Theo thống kê mỗi năm trên thế giới có khoảng 24 triệu người có biểu hiện của rối loạn nhận thức ở tất cả các cấp độ. Đối tượng mắc rối loạn nhận thức có thể là nhiều lứa tuổi khác nhau, tuy nhiên tỷ lệ cao nhất là người bệnh ở độ tuổi trên 60.
Biểu hiện của rối loạn nhận thức
Bệnh nhân thường có các biểu hiện của rối loạn nhận thức do các tổn thương não bộ điển hình như tai biến mạch máu não, chấn thương não, phẫu thuật não, alzheimer,... Các biểu hiện của rối loạn nhận thức điển hình là:
Suy giảm trí nhớ
Có nhiều mức độ rối loạn trí nhớ khác nhau từ nhẹ đến nặng.
Ở giai đoạn đầu bệnh nhân có những biểu hiện của rối loạn nhận thức như :
► Giảm khả năng ghi nhận.
► Quên những sự kiện mới nhưng vẫn nhớ những sự kiện cũ.
► Quên những sự việc trong sinh hoạt thường ngày như : quên chìa khoá, quên số điện thoại, quên thực hiện kế hoạch trong ngày.
Các biểu hiện của rối loạn nhận thức về suy giảm trí nhớ nặng hay nhẹ tuỳ theo mức độ tổn thương não bộ hoặc chuyển biến nặng hơn theo thời gian nếu không được chữa trị kịp thời. Ở mức độ nặng, suy giảm trí nhớ có những dấu hiệu:
► Suy giảm trí nhớ tức thì: người bệnh quên ngay hoặc không nhớ chính xác những từ ngữ, hình ảnh, vấn đề vừa được nhắc đến.
► Suy giảm trí nhớ ngắn hạn: người bệnh quên những sự kiện diễn ra trong ngày, trong tháng hoặc trong vòng một năm. Rối loạn trí nhớ ngắn hạn có tỉ lệ bệnh nhân mắc phải cao nhất.
► Suy giảm trí nhớ dài hạn: Người bệnh quên các kiến thức đã hiểu biết từ nhỏ hoặc quên các kĩ năng cơ bản.
Gặp vấn đề định hướng không gian thời gian
► Người bệnh có thể quên địa chỉ nhà, tên bệnh viện mình điều trị.
► Đến một số nơi quen thuộc nhưng không nhớ đường về nhà.
► Thường xuyên đi lạc do gặp vấn đề về định hướng không gian.
Khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ
Biểu hiện của rối loạn nhận thức
► Người bệnh khó khăn trong việc diễn đạt một vấn đề (không biết cách dùng từ, nói vòng vo, nói đi nói lại một chuyện )
► Dùng từ lặp đi lặp lại.
► Không gọi tên được các đồ vật quen thuộc.
► Gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin từ bên ngoài qua ngôn ngữ.
Thao tác khó khăn
Khả năng sử dụng các phương tiện dụng cụ liên quan đến trí nhớ, sự tập trung, định hướng, khả năng tính toán và điều hành.
► Không thể sử dụng các dụng cụ quen thuộc hàng ngày như điện thoại, dụng cụ nấu ăn nhà bếp, máy giặt,...
► Người bệnh không có khả năng chi tiêu hoặc khó khăn trong việc sử dụng các công cụ cá nhân.
► Mất khả năng sử dụng phương tiện giao thông.
► Người bệnh tỏ ra vụng về với những thao tác đơn giản như mặc quần áo, mở - kéo khuy quần áo, ...
Thay đổi tính cách
Nhiều người có biểu hiện của rối loạn nhận thức dường như trở thành một con người hoàn toàn khác với họ trước đây như:
► Trở nên thờ ơ với mọi người, mọi sự việc diễn ra xung quanh mình.
► Trở nên chán ghét, khó chịu với người thân.
► Thường có những cảm xúc tiêu cực như: lo lắng, bồn chồn, nóng giận,...
Ảo giác - hoang tưởng
Hoang tưởng là một trong những biểu hiện của rối loạn nhận thức thường gặp ở những bệnh nhân bị rối loạn nặng do tổn thương não bộ.
Theo thống kê, sau tai biến mạch máu não, có khoảng 20-30 % bệnh nhân có dấu hiệu bị ảo giác và 30 - 40 % bệnh nhân bị hoang tưởng. Những biểu hiện của rối loạn nhận thức về ảo giác và hoang tưởng là:
► Người bệnh có thể có ảo giác như nhìn thấy những hình ảnh không có thật (ánh sáng, con người, sự vật,...), so thể nghe thấy một số âm thanh không có thật (tiếng mưa, tiếng nói chuyện, tiếng chửi bới,...).
► Người bệnh có thể có cảm giác kiến bò trên da, hoặc người nào đó chạm vào da thịt của họ.
► Người bệnh thấy những mùi vị kì lạ khiến họ buồn nôn và khó chịu.
► Thường có cảm giác đang có người theo dõi, làm hại mình.
Thay đổi hành vi
► Người có biểu hiện của rối loạn nhận thức thường không còn nhanh nhẹn như trước, mọi thao tác thường được thực hiện rất chậm chạp.
► Trở nên kích động, mất bình tĩnh.
Mất hoàn toàn khả năng chăm sóc bản thân
Đối với những bệnh nhân gặp phải những tổn thương não bộ nặng nề hoặc người bị alzheimer giai đoạn cuối, họ phải sống phụ thuộc vào sự chăm sóc của người thân và mất hoàn toàn khả năng tự chủ :
► Không đi lại được, nằm liệt giường.
► Không nhận biết được người thân của mình.
► Những việc đơn giản như ăn uống, vệ sinh cá nhân, đại tiện, tiểu tiện đều cần có sự trợ giúp của người chăm sóc.
Giải pháp cho người rối loạn nhận thức
Có thể thấy rằng, chứng rối loạn nhận thức khiến cuộc sống của người bệnh và cả người thân của họ trở nên rất tồi tệ.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, nếu được điều kịp thời và tích cực, người bệnh sẽ giảm dần được những biểu hiện của rối loạn nhận thức và bệnh tình có nhiều dấu hiệu chuyển biến tích cực.
Một số điều cần lưu ý khi tập luyện phục hồi chức năng nhận thức cho người bệnh:
► Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong duy trì và phục hồi sức khoẻ cho bệnh nhân rối loạn nhận thức.
► Hỗ trợ tâm lý: rối loạn nhận thức thường khiến người bệnh có cảm xúc tiêu cực, họ thường chán nản, trầm cảm, không muốn tập luyện, mất đi động lực sống. Họ cần nhận được sự quan tâm và đón nhận của gia đình - xã hội.
Bên cạnh sự chăm sóc, động viên của người thân, bệnh nhân có biểu hiện của rối loạn nhận thức cần có cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao.
► Phục hồi chức năng não bộ: thực hiện các bài tập luyện phục hồi chức năng theo hướng dẫn, để phục hồi chức năng nhận thức cần phải tăng cường nuôi dưỡng và bảo vệ các tế bào thần kinh.
Tăng cường chất dẫn truyền thân kinh để giúp tăng khả năng giao tiếp giữa các tế bào não. Từ đó não bộ sẽ hoạt động hiệu quả hơn, đẩy nhanh quá trình phục hồi và phòng tránh những bệnh lý về não bộ.
Qua những thông tin trên, bạn đã nắm bắt được các biểu hiện của rối loạn nhận thức. Rối loạn nhận thức là một dạng suy giảm chức năng não bộ nghiêm trọng tuy nhiên vẫn có những cơ hội phục hồi rõ ràng cho người bệnh nếu họ được chăm sóc đúng cách và kịp thời.
Để biết thêm thông tin về dấu hiệu và phương pháp phục hồi cho người mắc chứng rối loạn nhận thức hoặc gặp phải các vấn đề về não bộ, hãy gọi điện cho chúng tôi theo số điện thoại 0968.570.188 hoặc truy cập website dichungnao.info để được hỗ trợ và giải đáp.