Chăm sóc người bị rối loạn cơ tròn là vấn đề được rất nhiều gia đình quan tâm. Rối loạn cơ tròn là một di chứng gây ra nhiều vất vả, bất tiện cho người bệnh.

Hinh-anh-huong-dan-cham-soc-nguoi-bi-roi-loan-co-tron-1
Chăm sóc người bị rối loạn cơ tròn

Rối loạn cơ tròn là một di chứng thường gặp, người ta thường ít nhắc đến di chứng này tuy nhiên nó lại gây ra rất nhiều vất vả, bất tiện cho bệnh nhân cũng như người thân trong gia đình.

Dưới đây là thông tin về những điều cần lưu ý khi chăm sóc người bị rối loạn cơ tròn an toàn, hiệu quả nhất cho người bệnh. Cùng dichungnao.info tham khảo bài viết dưới đây.

1. Chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn cơ tròn

Rối loạn cơ tròn được hiểu đơn giản là việc hệ thần kinh bị tổn thương dẫn đến mất khả năng điều khiển hệ thống cơ tròn, gây ra tình trạng suy giảm hoặc mất kiểm soát hoàn toàn khả năng tự chủ trong việc đại, tiểu tiện.

Theo đó, bệnh nhân rất dễ rơi vào tình trạng: bí tiểu, tiểu tiện không tự chủ, đại tiện mất kiểm soát, táo bón,…Trong quá trình điều trị, vấn đề đầu tiên cần quan tâm khi chăm sóc người bị rối loạn cơ tròn chính là chế độ dinh dưỡng.

Hinh-anh-huong-dan-cham-soc-nguoi-bi-roi-loan-co-tron-2
Chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc người bị rối loạn cơ tròn

Để hạn chế tình trạng trên, trong quá trình chăm sóc người bị rối loạn cơ tròn, người thân hoặc người chăm sóc cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân. Cụ thể như sau:

  • Thức ăn cần được chế biến mềm, giúp bệnh nhân dễ dàng tiêu hóa. Lưu ý nên chế biến các món ăn theo hình thức đơn giản như luộc, hấp, hầm,… không nên nướng, chiên, rán đồ ăn sẽ khiến bệnh nhân khó tiêu hóa và không hấp thụ được dưỡng chất.
  • Nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin A, B, C để bồi bổ sức khỏe cho người bệnh. Đồng thời đừng quên chọn các loại rau củ quả có chứa nhiều khoáng chất, chất xơ để cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ việc tiêu hóa được dễ dàng hơn.
  • Đối với các thực phẩm giàu chất đạm, nên lựa chọn những loại có chứa đạm nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật như cá, trứng, sữa, đậu nành, thịt nạc… để vừa cung cấp dưỡng chất cho người bệnh vừa hạn chế lượng cholesterol trong cơ thể.
  • Đặc biệt, nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa cao để hạn chế nguy cơ thoái hóa tế bào trong đó có tế bào thần kinh não bộ nhằm hỗ trợ phục hồi chức năng cơ tròn cho người bệnh.
  • Lưu ý: khi chăm sóc người bị rối loạn cơ tròn cần hạn chế tối đa muối trong khẩu phần ăn của người bị rối loạn cơ tròn. Hàm lượng muối tối đa trong ngày không nên vượt quá 2 gram là tốt nhất cho người bệnh.

2. Hướng dẫn tập luyện cho người bị rối loạn cơ tròn

Trong quá trình chăm sóc người bị rối loạn cơ tròn, bên cạnh việc chú ý chế độ dinh dưỡng, người thân và gia đình nên hướng dẫn, hỗ trợ tập luyện cho người bị rối loạn cơ tròn thông qua một số bài tập như:

Tập cho bệnh nhân đi tiểu tiện đúng giờ

Tình trạng thường gặp của rối loạn cơ tròn là chứng rối loạn cơ tròn bàng quang. Đây hiện tượng cơ thể gặp khó khăn hoặc không thể tự chủ trong việc tiểu tiện

Trong quá trình chăm sóc người bị rối loạn cơ tròn, cứ khoảng sau 3 tiếng, người nhà nên cho bệnh nhân ngồi bô tiểu. Điều này sẽ tạo cho người bệnh thói quen đi vệ sinh đúng giờ, lâu dần sẽ kiểm soát được tình trạng tiểu tiện không tự chủ.

Hinh-anh-huong-dan-cham-soc-nguoi-bi-roi-loan-co-tron-3
Tập cho bệnh nhân thói quen đi vệ sinh đúng giờ 

Riêng với những bệnh nhân bị tiểu tiện khó, trong quá trình tập luyện, người nhà có thể cho bệnh nhân nghe nhạc tiếng suối chảy, xoa bóp hoặc chườm ấm bàng quang, vùng bụng để kích thích tiểu tiện được dễ dàng hơn.

Tập cho bệnh nhân đi đại tiện theo thói quen

Khi chăm sóc người bị rối loạn cơ tròn, mỗi ngày, người nhà nên tập cho bệnh nhân đi đại tiện theo một khung giờ nhất định. Điều này sẽ hình thành nên thói quen và hạn chế tình trạng đại tiện không tự chủ.

Trong trường hợp bệnh nhân đại tiện khó, người thân nên xoa dọc khung đại tràng, xoa bụng hoặc dùng tay kích thích đại tràng qua cơ hậu môn để chất thải ra ngoài dễ dàng hơn.

Hinh-anh-huong-dan-cham-soc-nguoi-bi-roi-loan-co-tron-4
Xoa bụng hoặc dùng tay để kích thích đại tràng

Ngoài ra có thể sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc tháo thụt phân để hỗ trợ chăm sóc người bị rối loạn cơ tròn trong tình huống bệnh nhân không tự đi đại tiện được.

Bên cạnh đó, đa số các bệnh nhân bị rối loạn cơ tròn thường mắc phải một số bệnh khác phát sinh do bị tổn thương thần kinh như: rối loạn ý thức, suy giảm trí nhớ, ngôn ngữ, liệt vận động,…

Vì vậy ngoài các phương pháp trên, người nhà nên hỗ trợ bệnh nhân tập luyện các động tác vận động nhẹ nhàng để phục hồi chức năng vận động và nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Từ đó giúp việc điều trị và phục hồi rối loạn cơ tròn diễn ra hiệu quả, nhanh chóng hơn.

3. Đảm bảo vệ sinh, phòng chống nhiễm trùng cho người bị rối loạn cơ tròn

Vệ sinh cá nhân

Rối loạn cơ tròn là căn bệnh khá tế nhị và bệnh nhân thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đi vệ sinh không tự chủ. Trong quá trình chăm sóc người bị rối loạn cơ tròn, người nhà cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân cho người bệnh.

Nhất là khi hầu hết bệnh nhân bị rối loạn cơ tròn thường sẽ bị suy kiệt sức khỏe và mắc phải một số vấn đề khác như liệt vận động, chân tay tê cứng… do đó không tự vệ sinh, làm sạch được cho mình. 

Trong tình huống này, người nhà nên đóng bỉm, lót giấy thấm (cho bệnh nhân nữ) hoặc lắp ống tiểu (cho bệnh nhân nam) để đảm bảo vệ sinh. 

Chăm sóc hàng ngày

Người thân hoặc người chăm sóc người bị rối loạn cơ tròn cần chú ý đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, lau khô cho người bệnh sau khi đại, tiểu tiện để giúp bệnh nhân được thoải mái, ngăn ngừa các bệnh về viêm nhiễm đường tiết niệu cho người bệnh.

Hinh-anh-huong-dan-cham-soc-nguoi-bi-roi-loan-co-tron-5
Nên để bệnh nhân rối loạn cơ tròn nghỉ ngơi trong không gian riêng tư, sạch sẽ, thoáng mát

Bên cạnh đó, cần thường xuyên thay ga giường cho bệnh nhân, để họ nghỉ ngơi ở phòng riêng, nơi có không gian khô ráo, thoáng mát và trong tầm quan sát của người nhà để việc theo dõi và chăm sóc người bị rối loạn cơ tròn được thuận tiện nhất.

4. Phá bỏ rào cản tâm lý cho người bệnh

Đối với những người bị rối loạn cơ tròn, việc phải nhờ vả người khác chăm sóc, phục vụ mình trong quá trình đại tiểu tiện là điều cực chẳng đã. Do đó, hầu hết tâm lý các bệnh nhân thường ngại ngùng, không thoải mái, cảm thấy bi quan, cho mình là gánh nặng của gia đình. 

Chính vì vậy, khi chăm sóc người bị rối loạn cơ tròn, ngoài các việc làm kể trên, gia đình và người thân cần thường xuyên ở bên động viên, tâm sự giúp bệnh nhân vượt qua rào cản tâm lý để có thể thoải mái tinh thần, ổn định sức khỏe trong quá trình chữa bệnh.

Hinh-anh-huong-dan-cham-soc-nguoi-bi-roi-loan-co-tron-6
Cần thường xuyên động viên, giải phóng tâm lý cho bệnh nhân rối loạn cơ tròn

Hi vọng với những thông tin trên đây, người nhà bệnh nhân đã có thể nắm được phần nào cách chăm sóc người bị rối loạn cơ tròn sao cho an toàn và hiệu quả nhất. 

Ngoài ra, gia đình bệnh nhân có thể tham khảo thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe Kinh Vương Não Bộ để hỗ trợ việc điều trị rối loạn cơ tròn hiệu quả hơn. 

Hinh-anh-huong-dan-cham-soc-nguoi-bi-roi-loan-co-tron-7
Kinh Vương Não Bộ - Hỗ trợ chức năng não bộ

Kinh Vương Não Bộ được giới y học quan tâm và đánh giá là một phương pháp đột phá mang lại tác dụng phục hồi chức năng của não bộ qua cơ chế tăng cường năng lượng, tăng cường bảo vệ, tăng nuôi dưỡng tế bào thần kinh não bộ và thúc đẩy hình thành các kết nối dẫn truyền thần kinh mới.

Hỗ trợ quá trình chăm sóc người bị rối loạn cơ tròn.Từ đó, cải thiện tình trạng rối loạn cơ tròn hiệu quả ở người bệnh.

Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về sản phẩm chức năng này, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại website dichungnao.info  hoặc gọi đến hotline: 0968.570.188 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp!