Suy giảm chức năng não bộ, có thể sẽ là một khái niệm mới và là một vấn đề lạ lẫm với một số người. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này bạn sẽ nhận ra rằng: “À, thì ra ... suy giảm chức năng não bộ không có gì lạ mà mỗi người trong chúng ta đều phải đối diện với với “đám mây đen” này hàng ngày ở những mức độ và hoàn cảnh khác nhau mà thôi.
Có khi chính chúng ta hoặc người thân đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề khi mà chức năng não bộ bị suy giảm ảnh hưởng đến các chức năng tư duy, trí nhớ, vận động, ngôn ngữ và cảm giác.
Có Phải: Bạn đang quan tâm đến những thông tin liên quan đến chức năng tư duy, trí nhớ, vận động, ngôn ngữ và cảm giác có thể bị suy giảm sau khi mắc bệnh lý não bộ? Và bạn có mong muốn tìm hiểu về những giải pháp khắc phục di chứng não hay hậu quả do các bệnh lý về não bộ gây ra? |
Vậy nguyên lý chung để giải quyết những hậu quả này là tìm và giải quyết nguyên nhân trước và sau đó phải phục hồi chức năng não bộ khẩn cấp ngay trong giai đoạn VÀNG.Khi cơ thể gặp các rối loạn về chức năng Tư duy, Trí nhớ, Vận động, Ngôn ngữ, cảm giác thì chính là lúc cơ thể lên tiếng cho chúng ta biết Chức năng Não Bộ bị suy giảm có thể do bất kỳ một lý do nào. Có thể sau tai biến và chấn thương sọ não, do viêm não, do bệnh thoái hóa tế bào não tuổi già, do máu lên não kém vv….
Để mang lại hiệu quả cao trong điều trị bạn cần hiểu về cơ quan tổng chỉ huy mọi chức năng của cơ thể chính là não bộ và chức năng của nó.
Bí mật về não bộ - vai trò, chức năng?
Não bộ là một khối mềm, cấu tạo bởi các tế bào thần kinh neuron, tế bào thần kinh đệm, dây thần kinh và mạch máu. Là một cơ quan lớn nhất và phức tạp nhất của cơ thể, não bộ được tạo thành từ hơn 100 tỷ tế bào thần kinh liên kết đến tủy sống – “giao tiếp” với nhau qua hàng nghìn tỷ kết nối được gọi là khớp thần kinh (synap).
Não đóng vai trò là trung tâm chỉ huy toàn bộ hệ thống thần kinh của cơ thể thông qua việc nhận tín hiệu từ các cơ quan, xử lý và đưa thông tin đến các cơ quan đích. Và như vậy não, tủy sống và dây thần kinh sẽ tạo thành hệ thống thần kinh trung ương, tham gia điều chỉnh các chức năng về thể chất và tinh thần của chúng ta.
Một số dây thần kinh trong não đi thẳng vào mắt, tai và các bộ phận khác ở đầu. Các dây thần kinh khác kết nối não với các bộ phận khác của cơ thể thông qua tủy sống để kiểm soát các chức năng cơ thể từ hơi thở cho đến vận động.
Cụ thể, não bộ đảm nhiệm những chức năng sau:
- Chức năng ngôn ngữ.
- Chức năng vận động
- Chức năng điều hòa
- Chức năng nhận thức
- Chức năng cảm xúc
- Chức năng cảm giác
Để thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào, dù cho nó có vẻ rất đơn giản, bộ não của chúng ta cũng phải thực hiện hàng ngàn quy trình để đảm bảo cho chúng ta hoàn thành đúng và chính xác. Chính vì vậy, chức năng não ổn định và được củng cố, tăng cường, thực sự là “hạt mầm” quý giá cho một cuộc sống khỏe mạnh.
Não bộ cũng được chia thành 2 nửa được gọi là bán cầu não trái và bán cầu não phải chịu trách nhiệm cho các chức năng khác nhau nhưng rất chuyên biệt. Các dạng rối loạn chức năng có thể xảy ra nếu tổn thương xảy ra ở bên phải, bên trái hoặc khuếch tán (nằm rải rác ở cả hai bên).
Hiểu các vấn đề liên quan tới những vị trí tổn thương cụ thể này có thể giúp phục hồi chức năng tốt nhất cho bệnh nhân.
Biểu hiện suy giảm chức năng não bộ
Biểu hiện của sự suy giảm chức năng não bộ khác nhau tùy thuộc vị trí và mức độ tổn thương của từng khu vực mà các tế bào não đó bị ảnh hưởng, trong đó có 5 biểu hiện phổ biến sau:
► Rối loạn ngôn ngữ: Khó phát âm, khó diễn đạt bằng ngôn ngữ
► Rối loạn nhận thức, trí nhớ: Mất khả năng tư duy, mất hoặc giảm trí nhớ
► Rối loạn vận động: Yếu liệt vận động
► Rối loạn cảm xúc và cảm giác: Trầm cảm, lo lắng. Giảm hoặc mất cảm giác tại một số vùng của cơ thể.
► Rối loạn cơ tròn: Khó nuốt, đại tiểu tiện không tự chủ.
Những biểu hiện dưới đây có thể cho chúng ta biết tổn thương nằm ở vùng nào của não bộ:
Tổn thương não trái
- Khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ (tiếp nhận ngôn ngữ)
- Khó khăn trong việc nói hoặc phát ra tín hiệu bằng lời nói (diễn đạt ngôn ngữ)
- Phản ứng tiêu cực (trầm cảm, lo lắng)
- Suy giảm trí nhớ về từ vựng
- Logic kém
- Khó khăn khi sắp xếp theo thứ tự
- Liệt nửa người bên phải
Tổn thương não phải
- Suy giảm thị giác
- Suy giảm trí nhớ trực quan
- Liệt nửa người bên trái
- Suy giảm nhận thức
- Thay đổi sự sáng tạo và cảm thụ về âm nhạc
- Mất khả năng suy nghĩ, ghi nhớ bằng hình ảnh
- Giảm sự kiểm soát đối với các chuyển động cơ thể bên trái
Tổn thương não khuếch tán
- Giảm tốc độ suy nghĩ
- Lú lẫn
- Giảm chú ý và tập trung
- Mệt mỏi
- Kỹ năng nhận thức (tư duy) bị suy giảm trong tất cả các lĩnh vực
- Yếu liệt vận động
Nguyên nhân khiến chức năng não bộ bị suy giảm
Có hàng trăm loại tác nhân có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ. Tuy nhiên chúng ta có thể chia thành 5 loại chính:
- Chấn thương não, chấn thương sọ não
- Tổn thương mạch máu não, như: phình động mạch hoặc đột quỵ (tai biến mạch máu não)
- Khối u não
- Rối loạn thoái hóa thần kinh, như mất trí nhớ, Alzheimer, bệnh Parkinson hoặc bệnh Huntington
- Điều kiện tâm lý: stress, lo lắng, trầm cảm, hoặc tâm thần phân liệt …
Các tác nhân trên khiến chức năng não bộ bị suy giảm theo 3 cơ chế chính:
Bít tắc mạch máu, chèn ép tế bào thần kinh
Sự xuất hiện của các cục máu đông bất thường; tụ máu do va đập, chấn thương hoặc những mảng lão hóa của tế bào thần kinh sẽ khiến cho sự lưu thông của dòng máu nuôi não không được đảm bảo, các dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày, thiểu dưỡng sẽ dẫn đến thoái hóa và chết đi.
Khi nguồn nuôi dưỡng không đảm bảo, cũng như chất độc trong quá trình sinh hóa bình thường của các tế bào không được đào thải kịp thời sẽ gây độc trở lại cho tế bào.
Đây chính là lý do khiến cho chức năng của từng tế bào thần kinh não bộ nói chung và các phân khu thần kinh của não bộ không được đảm bảo.
Tất yếu, sẽ dẫn đến những biến chứng hay còn gọi là di chứng ngắn hạn hay dài hạn như rối loạn ngôn ngữ, rối loạn nhận thức, liệt vận động, suy giảm thị lực, rối loạn cảm giác … mà các bệnh nhân mắc bệnh lý não đang phải gánh chịu.
Thoái hóa, tổn thương tế bào thần kinh não bộ
Ngoài tác nhân lão hóa thì mỗi ngày, mỗi giờ, bộ não của chúng ta đều thải ra một lượng không nhỏ các gốc tự do – chất độc với tế bào, đồng minh của “cụ già” lão hóa. Cường độ hoạt động của não bộ càng cao thì lượng chất độc này càng nhiều.
Khi tế bào não bị thoái hóa, tổn thương thì làm sao có thể đảm bảo cho các hoạt động tiếp nhận, lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin được trọn vẹn, nhanh chóng và hiệu quả như trước đây đúng không nào?
Đây cũng là một trong những ký do khiến cho người bệnh không tự chủ cũng như khó có thể kiểm soát được những hoạt động, thao tác như họ mong muốn.
Ngoài ra, một số tác nhân khác có thể làm đẩy nhanh quá trình lão hóa tế bào mà bạn cũng nên lưu tâm đó là căng thẳng, stress, mất ngủ kéo dài …
Mất kết nối giữa các tế bào não
Hai nguyên nhân trên nếu không được khắc phục sẽ làm “chết” tế bào rải rác, toàn diện hoặc cục bộ.
Nguyên nhân là bởi các tế bào thần kinh không tồn tại độc lập mà có sự liên kết cực kỳ phức tạp với nhiều tế bào “hàng xóm” bên cạnh qua các khớp thần kinh (synap).
Nếu như một tế bào bị tổn thương hay thoái hóa sẽ khiến cho đường truyền thông tin giữa não bộ và các cơ quan trong cơ thể bị gián đoạn.
Hậu quả kéo theo những sự cố ngoài ý muốn trong hoạt động có ý thức hàng ngày cũng như phối hợp vận động của cơ thể như thao tác chậm chạp, không chuẩn xác, sai lệch, thậm chí là liệt vận động.
Giải pháp
Để đạt được hiệu quả phục hồi chức năng não bộ, giúp người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường, tái hòa nhập với xã hội cần đến sự hội tụ của rất nhiều yếu tố đó là:
► Điều Trị Nội Khoa
► Phục Hồi Chức Năng
► Hỗ Trợ Điều Trị
Đối với các trường hợp khẩn cấp và nguy hiểm, bệnh nhân sẽ được xử lý ngoại khoa khẩn cấp để loại trừ tác nhân trực tiếp gây tổn thương đến não bộ. Tiếp theo sẽ được điều trị nội khoa và phục hồi chức năng nếu cần thiết.
Về điều trị nội khoa thì các thuốc sẽ được sử dụng chuyên biệt cho từng mặt bệnh khác nhau do đặc thù của bệnh lý đó.
Ở đây, chúng ta sẽ chi tiết hơn ở vấn đề phục hồi chức năng cũng như hỗ trợ điều trị để giúp bạn có thêm định hướng trong quá trình điều trị những biến chứng hoặc di chứng do bệnh lý não gây suy giảm chức năng não bộ gây ra.
Phục Hồi Chức Năng
Quy trình và cách thức phục hồi chức năng của mỗi bệnh nhân là khác nhau dựa trên nhu cầu cá nhân của họ. Mục tiêu chính của phục hồi chức năng là:
- Tối đa hóa kết quả phục hồi các chức năng để người bệnh trở về cuộc sống bình thường nhất có thể.
- Tối đa hóa chất lượng cuộc sống
- Tối đa hóa sự hòa nhập cộng đồng
Để đạt được 3 mục tiêu chính này, cần đến sự tham gia và phối hợp của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn tập luyện cùng với người bệnh và người chăm sóc.
Phục hồi chức năng có thể bao gồm nhiều cấp độ chăm sóc và sẽ khác nhau giữa các cá nhân dựa trên các yếu tố như mức độ nghiêm trọng của tổn thương, quyền ưu tiên của bệnh nhân/ gia đình và các khuyến nghị của đội ngũ chuyên gia.
Quy trình chung trong giai đoạn phục hồi chức năng như sau:
- Sau khi bị tổn thương não bộ, người bệnh có thể được đưa vào cơ sở chăm sóc khẩn cấp (bệnh viện).
- Khi đã ổn định về mặt y tế và có thể tham gia trị liệu, họ có thể được chuyển đến bệnh viện phục hồi chức năng, cơ sở chăm sóc dài hạn hoặc ngắn hạn;
- Sau khi phục hồi chức năng cho bệnh nhân nội trú, người bệnh có thể được xuất viện và bắt đầu điều trị ngoại trú trong ngày, điều trị ngoại trú hoặc các dịch vụ y tế tại nhà;
- Theo thời gian, họ có thể tự sống độc lập và tham gia nhiều hơn vào công việc/ hoạt động xã hội.
Lựa chọn cơ sở phục hồi chức năng là một bước đi hết sức quan trọng và căng thẳng sau sự kiện tổn thương não bộ nghiêm trọng vừa xảy ra. Chọn đúng cơ sở phục hồi chức năng có thể tạo ra sự khác biệt về mức độ hồi phục hoàn toàn- và nhanh chóng - mà bệnh nhân có thể đạt được để bắt đầu lại các hoạt động của mình.
Hỗ Trợ Điều Trị
Sản phẩm hỗ trợ phục hồi chức năng não bộ
Tùy thuộc vào đặc điểm tổn thương, chức năng não bộ bị suy giảm hay những di chứng, biểu hiện cụ thể mà bệnh lý não bộ gây ra để lựa chọn sản phẩm hỗ trợ phù hợp.
Sản Phẩm hỗ trợ được nhắc tới ở đây có thể là:
► Thảo dược tự nhiên tốt cho não
► Thực phẩm chức năng có công dụng về chức năng não bộ
Để đạt được hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt nhất, các loại sản phẩm tăng cường chức năng não bộ được lựa chọn cần hỗ trợ dựa theo 3 tiêu chí sau:
► Tăng tuần hoàn máu não, tăng cường năng lượng cho từng tế bào não. Bảo vệ và nuôi dưỡng những tế bào não khỏe mạnh
► Bảo vệ tế bào não bằng cách ngăn chặn ảnh hưởng của các tác nhân gây tổn thương.
► Tăng cường các kết nối dẫn truyền thần kinh để đảm bảo khôi phục chức năng cho các tế bào não bị tổn thương hoặc suy thoái nhẹ
Một số loại thảo dược hỗ trợ mà bạn có thể tham khảo đó là:
Cao Natto
Cao Natto có nguồn gốc từ đậu tương lên men, được sử dụng rất lâu đời như một món ăn truyền thống của người Nhật Bản.
Ngày nay thành phần Nattokinase trong cao Natto đang trở nên rất phổ biến bởi “enzyme vàng” này có hiệu lực phá tan cục máu đông – nguyên nhân chính gây tắc mạch trong các ca đột quỵ, sau chấn thương sọ não hay phẫu thuật não.
Đông Y có câu: “Thông bất thống, Thống bất thông”. Điều này có nghĩa là nếu như ở vị trí nào đó trong cơ thể không được lưu thông máu tốt, tinh khí, dinh vệ trì trệ sẽ gây ra những cơn đau.
Nếu dòng máu được “thông suốt”thì sẽ hạn chế và loại trừ sự đau nhức, đặc biệt là những trận đau đầu dữ dội sau khi bị tai biến hoặc bệnh lý não.
Nhờ đó công dụng này, dòng máu trong cơ thể cũng như trong não bộ được lưu thông dễ dàng, thuận lợi hơn. Từ đó, ngăn ngừa sự xuất hiện của vật thể gây hại cũng như nguy cơ tái phát bệnh lý liên quan.
Thiên Ma
Gastrodin glucoside phenolic là thành phần chính được chiết xuất từ thân rễ của Thiên Ma – thảo dược bắt nguồn từ Trung Quốc – từ lâu đã được sử dụng để điều trị chóng mặt, động kinh, đột quỵ và sa sút trí tuệ.
Bên cạnh đó, một công dụng rất giá trị nữa của Thiên Ma đó là bảo vệ tế bào thần kinh nhờ làm chậm sự suy thoái do quá trình lão hóa, loại bỏ các gốc tự do có hại và ngăn ngừa nhiễm độc thần kinh.
Chiết xuất của Thiên ma và các thành phần liên quan đã được chứng minh về công dụng bảo vệ tế bào thần kinh và phục hồi chức năng não bộ trong các mô hình tổn thương não tiền lâm sàng khác nhau bằng cách ức chế stress do tác nhân oxy hóa và phản ứng viêm khác nhau. Đây là một tin mừng cho những bệnh nhân bị rối loạn thoái hóa thần kinh, do có rất ít thuốc trị liệu có thể điều trị được bệnh này.
Thạch Tùng Răng
Gần đây, giới khoa học đang dành nhiều sự quan tâm đến thành phần Huperzine A. Lý do không chỉ bởi công dụng tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, cải thiện khả năng ghi nhớ và nhận thức mà còn bởi tiềm năng đặc biệt hình thành sự mềm dẻo của khớp thần kinh hay chính là khả năng của bộ não tạo ra kết nối mới giữa các tế bào não bị tổn thương với các tế bào lành.
Điều này rất giá trị đối vùng não bị tổn thương cũng như những chức năng liên quan mà vùng não đó chi phối đang bị ảnh hưởng.
Mỗi sản phẩm, thực phẩm đều có những công dụng giá trị riêng của nó, tuy nhiên, điều quan trọng là cách chúng ta sử dụng, lựa chọn nơi mua, liều lượng mỗi ngày như thế nào là hợp lý mới là yếu tố quan trọng quyết định đến tính hiệu quả trong hỗ trợ điều trị.
Thay vì sử dụng riêng biệt và không chắc chắn rằng liều lượng như thế nào là phù hợp thì bạn có thể lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ chức năng não bộ với sự kết hợp của những thành phần có lợi cho não bộ có tính chất cộng hưởng và bổ sung các tính năng sẽ mang lại lợi ích toàn diện hơn.
Bạn cũng nên lưu ý đến cơ sở sản xuất, thông tin cụ thể trên bao bì để lựa chọn cho mình sản phẩm uy tín và chất lượng.
Sự chăm sóc của người thân
Ngoài điều trị bằng thuốc men và các biện pháp trị liệu cũng như hỗ trợ điều trị thì sự quan tâm, săn sóc, động viên cùng tình cảm từ phía người thân và gia đình là một liều thuốc tinh thần vô giá cho cá nhân người bệnh.
Quả thực, trách nhiệm chăm sóc cho một ai đó là một điều không phải dễ dàng để thực hiện, đặc biệt là những người bệnh bị suy giảm chức năng não bộ do bệnh lý não. Bởi vì, lúc này đây, “họ” đã không còn là “họ” của trước đây nữa. Có thể là nằm một chỗ, không nói được, thao tác vụng về, đi lại chậm chạp, tính tình cáu bẳn rất khó chịu.
Đối diện với những điều này hàng ngày, không chỉ người bệnh mà ngay cả người thân chăm sóc cũng khó có thể kiểm soát được hành vi và cảm xúc của bản thân mình.
Đã có những tài liệu, cuốn sách dành cho người chăm sóc nhằm giáo dục cách chăm nom cho người bệnh cũng như chăm lo cho chính bản thân của họ. Bởi vì bạn sẽ không thể chăm sóc, giúp đỡ được ai nếu như bạn không thể chăm lo cho chính bản thân mình.
Thay đổi lối sống, sinh hoạt
Dù cho bạn khỏe mạnh hay đang gặp những vấn đề về suy giảm chức năng não bộ thì bạn đều có thể áp dụng những biện pháp sau đây để hỗ trợ, kích thích và bảo vệ bộ não.
Tập thể dục
Luyện tập thể thao thường xuyên sẽ kích thích lượng máu đi khắp cơ thể, bao gồm cả não bộ
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc là không chỉ gây hại cho sức khỏe nói chung mà còn có thể dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức.
Bảo vệ đầu
Luôn đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng như làm các hoạt động mạo hiểm hay là chơi các môn thể thao tiếp xúc. Hoặc là thắt dây an toàn khi bạn ngồi trong xe để có thể đảm bảo cho chuyến hành trình dài tránh khỏi những chấn thương não.
Vận động trí não nhiều hơn
Cải thiện chức năng ghi nhớ, nhận thức bằng các trò chơi ô chữ, đố vui, đọc sách báo hoặc học một điều gì đó mới mẻ để bộ não có cơ hội được hoạt động nhiều hơn, các tế bào não được tương tác, kết nối với nhau nhiều hơn. Từ đó, củng cố, phát triển và duy trì chức năng của não bộ.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Hãy là người mua hàng thông minh, là người nội trợ tài giỏi ngay trong việc lựa chọn những thực phẩm tốt cho sự phát triển và khỏe mạnh của não bộ.
Bạn có thể lựa chọn thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, acid béo no, vitamin, khoáng chất tốt cho hoạt động của não bộ như: cá hồi, trứng, rau lá xanh, các hạt mầm, ngũ cốc, socola đen …
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề suy giảm chức năng não bộ giúp bạn đọc nắm bắt được những biểu hiện, nguyên nhân của suy giảm chức năng não bộ và một số giải pháp mang lại hiệu quả trong phục hồi chức năng cho não.
Trên đây là những kiến thức tổng hợp và cơ bản nhất liên quan đến vấn đề suy giảm chức năng não bộ. Hy vọng với những thông tin ở trên sẽ giúp bạn đọc nắm bắt và hiểu rõ hơn nguyên nhân, dấu hiệu cũng như giải pháp hiệu quả trong việc điều trị suy giảm chức năng não bộ.
Thực tế chứng minh rằng, nếu biết cách phục hồi chức năng não bộ chính xác và kịp thời thì tỷ lệ người bệnh có khả năng phục hồi lên đến 90%.
Nếu bạn muốn thu được kết quả phục hồi suy giảm chức năng não bộ tốt nhất trong cùng một khoảng thời gian và tiết kiệm chi phí thì xin đừng ngại gọi điện tới số điện thoại: 0968.570.188 hoặc gửi thư cho chúng tôi vào địa chỉ email: [email protected] để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ.
Chúng tôi tin rằng với sự hỗ trợ này, bạn sẽ sớm tìm ra chìa khóa mở cánh cửa yên vui, bình an và hạnh phúc cho gia đình mình.
Tìm hiểu thêm: >> Phòng tránh rối loạn nhận thức do di chứng não >> Các phương pháp phòng tránh rối loạn ngôn ngữ hiệu quả