấn thương sọ não, cũng như các thành viên gia đình, bạn bè và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc.

Các khó khăn trong giao tiếp có thể gồm:

Vấn đề về nhận thức

  • Khó khăn trong việc hiểu lời nói hoặc chữ viết
  • Khó nói hoặc viết
  • Không có khả năng sắp xếp những suy nghĩ và ý tưởng
  • Khó theo dõi và nắm bắt nội dung các cuộc nói chuyện

Vấn đề xã hội

  • Rắc rối trong lựa chọn chủ đề và trao đổi thông tin trong các cuộc hội thoại
  • Thay đổi về giọng điệu, cao độ hoặc bối rối trong thể hiện cảm xúc, quan điểm hoặc sự khác biệt tinh tế trong ý nghĩa
  • Khó hiểu tín hiệu phi ngôn ngữ
  • Khó đoán được sự ám chỉ của người đối diện
  • Gặp khó khăn khi bắt đầu hoặc kết thúc cuộc trò chuyện
  • Nói ngọng

Thay đổi hành vi

Những người đã trải qua chấn thương sọ não có những thay đổi trong hành vi. Chúng có thể bao gồm:

  • Khó làm chủ cảm xúc
  • Thiếu nhận thức về quyền hạn của bản thân
  • Hành động mạo hiểm
  • Lời nói hoặc hành động bột phát

Thay đổi cảm xúc

Thay đổi cảm xúc của người mắc chấn thương sọ não có thể bao gồm: trầm cảm, lo âu, tâm trạng lâng lâng, cáu gắt, phẫn nộ, mất ngủ...

Vấn đề cảm giác

Các vấn đề liên quan đến các giác quan có thể bao gồm:

  • Ù tai dai dẳng
  • Khó nhận biết mùi vị
  • Suy giảm khả năng phối hợp tay - mắt
  • Có điểm mù hoặc nhìn đôi
  • Cảm giác đắng miệng, có mùi khó chịu hoặc khó ngửi
  • Cảm giác kiến bò, đau nhức hoặc ngứa
  • Chóng mặt, mất thăng bằng

Bệnh thoái hóa não

Nghiên cứu cho thấy chấn thương sọ não lặp đi lặp lại hoặc gây tổn thương nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa não - có thể gây mất dần các chức năng não.

Nhưng, nguy cơ này không thể dự đoán được cho bất kỳ một cá nhân nào. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục điều tra xem tại sao và làm thế nào chấn thương sọ não có thể dẫn đến các bệnh lý thoái hóa não.

Rối loạn thoái hóa não gồm có:

  • Bệnh Alzheimer - nguyên nhân chủ yếu gây mất trí nhớ và suy giảm nhận thức
  • Bệnh Parkinson - tình trạng gây ra các vấn đề về vận động, chẳng hạn như run rẩy, co cứng và di chuyển chậm chạp
  • Chứng mất trí nhớ pugilistica - thường liên quan đến những cú đánh lặp đi lặp lại vào đầu trong bộ môn quyền anh - gây ra các triệu chứng của chứng mất trí nhớ và các vấn đề vận động.
>>> XEM THÊM: Biện pháp giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ không nên bỏ qua

Điều trị

Điều trị sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của tổn thương.

Chấn thương nhẹ

Ngoài việc nghỉ ngơi và thuốc giảm đau để điều trị đau đầu thì bệnh nhân bị chấn thương sọ não nhẹ thường không cần phải điều trị gì thêm.

Tuy nhiên, người bị chấn thương sọ não nhẹ thường cần được theo dõi chặt chẽ tại nhà để phát hiện kịp thời bất kỳ triệu chứng mới xuất hiện hoặc diễn tiến dai dẳng hoặc trầm trọng hơn.

Chăm sóc cấp cứu khẩn cấp

Chăm sóc khẩn cấp cho các đối tượng chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng tập trung vào việc đảm bảo người bệnh có đủ oxy và cung cấp đủ máu, duy trì huyết áp và ngăn ngừa việc xuất hiện bất kỳ tổn thương nào ở đầu hoặc cổ.

Thuốc

Các loại thuốc để hạn chế tổn thương thứ phát cho não ngay sau khi bị chấn thương có thể gồm:

Thuốc lợi tiểu

Những loại thuốc này làm giảm lượng chất lỏng ứ đọng trong các mô và tăng lượng nước tiểu. Thuốc lợi tiểu tiêm tĩnh mạch cho những người bị chấn thương sọ não giúp giảm áp lực bên trong não.

Thuốc chống động kinh

Những người bị chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng có nguy cơ bị co giật trong tuần đầu tiên sau chấn thương.

Sử dụng thuốc chống động kinh trong thời gian này có thể tránh được tổn thương não bổ sung do cơn động kinh gây ra.

Thuốc gây mê

Các bác sĩ, đôi khi, sẽ sử dụng thuốc gây mê để đưa người bệnh vào trạng thái hôn mê tạm thời vì não hôn mê cần ít oxy hơn để hoạt động. Điều này đặc biệt hữu ích trong trường hợp tăng áp lực nội sọ, bởi các mạch máu bị nén, không thể cung cấp cho các tế bào não một lượng chất dinh dưỡng và oxy như bình thường.

Phẫu thuật

Phẫu thuật khẩn cấp có thể được tiến hành để giảm thiểu thiệt hại phụ thêm cho các mô não sau chấn thương. Chỉ định phẫu thuật chỉ khi cần thiết giải quyết các vấn đề sau:

  • Loại bỏ khối máu tụ
  • Cứu chữa cho xương sọ bị gãy nứt
  • Chảy máu trong não
  • Mở “cửa sổ” trong hộp sọ để làm giảm áp lực nội sọ

Phục hồi chức năng

Hầu hết những người bị chấn thương sọ não đáng kể sẽ cần đến sự hỗ trợ của phục hồi chức năng. Có thể, họ sẽ cần học lại các kỹ năng cơ bản, chẳng hạn như đi bộ hoặc nói chuyện. Mục tiêu của phục hồi chức năng là cải thiện khả năng của người bệnh để giúp họ thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Loại chức năng và thời gian phục hồi chức năng là khác nhau đối với mỗi người, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương não và vị trí của não bị tổn thương. Trị liệu thường bắt đầu trong bệnh viện và tiếp tục tiến hành tại đơn vị phục hồi chức năng nội trú, cơ sở điều trị nội trú hoặc thông qua các dịch vụ ngoại trú.

Phòng ngừa

Sau đây là các mẹo giúp giảm nguy cơ chấn thương sọ não:

Đai an toàn và túi khí

Luôn luôn thắt dây an toàn trong xe ô tô, máy bay... Trẻ nhỏ phải luôn luôn ngồi ở ghế sau của xe, được ngồi chắc chắn trong ghế an toàn dành cho trẻ và phù hợp với kích thước, cân nặng của trẻ.

Sử dụng rượu và ma túy

Đừng lái xe khi đã rượu hoặc những chất kích thích hoặc chất gây ngủ. Lưu ý là một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ làm giảm khả năng lái xe.

Mũ bảo hiểm

Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, xe máy, xe trượt tuyết, xe địa hình hoặc dùng ván trượt. Ngoài ra, bạn cần trang bị đồ bảo vệ đầu chuyên dụng khi chơi bóng chày hoặc các môn thể thao như trượt tuyết, trượt băng, boxing hoặc cưỡi ngựa.

Hiện nay, chấn thương sọ não đã dễ kiểm soát hơn nhiều, tuy nhiên đây vẫn là một vấn đề sức khỏe có mức độ nguy hiểm không hề nhỏ.

Những bệnh nhân sau chấn thương có thể tiếp tục cuộc sống nhưng vẫn phải đối diện với nhiều nguy cơ biến chứng hay di chứng não sau phẫu thuật cùng với không ít thách thức trước diễn biến của lão hóa, hư hại tế bào não sau những thương tổn tế bào não.

>>> XEM THÊM: Nói không rõ sau tai biến mạch máu não, làm sao để cải thiện?

Kinh Vương Não Bộ - Hỗ trợ phục hồi di chứng sau chấn thương sọ não

Việc sử dụng thuốc, phẫu thuật hay phục hồi chức năng là những biện pháp hữu ích giúp cải thiện các di chứng sau chấn thương sọ não. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần áp dụng các biện pháp này thì cần một thời gian rất dài bệnh nhân mới hồi phục được. Do đó, một xu hướng hiện nay mà giới chuyên gia đang áp dụng đó là bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho não bộ từ sâu bên trong. Biện pháp này giúp não bộ phục hồi các thương tổn, từ đó đẩy nhanh quá trình phục hồi di chứng sau chấn thương sọ não.

Để hỗ trợ phục hồi di chứng sau chấn thương sọ não, từ xa xưa, các thảo dược quý như thạch tùng răng, đinh lăng, thiên ma,... đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc của y học cổ truyền. Hiện nay, y học hiện đại cũng có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng ưu việt của những dược liệu này. Năm 2019, các chuyên gia đã nghiên cứu, sử dụng những vị thuốc gồm: thạch tùng răng, đinh lăng, thiên ma, kết hợp với cao natto, L-Carnitine, sulbutiamine, boron... và bào chế theo công nghệ hiện đại tạo thành thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinh Vương Não Bộ.

Kết hợp giữa tập luyện vật lý trị liệu và sử dụng sản phẩm bổ não có nguồn gốc từ thiên nhiên như Kinh Vương Não Bộ giúp rút ngắn thời gian trị liệu, hỗ trợ bệnh nhân nhanh chóng phục hồi các di chứng sau chấn thương sọ não hiệu quả là do sản phẩm tác động trên 3 cơ chế, khắc phục các vấn đề tồn tại của các phương pháp hiện nay. Cụ thể:

Thiết kế không tên (3) (2).png

Kinh Vương Não Bộ - Hỗ trợ cải thiện các di chứng sau chấn thương sọ não

Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp não bộ phục hồi sau tổn thương:

Kinh Vương Não Bộ chứa đinh lăng giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, hoạt hóa nhẹ vỏ não, cải thiện chức năng tiếp nhận thông tin của hệ thần kinh và triệu chứng chậm giao tiếp, phản xạ. Thành phần L-Carnitine là chất dinh dưỡng tự nhiên đóng vai trò thiết yếu trong chuyển hóa năng lượng cơ thể, giúp tăng cường năng lượng tế bào, cải thiện chức năng não bộ. Hơn nữa, sulbutiamine còn là dẫn xuất tổng hợp của thiamine (vitamin B1) giúp tăng cường dinh dưỡng, kích thích hoạt động của não bộ, hỗ trợ bảo vệ tế bào não. Từ đó, giảm thiểu những dấu hiệu rối loạn tâm thần và giúp hồi phục lại các phản xạ của cơ thể sau chấn thương sọ não như đại - tiểu tiện, méo miệng,...

Tăng cường liên kết, dẫn truyền giữa các tế bào não:

Thạch tùng răng với thành phần huperzine A có tác dụng tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, cải thiện khả năng ghi nhớ và nhận thức, đặc biệt giúp hình thành kết nối mới giữa các tế bào não bị tổn thương với tế bào lành. Bên cạnh đó, boron giúp cải thiện chức năng não bộ, tăng khả năng phối hợp giữa các giác quan như mắt và tai. Không chỉ vậy, sự có mặt của sulbutiamine còn tham gia điều hòa dẫn truyền xung động thần kinh, kích thích hoạt động của não bộ, hỗ trợ bảo vệ tế bào não. Ngoài ra, hoạt chất gastrodin glucoside phenolic là thành phần chính được chiết xuất từ thân rễ của thiên ma, giúp bảo vệ tế bào thần kinh nhờ làm chậm sự suy thoái do lão hóa, loại bỏ gốc tự do và ngăn ngừa nhiễm độc thần kinh. Nhờ đó, khả năng ghi nhớ, nhận thức được tăng cường, chức năng vận động, phối hợp giữa các cơ quan trong cơ thể cũng được cải thiện rõ rệt.

Thạch tùng răng tăng cường dẫn truyền thần kinh giữa tế bào lành và tế bào bị tổn thương

Thạch tùng răng tăng cường dẫn truyền thần kinh giữa tế bào lành và tế bào bị tổn thương

Phá tan các cục máu đông, tăng cường tuần hoàn máu lên não:

Thành phần cao natto chứa nattokinase có thể làm tan cục máu đông – tác nhân gây tai biến mạch máu não nhẹ theo 2 con đường: Một là trực tiếp tiêu hủy sợi fibrin (sợi tơ huyết hình thành nên cục máu đông), hai là kích thích một loạt các yếu tố khác trong máu tiêu hủy fibrin. Từ đó, tăng tuần hoàn máu đến não. Bên cạnh đó, thành phần đinh lăng giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường tuần hoàn trong cơ thể, hoạt hóa nhẹ vỏ não, cải thiện chức năng tiếp nhận thông tin của hệ thần kinh. Ngoài ra, L-Carnitine giúp tăng cường tuần hoàn não, lưu thông máu trong cơ thể. Lúc này, các tế bào sẽ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nên tăng khả năng hồi phục, giảm thiểu các triệu chứng méo miệng, khó nói,... và tăng cường khả năng điều khiển các cơ quan khác trong cơ thể.

Với sự kết hợp của các thành phần tác động vào 3 cơ chế nêu trên nên Kinh Vương Não Bộ là phương pháp mới, toàn diện giúp tăng cường chức năng não bộ, qua đó giúp phục hồi các di chứng do chấn thương sọ não như: Đau đầu, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần, suy giảm nhận thức, liệt vận động, méo miệng, mắt mờ, đại - tiểu tiện không tự chủ… mà không gây tác dụng phụ. 

Cảm nhận của người dùng

>>> Chia sẻ về hành trình phục hồi di chứng chấn thương sọ não và phẫu thuật não để tìm lại cuộc sống tự chủ của anh Phùng Minh Đức TẠI ĐÂY.

>>> Trường hợp của bác Đinh Ngọc Ánh (68 tuổi, Times City, Hà Nội). Sau bị tai biến mạch máu não, bác Ánh đã hồi phục sức khỏe gần như hoàn toàn nhờ được chú trọng áp dụng phục hồi chức năng đồng bộ sớm bằng cách sử dụng Kinh Vương Não Bộ. Mời bạn xem chi tiết chia sẻ của bác Ánh TẠI ĐÂY.

Chị Hồng Nhung chia sẻ tình trạng của ông sau khi dùng Kinh Vương Não Bộ:

Chia sẻ của chị Hồng Nhung

Chia sẻ của chị Hồng Nhung

Sau khi dùng Kinh Vương Não Bộ, bác của chị Thảo Vân đã cải thiện tốt:

Chia sẻ của chị Thảo Vân

Chia sẻ của chị Thảo Vân

Góc nhìn của chuyên gia

Mời bạn lắng nghe lời giải đáp của chuyên gia Cao Minh Châu về vấn đề sử dụng Kinh Vương Não Bộ hỗ trợ cải thiện khó nói, khó vận động sau tai nạn lâu dài được hay không?

Giải thưởng uy tín của Kinh Vương Não Bộ

Kinh Vương Não Bộ vinh dự nhận các danh hiệu của nhà nước trao tặngKinh Vương Não Bộ vinh dự nhận các danh hiệu của nhà nước trao tặngKinh Vương Não Bộ vinh dự nhận các danh hiệu của nhà nước trao tặng

Như vậy, có thể thấy Kinh Vương Não Bộ đem lại những hiệu quả tích cực giúp cải thiện các di chứng sau chấn thương sọ não. Sản phẩm có nguồn gốc từ các thảo dược thiên nhiên nên an toàn khi sử dụng kéo dài, không gây ra những tác dụng không mong muốn. Do đó, hãy sử dụng Kinh Vương Não Bộ ngay hôm nay để nhanh chóng quay trở lại cuộc sống tự chủ, không phụ thuộc nhé!

Mọi thắc mắc cần giải đáp liên quan đến vấn đề tiểu không tự chủ ở người cao tuổi, suy giảm trí nhớ, thuốc lú lẫn hay đặt mua sản phẩm Kinh Vương Não Bộ với giá ưu đãi nhất, hãy liên hệ tổng đài tư vấn hotline (Zalo/Viber): 0902.207.739 để được các chuyên gia tư vấn hỗ trợ trực tiếp nhé.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh