Viêm não không những là căn bệnh hiếm gặp mà hậu quả vô có thể đe dọa tới tính mạng và cần thiết phải điều trị ngay. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này.
Viêm não thường chỉ gây ra các dấu hiệu và triệu chứng giống như bệnh cúm nhẹ (như sốt, đau đầu...) hoặc không có triệu chứng nào cả. Viêm não cũng có thể gây ra lú lẫn, co giật hoặc ảnh hưởng đến các giác quan hoặc chuyển động.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến suy giảm chức năng não bộ sau này.
Viêm Não Là Gì?
Viêm não được định nghĩa là tình trạng viêm của nhu mô não đi kèm rối loạn chức năng thần kinh như thay đổi trạng thái ý thức, co giật, liệt dây thần kinh sọ não, các vấn đề về ngôn ngữ và các khiếm khuyết vận động, cảm giác.
Tình trạng này do viêm trực tiếp mô não, khác với tình trạng viêm màng não và có thể do các nguyên nhân nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng gây ra.
Điều đáng tiếc là hiện nay chỉ xác định được tác nhân gây bệnh trong khoảng 50% số ca bệnh. Có hai loại viêm não chính là: nguyên phát và thứ phát.
Viêm não nguyên phát xảy ra khi virus lây nhiễm trực tiếp vào não và tủy sống. Viêm não thứ phát xảy ra khi nhiễm trùng bắt đầu ở nơi khác trong cơ thể và sau đó đi đến não.
Triệu Chứng
Hầu hết những người bị viêm não virus có các triệu chứng giống như cúm nhẹ, chẳng hạn: ► Đau đầu ► Sốt ► Đau ở cơ hoặc khớp ► Mệt mỏi hoặc yếu sức
Đôi khi các dấu hiệu và triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn như: ► Nhầm lẫn, kích động hoặc ảo giác ► Động kinh ► Mất cảm giác hoặc tê liệt ở một số khu vực trên khuôn mặt hoặc cơ thể ► Yếu cơ ► Khó khăn trong nghe và nói ► Mất ý thức
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các dấu hiệu và triệu chứng cũng có thể gồm: ► Phình lên ở những điểm mềm (thóp) của hộp sọ trẻ sơ sinh ► Buồn nôn và nôn ► Cứng đờ ► Ăn kém hoặc không tỉnh dậy để cho ăn ► Cáu gắt
Nguyên nhân và phân loại
Thực tế vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của viêm não. Nhưng phổ biến nhất vẫn là do nhiễm virus. Vi khuẩn và các yếu tố không phải là nhiễm trùng cũng có thể gây viêm não.
Phân loại: có thể chia viêm não ra làm 2 loại chính
Viêm não nguyên phát
Tình trạng này xảy ra khi virus hoặc tác nhân khác lây nhiễm trực tiếp vào não. Sự lây nhiễm có thể tập trung ở một khu vực hoặc lan rộng.
Tình trạng viêm tiên phát có thể do sự tái hoạt động của một loại virus đã không còn phát triển sau một căn bệnh trước đó.
Viêm não thứ phát
Đây là kết quả từ sự nhầm lẫn của hệ thống miễn dịch với những viêm nhiễm trong cơ thể. Thay vì chỉ tấn công các tế bào gây viêm, hệ thống miễn dịch còn tấn công cả các tế bào khỏe mạnh trong não. Đây được gọi là viêm não sau nhiễm trùng.
Viêm não thứ phát thường xảy ra sau hai đến ba tuần kể từ khi bị nhiễm trùng ở vị trí ban đầu.
Nguyên nhân virus phổ biến
Các loại virus có thể gây viêm não bao gồm: ► Virus herpes ► Enterovirus ► Virus truyền qua muỗi ► Virus truyền qua ve ► Virus bệnh dại ► Virus thường gây bệnh ở trẻ em
Các Yếu Tố Rủi Ro
Bất cứ ai cũng có thể có khả năng bị viêm não. Các yếu tố có thể làm tăng rủi ro bao gồm: ► Tuổi tác: trẻ nhỏ và người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất ► Hệ thống miễn dịch suy yếu ► Khu vực địa lý ► Mùa trong năm
Biến Chứng
Các biến chứng của viêm não khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố như: ► Tuổi của bạn ► Nguyên nhân gây viêm ► Mức độ nghiêm trọng của bệnh lý ban đầu ► Thời gian từ khi phát bệnh đến khi được điều trị Những người mắc bệnh tương đối nhẹ thường hồi phục trong vòng vài tuần mà không có biến chứng lâu dài.
Biến chứng của bệnh nặng
Phản ứng viêm có thể làm tổn thương não, dẫn đến hôn mê hoặc tử vong. Các biến chứng có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng và có thể tồn tại trong nhiều tháng hoặc là vĩnh viễn. Những biến chứng này có thể bao gồm: ► Mệt mỏi kéo dài ► Yếu sức hoặc khó khăn trong việc phối hợp cơ bắp ► Thay đổi tính cách ► Suy giảm trí nhớ ► Tê liệt ► Khiếm thính hoặc khiếm thị ► Suy giảm khả năng nói
Phòng Ngừa
Cách tốt nhất để phòng ngừa viêm não virus là thực hiện các biện pháp phòng tránh tiếp xúc với virus gây bệnh. Cụ thể là: ► Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước hoặc sau bữa ăn. ► Tránh dùng chung đồ đạc như quần áo, đồ uống. ► Dạy cho trẻ thói quen vệ sinh khi ở nhà và trường học. ► Thực hiện tiêm chủng cho bản thân và cho trẻ em.
Chẩn Đoán
Để chẩn đoán viêm não, bác sĩ có thể yêu cầu:
Hình ảnh não. Hình ảnh MRI hoặc CT có thể tiết lộ bất kỳ sự phồng lên, sưng tấy của não hoặc tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng viêm nhiễm hiện tại, chẳng hạn như một khối u.
Chọc dò tủy sống. Chất lỏng bảo vệ bao quanh não và cột sống. Những thay đổi trong chất lỏng bảo vệ bao quanh não và cột sống có thể báo hiệu là não có bị viêm hay không?
Các xét nghiệm khác. Xét nghiệm các mẫu máu, nước tiểu hoặc chất tiết từ phía sau thành họng có thể phát hiện virus hoặc các tác nhân truyền nhiễm khác.
Điện não đồ (EEG). Các điện cực được gắn vào da đầu sẽ ghi lại hoạt động của sóng não. Một số hình ảnh bất thường được ghi lại có thể giúp ích cho việc chẩn đoán viêm não.
Sinh thiết não. Rất hiếm khi các chuyên gia y tế phải lấy ra một mẫu mô não nhỏ thử nghiệm. Sinh thiết não thường chỉ được thực hiện nếu các triệu chứng của bệnh xấu đi và phương pháp điều trị không có hiệu quả.
Điều Trị
Đối với viêm não nhẹ, biện pháp điều trị thường bao gồm: ► Nghỉ ngơi tại giường ► Uống nhiều nước ► Có thể sử dụng thuốc chống viêm như acetaminophen, ibuprofen và naproxen natri - để giảm đau đầu và sốt.
Các trường hợp còn lại, khi điều trị có thể cần đến các biện pháp khác như:
Thuốc kháng Virus
Viêm não do một số loại virus thường phải điều trị bằng thuốc kháng virus. Thuốc kháng virus thường được sử dụng để điều trị bao gồm: ► Acyclovir ► Ganciclovir ► Foscarnet Một số virus, chẳng hạn như virus sống ký sinh trong côn trùng sẽ không đáp ứng với các phương pháp điều trị này.
Tuy nhiên, việc xác định chủng virus là điều hoàn toàn không hề dễ dàng cũng như không thể thực hiện một cách nhanh chóng. Do đó, các bác sĩ thường khuyên nên điều trị ngay lập tức bằng acyclovir.
Chăm sóc hỗ trợ
Những người nhập viện với tình trạng viêm não nặng có thể cần: ► Hỗ trợ đường thở, cũng như theo dõi chức năng hô hấp và tim ► Truyền dịch tĩnh mạch để đảm bảo có đủ nước và khoáng chất cần thiết ► Thuốc chống viêm, chẳng hạn như corticosteroid, giúp giảm sưng và giảm áp lực trong hộp sọ ► Thuốc chống co giật, chẳng hạn như phenytoin giúp ngăn chặn hoặc ngăn ngừa các cơn co giật
Theo dõi trị liệu
Nếu bạn gặp biến chứng của viêm não, bạn có thể sẽ cần điều trị thêm với các hình thức phục hồi chức năng như: ► Vật lý trị liệu để cải thiện sức khỏe, sự linh hoạt, khả năng giữ thăng bằng, vận động và phối hợp vận động. ► Liệu pháp nghề nghiệp để phát triển các kỹ năng hàng ngày và sử dụng các sản phẩm phù hợp phục vụ nhu cầu hàng ngày. ► Trị liệu bằng giọng nói giúp kiểm soát và phối hợp lại cơ bắp để tạo ra lời nói. ► Tâm lý trị liệu để học các chiến lược đối phó và các kỹ năng hành vi mới để cải thiện rối loạn tâm trạng hoặc giải quyết các thay đổi về tính cách.
Biện pháp hỗ trợ điều trị
Đối với điều trị viêm não nói riêng hay các bệnh lý liên quan đến tổn thương não bộ nói chung thì việc hỗ trợ điều trị là hết sức cần thiết. Nhằm nâng cao khả năng hồi phục và rút ngắn thời gian phục hồi các chức năng não bộ.
Lựa chọn các biện pháp hỗ trợ phục hồi chức năng não bộ cần căn cứ trên 3 tiêu chí chính, đó là: ► Tăng cường tuần hoàn và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho não bộ. ► Bảo vệ tế bào thần kinh não bộ khỏi những tác nhân gây hại như gốc tự do. ► Tăng cường kết nối giữa các tế bào để đảm bảo độ đúng, chính xác và kịp thời của thông tin giữa não bộ và các tổ chức, cơ quan trong cơ thể.
Sự tác động đồng thời 3 công dụng này từ bên trong cơ thể cùng với các bài tập luyện, phục hồi chức năng từ bên ngoài sẽ là phương thức hữu hiệu để người bệnh có thể nhanh chóng phục hồi. Để đạt được “bước tiến” hiệu quả như vậy, bạn cần sử dụng dòng sản phẩm hỗ trợ phục hồi chức năng não bộ chất lượng với nguồn gốc rõ ràng và chọn ra được một cơ sở, trung tâm phục hồi chức năng uy tín để tiết kiệm tối đa được thời gian, công sức và tiền của.
Ăn gì – Kiêng gì?
Bên cạnh các phương án điều trị kể trên, những trường hợp bị viêm não cũng có một số lưu ý nhỏ trong chế độ ăn uống hàng ngày như sau:
Viêm não nên ăn gì?
► Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, bao gồm trái cây (như quả việt quất, anh đào, cà chua) và rau quả (bầu như bí ngô, dưa chuột, ớt chuông). ► Sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu nành, v.v. ► Ăn bánh mì hoặc ngũ cốc nguyên hạt. ► Thịt nạc
Viêm não kiêng ăn gì?
► Trà và cà phê ► Thịt đỏ ► Hạn chế ăn thức ăn mặn, đường và chất béo. ► Tránh các thực phẩm đã tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng, mì ống và đặc biệt là đường.
Kinh Vương Não Bộ – Hỗ trợ điều trị viêm não an toàn, hiệu quả.
Kinh Vương Não Bộ với sự kết hợp các dược liệu quý theo nguyên lý cộng hưởng cùng với các thành phần thiết yếu từ Y học hiện đại, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Đây được xem là giải pháp phục hồi chức năng não bộ an toàn, toàn diện và hiệu quả.
Sản phẩm có tác dụng:
- Hỗ trợ bảo vệ tế bào não trước các tác nhân oxy hóa bên trong lẫn bên ngoài, giúp ngăn chặn sự thoái hóa hay chết đi của tế bào não.
- Tạo thêm các kết nối dẫn truyền thần kinh mới và kích thích các xung động thần kinh ở não bộ để giúp cho việc tiếp nhận, vận chuyển và trao đổi thông tin giữa các tế bào não được chính xác, kịp thời và hiệu quả.
- Tăng lưu lượng máu lên não, giúp các tế bào não được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất để hoạt động.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về viêm não. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về bệnh hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm Kinh Vương Não Bộ, hãy gọi ngay đến số 0968. 570.188 hoặc truy cập website dichungnao.info để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn nhé.
Chúc bạn có một sức khỏe tốt, một trí não minh tuệ!
---- DS Khánh Linh ----