Nhồi máu não là bệnh lý nguy hiểm, đặc trưng bởi tình trạng giảm lưu lượng máu tới một hoặc nhiều phần não bộ bởi sự tắc hẹp mạch máu. Nắm được các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, tiêu chuẩn chẩn đoán và cách điều trị nhồi máu não sẽ giúp người bệnh tránh được rủi ro cho bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nhồi máu não là gì?

Nhồi máu não là một dạng đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) rất phổ biến với tỷ lệ mắc ngày càng tăng cao. Nhồi máu não chiếm tới 70-80% số ca bệnh đột quỵ, đặc trưng bởi tình trạng suy giảm lưu lượng máu về một hoặc nhiều phần của não bộ. 

 nhoi-mau-nao-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-gay-tu-vong-hang-dau

Nhồi máu não là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu

Việc lượng máu không được cung cấp đủ khiến tế bào não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động. Điều này dẫn đến hoại tử và chết một phần não bộ nếu không được xử trí kịp thời. Khu vực não bị ảnh hưởng này được gọi là vùng bị nhồi máu não.

>>> XEM THÊM: Tai biến nhẹ - Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ không nên chủ quan

Nguyên nhân gây nhồi máu não

Nhồi máu não xuất hiện khi có tắc hẹp mạch máu não, xảy ra do các nguyên nhân sau:

- Xơ vữa động mạch: Đây được biết tới là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nhồi máu não, chiếm tới 50% trường hợp trên lâm sàng. 

- Huyết khối (cục máu đông): Là nguyên nhân chính gây ra nhồi máu não cấp, gặp nhiều ở người có mắc kèm bệnh tế bào máu, hở van tim, hẹp van tim, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim cấp tính, suy tim,… Ngoài ra, huyết khối có thể hình thành do mảng xơ vữa bị nứt vỡ hoặc viêm mạch máu thứ phát sau khi mắc bệnh lậu, giang mai, viêm màng não,…

- Dị dạng mạch máu: Thường do bẩm sinh mạch máu có hình dạng hẹp bất thường.

- Một số bệnh lý khác: Chiếm khoảng 5% các trường hợp nhồi máu não là do bệnh động mạch không xơ vữa, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, biến chứng mạch máu nhỏ của tiểu đường,…

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Amphetamine, thuốc tránh thai đường uống,…

Các triệu chứng thường gặp của nhồi máu não

Mỗi phần não bộ sẽ đảm nhận một chức năng khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào mức độ và khu vực não bị tổn thương mà người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

- Đau đầu, buồn nôn, nôn.

- Hoa mắt, chóng mặt, khó thở, nhìn mờ.

- Rối loạn vận động, mất thăng bằng, liệt nửa người và co giật.

- Rối loạn ngôn ngữ, méo miệng, khó phát âm, nói lắp, giảm khả năng giao tiếp.

- Rối loạn nhận thức, gặp khó khăn trong việc xác định phương hướng, suy giảm khả năng tư duy và nhận thức

- Cảm xúc thay đổi thất thường.

- Bí tiểu, đái dầm, táo bón.

 roi-loan-van-dong-la-mot-trieu-chung-cua-nhoi-mau-nao

Rối loạn vận động là một triệu chứng của nhồi máu não

Tiêu chuẩn nào giúp chẩn đoán nhồi máu não?

Ngoài xác định thông qua các triệu chứng, chuyên gia sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác như chụp mạch máu não số hóa xóa nền (DSA), chụp CT nhồi máu não bằng cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ não (MRI),… Cụ thể:

- Chụp động mạch não số hoá xoá nền là phương pháp vừa giúp chẩn đoán nhồi máu não, vừa có thể xử trí huyết khối gây tắc mạch.

- Hình ảnh trên CT giúp chẩn đoán phân biệt với xuất huyết não, đồng thời xác định vị trí và mức độ tổn thương của vùng nhồi máu não.

- Hình ảnh nhồi máu não trên MRI có độ phân giải tốt, giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm của đột quỵ.

Nhồi máu não có nguy hiểm không?

Nhồi máu não là bệnh lý nguy hiểm vì các triệu chứng đều xảy ra một cách bất ngờ, đột ngột khiến người mắc không kịp xử trí. Điều này khiến người bệnh bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị và phải đối diện với nguy cơ di chứng vĩnh viễn. Cùng với đó, biến chứng của nhồi máu não rất nguy hiểm và gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có thể kể đến như:

- Loét da: Do người bệnh nằm lâu, ít vận động nên dễ loét da ở vùng mông và lưng.

- Viêm đường tiết niệu: Do hạn chế khả năng vận động hoặc nằm liệt một chỗ gây đại tiểu tiện không tự chủ ở người bệnh.

- Viêm phổi: Do nằm lâu khiến cho đờm dãi tích tụ gây tắc nghẽn đường thở và viêm nhiễm.

- Xuất huyết não: Nhồi máu não và xuất huyết não là 2 dạng đột quỵ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì xuất huyết não lại là biến chứng sau khi xảy ra nhồi máu não ổ khuyết, đồng thời tăng tỷ lệ tử vong của người bệnh. 

- Tàn phế: Di chứng này thường gặp ở người bị nhồi máu não diện rộng do điều trị chậm trễ hoặc không đúng cách. Thống kê cho thấy, nhồi máu não là bệnh lý gây tàn phế hàng đầu, khiến người mắc mất khả năng lao động và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

- Tử vong: Nhồi máu não cũng được biết tới là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời, chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư.

nguoi-bi-nhoi-mau-nao-co-the-gap-phai-di-chung-tan-phe

Người bị nhồi máu não có thể gặp phải di chứng tàn phế

Điều trị nhồi máu não

Muốn điều trị hiệu quả nhồi máu não cần đạt được 2 mục tiêu, bao gồm: Cải thiện lưu lượng máu về não và giảm thiểu nguy cơ tái phát. Trong đó, các phương pháp giúp tăng cường cải thiện lưu lượng máu về não đó là:

- Thuốc nhồi máu não: Thuốc tiêu huyết khối, thuốc chống kết tập tiểu cầu (Aspirin) hoặc thuốc chống đông máu (Heparin). Bên cạnh đó, việc tiêm tĩnh mạch chất kích hoạt plasminogen mô tái tổ hợp (tPA, alteplase) được coi là giải pháp vàng điều trị nhồi máu não trong vòng 3 tiếng từ khi phát bệnh.

- Khơi thông dòng máu đến não nhờ phẫu thuật nong mạch, đặt stent động mạch cảnh hoặc cắt nội mạc động mạch cảnh, phẫu thuật lấy cục máu đông.

Cùng với đó, người bệnh cũng sẽ được chỉ định điều trị các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu não để giảm thiểu tái phát như:

- Sử dụng các loại thuốc để kiểm soát chỉ số huyết áp, lipid máu, đường huyết, HbA1c,...

- Điều trị bệnh tim mạch mắc kèm như hẹp hở van tim, suy tim, nhồi máu cơ tim,...

- Thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học với lưu ý quan trọng là hạn chế thực phẩm giàu cholesterol động vật và tinh bột, ăn nhạt, bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, hoa quả,…

- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao, ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe toàn trạng, tránh thừa cân béo phì.

- Xây dựng lối sống lành mạnh, tránh xa chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá), hạn chế căng thẳng, ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc,…

Cải thiện tình trạng nhồi máu não nhờ dùng Kinh Vương Não Bộ

Việc sử dụng các sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ cải thiện nhồi máu não đang trở thành xu hướng lựa chọn của nhiều người bệnh. Với hiệu quả toàn diện tác động trực tiếp vào cả triệu chứng lẫn nguyên nhân, thảo dược cũng là giải pháp được giới chuyên gia đánh giá cao trong việc ngăn nhồi máu não tái phát.

Trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm được cho là giúp cải thiện chức năng não bộ, nhưng tốt nhất người bệnh vẫn nên lựa chọn những sản phẩm chứa thành phần đã được chứng minh hiệu quả. Tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinh Vương Não Bộ với thành phần chính là thạch tùng răng. Thảo dược thạch tùng răng chứa hoạt chất Huperzine A đã được nhà nghiên cứu người Pháp N Callizot chứng minh có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh. Từ đó giúp phòng ngừa các biến chứng sau nhồi máu não.

 kinh-vuong-nao-bo-giai-phap-vang-cho-nguoi-benh-tai-bien

Kinh Vương Não Bộ là sản phẩm tốt dành cho người bị nhồi máu não

Đặc biệt, trong sản phẩm Kinh Vương Não Bộ còn chứa 3 thảo dược quý là thiên ma, đinh lăng, cao natto cùng các dưỡng chất cần thiết khác cho não. Không chỉ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh nhồi máu não như rối loạn ngôn ngữ, rối loạn vận động, rối loạn nhận thức,… mà sự kết hợp này còn hạn chế nguy cơ tái phát nhồi máu não trong tương lai. 

Nhiều người đã sử dụng Kinh Vương Não Bộ và nhận được kết quả khả quan. Tiêu biểu như trường hợp bà Nguyễn Thị Hào (ở Hưng Yên). Bà từng bị suy giảm trí nhớ nghiêm trọng quên cả tên con cháu. Từ ngày bà Hào sử dụng Kinh Vương Não Bộ, trí nhớ đã cải thiện nhiều. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng về bệnh nhồi máu não. Nếu bạn đọc còn thắc mắc nào về bệnh nhồi máu não cũng như sản phẩm Kinh Vương Não Bộ, hãy liên hệ tới số điện thoại 0902.207.739 để được tư vấn thêm.

Link tham khảo: flintrehab.com, pubmed.ncbi.nlm.nih.gov , medicinenet.com