Tập luyện phục hồi chức năng vận động là một phương pháp hiệu quả giúp người bị rối loạn vận động hay liệt vận động có cơ hội tìm lại cuộc sống tự chủ.

AnyConv.com__hinh-anh-tap-luyen-phuc-hoi-chuc-nang-van-dong-1 (1).webp

Tập luyện phục hồi chức năng vận động

Rối loạn vận động gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày bởi những biểu hiện như run tay chân, các cơ vận động yếu, liệt nửa người thậm chí liệt toàn thân. Phương pháp tập luyện phục hồi chức năng vận động được các chuyên gia sử dụng trong phác đồ điều trị để giúp người bệnh phục hồi hoàn toàn chức năng.

Xem thêm:

Những lưu ý trong quá trình tập luyện phục hồi chức năng vận động

Não là bộ phận trung tâm hệ thần kinh trung ương điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, mỗi vùng não sẽ điều khiển một nhóm chức năng nhất định.

Những bệnh lý và tổn thương não có thể gây ra những suy giảm chức năng trong đó có rối loạn vận động, hội chứng này xảy ra khi vùng não đảm nhiệm chức năng vận động bị ảnh hưởng.

Khoảng thời gian 3 đến 6 tháng từ khi bệnh khởi phát là khoảng thời gian tập luyện phục hồi chức năng vận động mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Lúc này người bệnh nên đến các trung tâm vật lý trị liệu để được tập luyện với những chuyên gia và những dụng cụ hỗ trợ hiện đại.

Sau khoảng 6 tháng người bệnh có thể tiếp nhận trị liệu tại nhà với sự giúp đỡ của người thân và vẫn phải tuân thủ theo những bài tập mà các chuyên gia đưa ra.

AnyConv.com__hinh-anh-tap-luyen-phuc-hoi-chuc-nang-van-dong-2 (1).webp

 

Vật lý trị liệu tập luyện phục hồi chức năng vận động

Tập luyện đúng cách mang đến những chuyển biến tích cực cho người bệnh, người bệnh giữ được tư thế chuẩn tránh những biến dạng và hiện tượng cứng cơ, khớp, đồng thời tăng cường sức mạnh cho các cơ.

Thời gian tập luyện phục hồi chức năng vận động của người bệnh nên được duy trì ít nhất 6 tiếng 1 tuần để mang lại hiệu quả cao nhất.

Việc tập luyện mang lại hiệu quả một cách từ từ và cần thời gian dài nên người bệnh cũng như người thân cần kiên trì thực hiện với tần suất đều đặn, không nên bỏ cuộc giữa chừng.

Việc tập luyện phải được thực hiện đúng cách theo chỉ dẫn của chuyên gia, sao cho phù hợp với thể trạng của người bệnh. Tập luyện phục hồi chức năng sai cách không những không mang lại hiệu quả, ngược lại còn gây ra những hậu quả khôn lường.

Một số bài tập luyện phục hồi chức năng vận động

Người thân, gia đình có thể tham khảo một số bài tập phục hồi chức năng đơn giản có thể thực hiện tại nhà dưới đây để cùng chăm sóc người bị liệt vận động tập luyện hàng ngày.

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của việc tập luyện phục hồi chức năng vận động, người thân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành tập luyện cùng người bệnh.

Bài tập với tay

AnyConv.com__hinh-anh-tap-luyen-phuc-hoi-chuc-nang-van-dong-3 (1).webp

Bài tập tay tập luyện phục hồi chức năng vận động

Việc tập luyện phục hồi chức năng vận động cho cánh tay nên được bắt đầu sớm từ tuần thứ 2 đến tuần 6 từ khi khởi phát bệnh. Người bệnh có thể thực hiện bài tập với một số động tác đơn giản như:

  • Tập duỗi và gập cánh tay bị liệt
  • Thực hiện các động tác đóng/mở cửa, cánh tủ
  • Tập cầm nắm, xách những đồ vật, túi đồ nhẹ
  • Bật, tắt công tắc

Đây là những động tác đơn giản tuy nhiên có tác dụng lên các cơ bị liệt của người bệnh, kết hợp tập luyện lâu dài có thể giúp người bệnh chủ động hơn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày dùng đến lực của cánh tay.

Người nhà nên giúp đỡ bệnh nhân tập luyện hàng ngày để dễ dàng lấy lại khả năng vận động.

Bài tập đứng

Đứng là một bài tập luyện phục hồi chức năng vận động không thể thiếu giúp bệnh nhân có thể tự đứng thăng bằng và dần dần có thể di chuyển. Để tiến hành tập luyện, người thân, gia đình có thể hỗ trợ người bệnh thực hiện các động tác sau:

  • Tập duỗi và gập các khớp háng, khớp gối bên phía chân bị liệt
  • Tập đứng thăng bằng, dồn trọng lực cơ thể vào hai bàn chân
  • Tập đứng kết hợp làm các động tác nghiêng người, đưa hai tay ra trước, đưa hai tay lên cao, đưa tay sang trái hoặc phải,...

AnyConv.com__hinh-anh-tap-luyen-phuc-hoi-chuc-nang-van-dong-4 (1).webp

Bài tập đứng tập luyện phục hồi chức năng vận động

Bài tập di chuyển

Khi người bệnh đã có thể tự đứng được, người nhà có thể tập cho bệnh nhân tự bước đi. Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể sử dụng nạng 4 chân với sự hỗ trợ của người thân để tập bước những bước nhỏ.

Sau đó dần dần người bệnh có thể tự đi những quãng đường ngắn tùy thuộc vào khả năng của bản thân. Việc tập đi bộ nên được duy trì ít nhất 15 phút mỗi lần và 2 - 3 lần một ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng thực phẩm chức năng phục hồi chức năng vận động

Hiện nay, sử dụng thực phẩm chức năng là phương pháp hỗ trợ hữu hiệu trong quá trình tập luyện phục hồi chức năng vận động. Kinh Vương Não Bộ là loại thực phẩm chức năng bổ não kết hợp Đông - Tây y.

Sản phẩm được điều chế từ các loại thảo dược quý mang lại hiệu quả giúp tăng cường nuôi dưỡng các tế bào não bị tổn thương, tránh hiện tượng suy thoái và oxy hóa, đồng thời hình thành các liên kết thần kinh bị gián đoạn, từ đó giúp người bệnh phục hồi chức năng.

AnyConv.com__hinh-anh-tap-luyen-phuc-hoi-chuc-nang-van-dong-5 (1).webp

Thực phẩm chức năng Kinh Vương Não Bộ

Song song với việc tập luyện kích thích từ bên ngoài, sử dụng thực phẩm chức năng cung cấp dưỡng chất và giúp phục hồi các chức năng của não từ bên trong.

Kết hợp các phương pháp tập luyện cùng với sử dụng Kinh Vương Não Bộ có thể giúp người bệnh chuyển biến tích cực, nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Trên đây là những lưu ý trong quá trình tập luyện phục hồi chức năng vận động giúp mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.

Tham khảo:

Để biết thêm những thông tin chi tiết về các bệnh lý liên quan đến não bộ, các bạn có thể truy cập website dichungnao.info hoặc liên hệ hotline 0968. 570. 188 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.