Theo thống kê, có đến 90% bệnh nhân liệt vận động sau khi bị đột quỵ. Di chứng này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, và là nguyên nhân gây ra nhiều hệ lụy khác nếu bệnh nhân không vận động trong thời gian dài. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những kiến thức cần thiết về phục hồi chức năng ở bệnh nhân liệt vận động qua bài viết này.
Nhiều bệnh nhân bị liệt vận động do đột quỵ
Xem thêm:
Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng ở bệnh nhân liệt vận động
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị giúp phục hồi chức năng ở bệnh nhân liệt vận động và cải thiện chứng rối loạn vận động, hoạt động thể chất mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật.
Trong vật lý trị liệu, y học sử dụng các phương pháp như siêu âm, vận động cơ học, nhiệt, điện,... cùng với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, và kỹ thuật viên có chuyên môn.
Vật lý trị liệu nhằm phục hồi chức năng ở bệnh nhân liệt vận động có hai hình thức, đó là: vật lý trị liệu thụ động và và vật lý trị liệu chủ động.
- Vật lý trị liệu thụ động là hình thức điều trị bằng phương pháp xoa bóp, mát xa, sử dụng sóng âm, liệu pháp nhiệt, kích thích điện,... Hình thức này không yêu cầu bệnh nhân phải vận động nhiều.
- Vật lý trị liệu chủ động bao gồm những bài tập luyện yêu cầu bệnh nhân vận động. Các bài tập tập trung vào kéo giãn, tăng sức mạnh của cơ bắp giúp máu lưu thông và từng bước phục hồi chức năng ở bệnh nhân liệt vận động. Bệnh nhân sẽ cải thiện cơ bắp, các vùng bị tổn thương sẽ được hỗ trợ tích cực sau luyện tập.
Các bài tập thường ở mức độ nhẹ nhàng và tăng dần theo thời gian cho phù hợp với tình trạng bệnh nhân. Các bài tập phục hồi chức năng ở bệnh nhân liệt vận động nên được kéo dài và tăng cường để quá trình điều trị được thúc đẩy phục hồi nhanh chóng.
Hình thức điều trị này có thể được luyện tập tại nhà hoặc tại các trung tâm tập luyện phục hồi chức năng vận động dưới sự hướng dẫn của các kỹ thuật viên chuyên dụng.
Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt rất quan trọng đối với quá trình điều trị phục hồi chức năng ở bệnh nhân liệt vận động.
Chế độ dinh dưỡng phục hồi chức năng ở bệnh nhân liệt vận động
Thức ăn nên được cắt nhỏ, chủ yếu là thức ăn lỏng và mềm như cháo, súp, sữa. Không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ ra nhiều bữa trong ngày. Cần chú ý tránh dùng thức ăn để lên men như gia vị cay nóng,... và các chất kích thích như cà phê, rượu chè,...
Hạn chế muối trong bữa ăn (4-5g/ngày - tương đương 1 muỗng cafe) để giúp thận bài tiết tốt các chất đào thải được chuyển hoá từ chất đạm, chất béo, đường và tinh bột. Không nên sử dụng những thức ăn sử dụng nhiều muối khi chế biến như bánh mì, thịt hun khói, pate, xúc xích,...
Ngoài ra, cần chú ý cung cấp đủ lượng nước cần thiết trong khẩu phần ăn vì chức năng bài tiết của bệnh nhân yếu do tĩnh mạch bị tụ máu gây ra phù nề. Lượng nước cung cấp cho cơ thể cần phải phụ thuộc vào lượng nước tiểu có thể bài tiết của bệnh nhân trong 24 giờ.
Để giúp cho bộ máy tuần hoàn và tiêu hoá có thể hoạt động hiệu quả, nên cắt giảm năng lượng được nạp trong mỗi bữa ăn, chỉ nên dừng lại ở mức độ 30-35 kcalo/kg cân nặng/ ngày. Nên sử dụng nguồn năng lượng từ khoai củ, đậu đỗ và các thức ăn chế biến từ gạo.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh hỗ trợ phục hồi chức năng ở bệnh nhân liệt vận động
Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bệnh nhân có một tinh thần thoải mái, thư giãn, thúc đẩy quá trình điều trị phục hồi chức năng ở bệnh nhân liệt vận động đạt hiệu quả nhanh chóng. Kết hợp với các bài tập phục hồi, bệnh nhân cần nghỉ ngơi đủ giấc, điều độ.
Không nên thức khuya, không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia. Bệnh nhân cần giữ thái độ bình tĩnh, tránh căng thẳng. Nên tạo ra môi trường sống xung quanh lành mạnh, tìm ra các phương pháp thích hợp để giảm stress.
Bên cạnh đó, cần phải có các biện pháp phòng tránh những căn bệnh khác như tiểu đường, rối loạn lipid máu, huyết áp cao,... Bệnh nhân nên đến bệnh viện khám định kỳ để theo dõi tình hình sức khoẻ.
Chăm sóc tế bào thần kinh não bộ
Tế bào não bộ suy yếu sẽ gây ra rất nhiều di chứng, vì não bộ là cơ quan trung ương của cơ thể con người, vì vậy bệnh nhân nên biết cách chăm sóc nó.
Bệnh nhân nên để cho tinh thần thư giãn, não bộ thường xuyên được nghỉ ngơi, không nên để người bệnh rơi vào trạng thái kích thích, quá căng thẳng.
Bên cạnh đó, việc bổ sung dưỡng chất cho não bộ bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng là điều vô cùng cần thiết trong phục hồi chức năng ở bệnh nhân liệt vận động.
Khi tế bào thần kinh não bộ được tăng cường nuôi dưỡng và bảo vệ, kích thích hình thành kết nối mới giữa các tế bào, lúc này não bộ mới có thể có khả năng tái tổ chức hoạt động.
Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về các phương pháp hiệu quả trong phục hồi chức năng ở bệnh nhân liệt vận động.
Tham khảo:
Trong quá trình tìm hiểu, điều trị phục hồi chức năng ở bệnh nhân liệt vận động, bạn còn vấn đề gì muốn thắc mắc, hãy truy cập website dichungnao.info hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 0968. 570. 188 để được giải đáp thắc mắc từ các chuyên gia.