Rối loạn cơ tròn bàng quang là dạng phổ biến của chứng rối loạn cơ tròn làm suy giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng tiểu tiện chủ động.

Hinh-anh-roi-loan-co-tron-bang-quang-bieu-hien-va-cach-dieu-tri-1

Khi hệ thần kinh bị tổn thương, người bệnh có thể gặp hiện tượng rối loạn cơ tròn, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng đại - tiểu tiện chủ động và gây ra chứng rối loạn cơ tròn bàng quang và rối loạn cơ tròn hậu môn. Chứng bệnh này khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, thậm chí có thể gây ra hiện tượng viêm, nhiễm,...

Cơ tròn (cơ trơn) là nhóm cơ kiểm soát các hoạt động bài tiết đại - tiểu tiện của con người. Ở người bình thường, từ khi lên 2 - 3 tuổi, cơ tròn đã bắt đầu hoàn thiện. Con người cũng hoàn toàn có thể kiểm soát và tự chủ trong việc vệ sinh cá nhân.

Rối loạn cơ tròn bàng quang là gì?

Rối loạn cơ tròn bàng quang là hiện tượng cơ thể gặp khó khăn hoặc không thể tự chủ trong việc tiểu tiện.

Thông thường ở người khỏe mạnh, bàng quang là nơi trữ nước tiểu và tống xuất nước tiểu ra bên ngoài. Quá trình này là sự phối hợp của ba bộ phận:

  • Cơ tròn bàng quang: cơ tống nước tiểu
  • Cơ vòng trong: nằm ở cổ bàng quang, lỗ niệu đạo trong
  • Cơ vòng ngoài: điều khiển việc tiểu tiện theo ý muốn
Hinh-anh-roi-loan-co-tron-bang-quang-bieu-hien-va-cach-dieu-tri-2
Rối loạn cơ tròn bàng quang gây tiểu tiện không chủ động

Khi bàng quang cảm nhận được cảm giác đau và áp lực dựa trên cảm giác tạng và cảm giác thân thể, đấy chính là khi hệ bài tiết hoạt động để cơ tròn bàng quang thực hiện chức năng tống nước tiểu ra ngoài.

Các cơ vòng giãn ra, cho phép cơ tròn bàng quang tống nước tiểu ra niệu đạo. Sự phối hợp của ba bộ phận cùng giúp con người kiểm soát việc tiểu tiện đòi hỏi sự chi phối thần kinh khỏe mạnh. Quá trình này ở người bị tổn thương hệ thần kinh khó khăn hơn nhiều. 

Biểu hiện của rối loạn cơ tròn bàng quang

Người gặp rối loạn cơ tròn bàng quang thường gặp các vấn đề trong việc tiểu tiện.

Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc nhịn tiểu, khi có cơn cần phải đi tiểu ngay lập tức. 

Một số người lại gặp tình trạng bí tiểu. Khi đó cơ thể không có cảm giác buồn tiểu, dù bàng quang đã đầy nước tiểu nhưng không nhận được tín hiệu co bóp và truyền thông tin mở cơ tròn, khiến cho người bệnh không thấy buồn tiểu và không tiểu được.

Đối với bí tiểu, có thể chia ra hai cấp độ: bí tiểu không hoàn toàn và bí tiểu hoàn toàn. Ở trường hợp bí tiểu không hoàn toàn, người bệnh có tiểu được nhưng không hết mà còn đọng lại nơi bàng quang.

Còn với người bí tiểu hoàn toàn, cách duy nhất là kiểm tra thấy bàng quang căng phình nhưng không có cơn buồn, trong trường hợp này phải có sự can thiệp và hỗ trợ giúp tống nước tiểu ra ngoài.

Hinh-anh-roi-loan-co-tron-bang-quang-bieu-hien-va-cach-dieu-tri-3
Người gặp rối loạn cơ tròn bàng quang thường gặp các vấn đề trong việc tiểu tiện

Một biểu hiện nữa cũng thường thấy chính là hiện tượng tiểu tự động. Nước tiểu tự chảy hoặc tự dừng không theo kiểm soát của bệnh nhân.

Cũng giống như rối loạn cơ tròn hậu môn, người mắc bệnh rối loạn cơ tròn bàng quang không chỉ gây phiền toái trong cuộc sống mà còn dễ ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh, gây viêm nhiễm trên da và đường tiết niệu.

Điều trị rối loạn cơ tròn bàng quang

Tuân thủ phác đồ điều trị

Hiện nay việc điều trị nội khoa cho những người mắc rối loạn cơ tròn bàng quang còn chưa có phương pháp cụ thể. Hơn nữa, trong quá trình sinh hoạt, người bệnh sẽ gặp một số các vấn đề về sức khỏe khác.

Do vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên để người bệnh được theo dõi dưới phác đồ điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, đồng thời kiểm soát các bệnh lý có thể gặp phải để hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển xấu.

Hinh-anh-roi-loan-co-tron-bang-quang-bieu-hien-va-cach-dieu-tri-4
Tuân thủ phác đồ điều trị tại các cơ sở y tế uy tín

Tích cực tập luyện phục hồi chức năng

Hiện tại vẫn chưa có phương pháp hay bài tập nào tác động trực tiếp đến nhóm cơ tròn bàng quang và giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện tình trạng rối loạn khả năng tiểu tiện.

Chính vì vậy, người bệnh thường được khuyên nên tích cực nâng cao sức khỏe toàn diện bằng cách tập luyện phục hồi toàn bộ các nhóm cơ và chức năng. 

Chăm sóc hệ tiết niệu

Chăn sóc hệ tiết liệu sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục rối loạn cơ tròn bàng quang. Quá trình chăm sóc hệ tiết niệu đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của cả người bệnh và người thân. Cần tập vệ sinh mỗi 3 tiếng 1 lần hàng ngày.

Có thể áp dụng một số động tác kích thích cảm giác buồn tiểu như xoa bóp bụng khu vực bàng quang, chườm ấm lên bàng quang khi đi tiểu tiện, hoặc nghe tiếng nước suối chảy róc rách để tăng kích thích cảm giác buồn tiểu.

Ở một số trường hợp bệnh nặng, người bệnh không thể tự tiểu tiện được sẽ được chỉ định đặt ống sonde hỗ trợ tống nước tiểu ra ngoài. Việc đặt ống sẽ hỗ trợ quá trình bài tiết đáng kể, nhưng cũng cần lưu ý giữ vệ sinh, tránh tình trạng viêm nhiễm.

Đối với sức khỏe con người, nhất là ở những người rối loạn cơ tròn bàng quang, màu sắc nước tiểu nói lên tình trạng sức khỏe rất rõ ràng.

Nếu như nước tiểu có màu sắc khác lạ, người bệnh cần được thăm khám để kịp thời phát hiện ra những bất thường và điều trị đúng đắn.

Hinh-anh-roi-loan-co-tron-bang-quang-bieu-hien-va-cach-dieu-tri-5
Màu sắc nước tiểu nói lên tình trạng sức khỏe

Chăm sóc tế bào thần kinh não bộ

Để việc điều trị rối loạn cơ tròn bàng quang đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta phải hiểu bản chất của căn bệnh. Đó là do các tế bào thần kinh bị tổn thương, vì thế việc điều trị sẽ không thể nào có tiến triển nếu như tế bào thần kinh não bộ không được chăm sóc.

Song hành cùng việc luyện tập phục hồi chức năng, người bệnh có thể nuôi dưỡng các tế bào thần kinh não bộ thông qua áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cũng như bổ sung các thực phẩm chức năng dành riêng cho não bộ.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin khái quát về  biểu hiện và cách điều trị chứng rối loạn cơ tròn bàng quang.

Nếu bạn đọc bất cứ thắc mắc nào về các bệnh lý não bộ và phương pháp phục hồi chức năng não bộ, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0968.570.188 hoặc truy cập vào website dichungnao.info để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc.