Mất trí nhớ tạm thời là rối loạn trí nhớ có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới sa sút trí tuệ, Alzheimer và gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Nắm rõ được các thông tin về hội chứng mất trí nhớ tạm thời sẽ giúp bạn phòng tránh và cải thiện tình trạng này hiệu quả.

Hội chứng mất trí nhớ tạm thời là gì?

Mất trí nhớ tạm thời (hay mất trí nhớ toàn bộ thoáng qua) là một dạng rối loạn trí nhớ khá phổ biến, khởi phát đột ngột và thường kéo dài trong 1 đến 8 tiếng đồng hồ. Người bệnh gặp phải tình trạng này có thể mất một phần hoặc toàn bộ ký ức trong thời gian nhất định. Tuy nhiên, họ vẫn có thể nhớ ra mình là ai và nhận ra những người xung quanh.

mat-tri-nho-tam-thoi-la-mot-roi-loan-tri-nho-kha-pho-bien

Mất trí nhớ tạm thời là một rối loạn trí nhớ khá phổ biến

Theo giới chuyên gia, mất trí nhớ tạm thời không quá nghiêm trọng. Mặc dù vậy, hội chứng này có thể gây ra nhiều phiền toái đến cuộc sống, công việc. Thêm nữa, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như sa sút trí tuệ, Alzheimer, đột quỵ.

Các dấu hiệu của hội chứng mất trí nhớ tạm thời

Mất trí nhớ tạm thời thường khởi phát đột ngột, kéo dài không quá 24 giờ. Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Mất định hướng về thời gian, không gian, không nhớ mình đã làm gì, ở đâu. 
  • Một số người bệnh có biểu hiện lo lắng, kích động, liên tục lặp đi lặp lại những câu hỏi dù đã được trả lời. 
  • Khó khăn trong việc hiểu hình ảnh trực quan, khó liên kết các sự kiện lại với nhau.
  • Đặt đồ vật nhầm vị trí, quên đồ, mất đồ.
  • Không thể hồi tường được các sự kiện diễn ra trước đó.

Người bệnh bị mất trí nhớ tạm thời, tuy nhiên các chức năng về cảm giác, ngôn ngữ, vận động và kỹ năng xã hội vẫn bình thường.

>>> XEM THÊM: Cải thiện mất trí nhớ ngắn hạn

Nguyên nhân nào gây mất trí nhớ tạm thời?

Đến hiện tại, giới chuyên gia vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác gây hội chứng mất trí nhớ tạm thời. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây được cho là có khả năng gây tình trạng mất trí nhớ tạm thời:

  • Thay đổi nhiệt độ cơ thể do ngâm mình vào nước lạnh hoặc nước nóng đột ngột.
  • Sau quan hệ tình dục.
  • Lạm dụng rượu bia.
  • Sử dụng thuốc an thần hoặc các loại thuốc kích thích quá liều.
  • Chấn thương, va chạm hoặc đau đớn quá mức.
  • Căng thẳng, stress hoặc cảm xúc bất ổn sau khi nhận một tin xấu, cãi vã, xung đột.
  • Lao động, làm việc gắng sức, hoạt động thể lực năng.
  • Thực hiện thủ thuật y tế tại đầu.

    cang-thang-stress-qua-muc-co-the-dan-toi-mat-tri-nho-tam-thoi

Căng thẳng , stress quá mức có thể dẫn tới mất trí nhớ tạm thời

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị mất trí nhớ tạm thời

Một số báo cáo đã chỉ ra các yếu tố làm tăng nguy cơ bị mất trí nhớ tạm thời, bao gồm:

  • Tuổi tác: Những người trong độ tuổi từ 50 đến 70 có nguy cơ gặp phải hội chứng mất trí nhớ tạm thời cao hơn so với người trẻ tuổi.
  • Thiếu ngủ: Mất trí nhớ tạm thời sau khi ngủ dậy thường gặp ở người bị mất ngủ hay thiếu ngủ thường xuyên.
  • Căng thẳng, stress, lo âu: Tình trạng này gây giảm tập trung, tư duy và trí nhớ, từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện những cơn mất trí nhớ tạm thời.
  • Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng: Bữa ăn thiếu hụt các chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của não bộ như vitamin B12, omega-3, 6, 9, DHA,… làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về não, bao gồm cả hội chứng mất trí nhớ tạm thời.
  • Tiền sử đau nửa đầu: Những người mắc phải chứng bệnh này có nguy cơ cao bị mất trí nhớ tạm thời, sa sút trí tuệ.
>>> XEM THÊM: Mất trí nhớ tạm thời sau tai nạn

Mất trí nhớ tạm thời có nguy hiểm không?

Hội chứng mất trí nhớ tạm thời có thể dần hồi phục và biến mất mà không gây tổn thương tới não bộ, vì vậy thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý suy giảm thần kinh đáng lo ngại. Do đó, nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường của tình trạng mất trí nhớ tạm thời, người bệnh cần được đưa đến cơ sở ý tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

neu-xuat-hien-cac-trieu-chung-mat-tri-nho-tam-thoi-can-den-ngay-co-so-y-te-de-duoc-tham-kham

Nếu xuất hiện các triệu chứng mất trí nhớ tạm thời cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám

Cần làm gì để phòng ngừa hội chứng mất trí nhớ tạm thời?

Hội chứng mất trí nhớ tạm thời xảy ra khi các tế bào thần kinh không thể kết nối với nhau, dẫn tới những rối loạn về khả năng ghi nhớ và nhận thức. Để kiểm soát và phòng ngừa tình trạng này, bạn cần thực hiện một số biện pháp dưới đây:

Chế độ ăn hợp lý

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng là biện pháp tốt nhất giúp cơ thể và não bộ luôn khỏe mạnh. Một số thực phẩm bổ não bạn nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là:

  • Cá béo: Trong các loại cá béo như cá thu, cá ngừ,... có chứa hàm lượng lớn acid béo omega-3 rất tốt cho não bộ và giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.
  • Rau xanh, trái cây: Chất chống oxy hóa, vitamin, chất xơ là thành phần chứa nhiều trong các loại rau xanh, trái cây giúp ngăn cản sự tấn công của gốc tự do, bảo vệ não bộ.
  • Các loại hạt: Các loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều,... có chứa nhiều loại acid amin tốt cho hoạt động của não bộ.
  • Nước lọc: Khi cơ thể thiếu nước có thể dẫn tới nhiều tác động xấu tới sức khỏe như suy nhược cơ thể, da khô, đau đầu, khó tập trung, giảm trí nhớ.
  • Sô cô la đen: Thực phẩm này chứa nhiều sắt, magie, flavonoid giúp tăng lưu lượng máu não và giảm sự thoái hóa não bộ.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh xa thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo bão hòa và hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

xay-dung-che-do-an-lanh-manh-giau-dinh-duong-giup-phong-ngua-mat-tri-nho-tam-thoi

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng giúp phòng ngừa mất trí nhớ tạm thời

Thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp

Để não bộ có thể làm việc hiệu quả thì việc xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng. Muốn thực hiện được điều này, bạn cần lên kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi điều độ. Hạn chế làm việc gắng sức, sắp xếp thời gian thư giãn, nghỉ ngơi khoa học để tránh bị căng thẳng, stress quá mức. Nên dành 7 - 9 tiếng cho việc ngủ và nên ngủ trước 23 giờ mỗi ngày.

Việc thường xuyên tập thể dục, tham gia các khóa học yoga, thiền định cũng là biện pháp hiệu quả giúp não bộ được kích thích, phát huy khả năng sáng tạo, tăng cường trí nhớ và phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Kinh Vương Não Bộ giúp tăng cường trí nhớ, bảo vệ não bộ

Cơ chế chính gây mất trí nhớ tạm thời là do dẫn truyền thần kinh bị đứt đoạn, tuần hoàn não bị trì trệ làm giảm cung cấp oxy và dinh dưỡng cho não. Hiểu được điều này, các chuyên gia đã cho ra đời sản phẩm Kinh Vương Não Bộ giúp tăng cường trí nhớ, bảo vệ não bộ. 

kinh-vuong-nao-bo-giup-cai-thien-chung-mat-tri-nho-tam-thoi

Kinh Vương Não Bộ giúp cải thiện chứng mất trí nhớ tạm thời

Nhờ sự phối hợp của các thành phần thạch tùng răng, đinh lăng, thiên ma, cao natto,... mà Kinh Vương Não Bộ đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho não bộ như: Phục hồi tổn thương não bộ, tăng liên kết giữa các tế bào thần kinh, tăng cường lưu thông mạch máu não và bổ sung nhiều dưỡng chất cho não bộ. 

Không chỉ vậy, thành phần chính trong sản phẩm này là thạch tùng răng đã được nghiên cứu bởi các chuyên gia người Trung Quốc vào năm 2000 và cho kết quả: Hoạt chất huperzine A được phân lập từ thạch tùng răng giúp làm giảm tổn thương do beta amyloid - chất chỉ điểm trong bệnh mất trí nhớ. Do đó, Kinh Vương Não Bộ rất tốt với người bị mất trí nhớ tạm thời nói riêng và người mắc các bệnh về não nói chung.  

Trên thực tế, nhiều người sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinh Vương Não Bộ và cho kết quả tốt. Tiêu biểu là trường hợp anh Phùng Minh Đức (Hà Nội) đã dần hồi phục tình trạng sức khỏe sau di chứng chấn thương sọ não nhờ sử dụng sản phẩm Kinh Vương Não Bộ. Xem chi tiết chia sẻ của anh Đức TẠI ĐÂY.

Hy vọng thông qua bài viết bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về hội chứng mất trí nhớ tạm thời. Nếu bạn đọc còn thắc mắc nào, hãy liên hệ tới số điện thoại 0902.207.739 để được tư vấn thêm.

Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/transient-global-amnesia/ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21028-transient-global-amnesia  https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10956426/