Hội chứng lú lẫn là tình trạng xuất hiện chủ yếu ở người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh đang có xu hướng gia tăng ở đối tượng trẻ tuổi. Lú lẫn nếu không được phát hiện sớm và có các biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu về dấu hiệu, nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng lú lẫn trong bài viết sau đây.
Hội chứng lú lẫn là gì?
Hội chứng lú lẫn là tình trạng rối loạn ý thức, khiến người mắc không thể suy nghĩ rõ ràng, logic và nhanh chóng. Người bệnh lú lẫn thường bị giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung và chú ý. Hội chứng lú lẫn được xếp vào nhóm bệnh chuyên khoa tâm thần phổ biến. Theo thống kê, có tới 10-15% số người nhập viện do hội chứng lú lẫn.
Hội chứng lú lẫn là tình trạng rối loạn ý thức phổ biến
>>> XEM THÊM: Bệnh lú lẫn ở người già
Các dấu hiệu thường gặp của hội chứng lú lẫn
Nhiều người bệnh không tự nhận ra mình đang mắc hội chứng lú lẫn, tuy nhiên những người xung quanh có thể nhận ra tình trạng của họ thông qua các dấu hiệu sau:
- Rối loạn nhận thức: Đây là triệu chứng điển hình nhất của hội chứng lú lẫn. Người bệnh thường hay quên các việc đã xảy ra, không nhớ rõ ngày tháng, thậm chí cả những người xung quanh.
- Rối loạn tri giác: Đôi khi người bệnh có thể gặp phải ảo giác (nghe hay nhìn thấy những điều mà người khác không thấy) khiến họ lo lắng, sợ hãi.
- Rối loạn ngôn ngữ: Người bệnh gặp khó khăn trong việc giao tiếp, họ thường trả lời chậm và khá thờ ơ với những câu hỏi của người xung quanh. Tình trạng nặng hơn là người bị lú lẫn không thể trả lời hoặc trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi.
- Hành vi khác thường: Người bệnh xuất hiện các hành vi khác lạ như bỗng dưng khóc cười không rõ lý do, khi lại im lặng liên tục trong nhiều giờ. Cảm xúc của họ thường không ổn định, đôi khi người bệnh cảm thấy bối rối và không biết mình là ai.
Việc chẩn đoán và xử lý sớm hội chứng lú lẫn là biện pháp tốt nhất để phòng tránh những nguy hiểm có thể xảy đến với người bệnh. Do đó, nếu bạn hay người thân xuất hiện những triệu chứng kể trên, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán bệnh.
Nguyên nhân nào dẫn tới lú lẫn?
Hội chứng lú lẫn được xác định do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng chủ yếu là 4 nhóm: Tuổi tác, tác dụng phụ của thuốc, chấn thương não bộ và mất nước.
Chấn thương não bộ
Các chấn thương não bộ do tai nạn, va chạm mạnh,... làm ảnh hưởng tới lượng máu cung cấp cho não và gây suy giảm một số chức năng của não bộ, thần kinh như: Nhận thức, ghi nhớ, suy nghĩ, phân tích, vận động, cảm giác,... Do đó, chấn thương não bộ được coi là nguyên nhân hàng đầu gây lú lẫn.
Tác dụng phụ của thuốc
Thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị sốt rét, thuốc kháng viêm corticoid,... gây nhiều tác dụng phụ có hại cho hệ thần kinh. Đặc biệt là các thuốc điều trị ung thư không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà còn tác động tới tế bào thần kinh khỏe mạnh khác, do đó dẫn tới lú lẫn.
Sử dụng một số loại thuốc là nguyên nhân gây lú lẫn
Lú lẫn do tuổi cao
Khi tuổi tác ngày càng tăng thì các cơ quan trong cơ thể ngày càng suy yếu và lão hóa, não bộ cũng không ngoại lệ. Điều này làm giảm dẫn truyền các tế bào thần kinh và giảm khả năng tiếp nhận thông tin của não bộ, hậu quả là gây tình trạng lú lẫn, hay quên.
Lú lẫn do mất nước
Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể và mang tới nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Những người ít uống nước hay bị mất nước dễ gặp phải tình trạng rối loạn điện giải. Điều này tác động xấu tới hệ thần kinh và là nguyên nhân gây ra lú lẫn. Do đó, để phòng ngừa bệnh lý này, hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Ngoài 4 nguyên nhân chính kể trên, lú lẫn còn có thể do nhiễm trùng, co giật, sốt cao, thiếu ngủ, căng thẳng, stress,...
>>> XEM THÊM: Bệnh lú lẫn ở người trẻ
Hội chứng lú lẫn nguy hiểm như thế nào?
Lú lẫn khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày, thậm chí không thể nhận thức được hành động của bản thân. Một số trường hợp người bệnh bị giảm khả năng vận động và khi đi lại cần sự giúp đỡ của người khác. Tình trạng lú lẫn ngày càng nặng khiến người bệnh dần mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người nhà.
Không chỉ vậy, một vài tình huống mà người bệnh lú lẫn có thể gặp phải gây mất an toàn cho bản thân và những người xung quanh như: Đi lang thang không nhớ đường về, ra ngoài quên khóa cửa, nấu cơm quên tắt bếp,...
Các phương pháp giúp cải thiện hội chứng lú lẫn
Tùy vào nguyên nhân gây hội chứng lú lẫn, người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Để kiểm soát tình trạng lú lẫn, việc quan trọng nhất là người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý. Cụ thể là:
Chế độ sinh hoạt cho người bị lú lẫn
Một số điểm cần lưu ý trong chế độ sinh hoạt giúp cải thiện tình trạng lú lẫn là:
- Tập thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng.
- Thư giãn đầu óc, tránh căng thẳng, stress gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh.
- Không thức khuya do điều này làm nặng thêm tình trạng suy giảm trí nhớ.
- Nên chơi một số trò chơi rèn luyện trí não như ghép hình, giải đố,... để kích thích hoạt động của não bộ và tăng cường sự tập trung.
- Tích cực nói chuyện với mọi người xung quanh hoặc tham gia vào các hoạt động tập thể, xã hội.
Người bị lú lẫn nên thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao
Người bị lú lẫn nên ăn gì để cải thiện?
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp làm tăng cường sức khỏe não bộ và cải thiện tình trạng lú lẫn. Một số thực phẩm mà người bị lú lẫn nên ăn bao gồm:
- Acid béo omega-3:
Theo các chuyên gia, bổ sung thực phẩm có chứa acid béo omega-3 (cụ thể là DHA và EPA) đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho hệ thần kinh và tim mạch. Hoạt chất EPA được biết tới với khả năng phòng ngừa các bệnh tim mạch, đồng thời giúp tăng lưu lượng tuần hoàn não. Hoạt chất DHA rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của tế bào thần kinh - não bộ. Do đó, bạn nên bổ sung các loại cá béo như cá thu, cá ngừ, cá trích,... trong bữa ăn hàng ngày để cung cấp đầy đủ acid béo omega-3 cho cơ thể.
- Vitamin B9 và vitamin B12:
Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B9 và B12 được coi là nguyên nhân gây rối loạn hệ thần kinh. Do đó, việc bổ sung đầy đủ vitamin B9 và vitamin B12 sẽ giúp phòng ngừa các rối loạn thần kinh nói chung, hội chứng lú lẫn nói riêng. Một số thực phẩm chứa hàm lượng cao 2 loại vitamin này đó là: Ngao, thịt bò, ngũ cốc, trứng, các loại rau xanh, trái cây,...
- Vitamin E và C:
Sự tấn công của các gốc tự do khiến não bộ bị tổn thương và lão hóa nhanh chóng. Việc sử dụng các loại vitamin có khả năng chống oxy hóa như vitamin C và E sẽ ngăn cản sự tấn công của gốc tự do tới não, nhờ vậy giúp bảo vệ não bộ cũng như ngăn ngừa lú lẫn.
- Đậu nành:
Đậu nành có chứa hàm lượng cao estrogen thực vật giúp cải thiện các triệu chứng lú lẫn ở đối tượng phụ nữ mãn kinh.
Kinh Vương Não Bộ - “Giải pháp vàng” cho người bị lú lẫn
Để cải thiện triệu chứng lú lẫn cũng như ngăn bệnh tiến triển nặng hơn, ngày càng nhiều người có xu hướng lựa chọn kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinh Vương Não Bộ.
Kinh Vương Não Bộ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh lú lẫn
Kinh Vương Não Bộ được coi là bước tiến đột phá, được giới chuyên gia đánh giá cao nhờ những tác dụng nổi bật từ các thành phần có trong sản phẩm, cụ thể là:
- Thạch tùng răng, thiên ma, boron, sulbutiamine: Các thành phần này giúp tăng cường dẫn truyền thần kinh, tăng kết nối giữa tế bào lành với tế bào tổn thương, do đó giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và nhận thức. Không chỉ vậy, thành phần thạch tùng răng chứa hoạt chất huperzine A đã được chứng minh bởi các chuyên gia người Pháp là có tác dụng giúp bảo vệ tế bào thần kinh, phòng ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ hiệu quả.
- Cao natto, đinh lăng, L-carnitine: Các thành phần này giúp tăng tưới máu cho não bộ, nhờ vậy não được cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng. Điều này giúp cải thiện chức năng não bộ và giảm các triệu chứng của bệnh lú lẫn.
- L-carnitine, boron, sulbutiamine: Đây đều là các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của tế bào não. Việc bổ sung các chất này sẽ giúp cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào não, kích thích chức năng não bộ và kiểm soát tình trạng lú lẫn hiệu quả.
Với sự kết hợp của các thành phần quý giúp cải thiện chức năng não bộ hiệu quả, Kinh Vương Não Bộ là sự lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh lú lẫn. Hàng nghìn bệnh nhân đã tin dùng sản phẩm và cho kết quả tốt, tiêu biểu là trường hợp cô Lan (70 tuổi, trú tại Đồng Nai). Cô Lan từng bị di chứng liệt nửa người bên trái do tai biến, tuy nhiên cô đã dần hồi phục di chứng và đi lại được sau 2 tháng tin dùng Kinh Vương Não Bộ. Xem thêm chia sẻ của cô Lan TẠI ĐÂY.
Chuyên gia Cao Minh Châu đánh giá: “Bên cạnh chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, để cải thiện trí nhớ, bạn nên sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinh Vương Não Bộ. Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên rất an toàn với người sử dụng.”
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin về hội chứng lú lẫn. Nếu bạn đọc còn thắc mắc nào về hội chứng này, hãy liên hệ tới số điện thoại 0902.207.739 để được tư vấn thêm.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/confusion