9 tháng 10 ngày mong ngóng, mẹ luôn mong sao con sinh ra được lành lặn đủ đầy. Nhưng không phải bà mẹ nào cũng may mắn được đón nhận niềm vui trọn vẹn đó. Nhiều trẻ khi vừa mới chào đời đã mắc phải các căn bệnh nguy hiểm như rối loạn nhận thức do viêm não, bại não hay các tổn thương khác về não bộ để lại nhiều di chứng nặng nề. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin về chứng rối loạn nhận thức ở trẻ bại não và lời khuyên cho phụ huynh về những điều cần biết để giúp trẻ bại não nắm giữ cơ hội được lớn lên, phát triển như một người bình thường.
Xem thêm:
Nguyên nhân rối loạn nhận thức ở trẻ bại não
Bại não là bệnh lý mãn tính xảy ra khi não bộ bị tổn thương ảnh hưởng đến sự phát triển vận động, nhận thức, ngôn ngữ, cảm giác ở trẻ.
Nguyên nhân của rối loạn nhận thức ở trẻ bại não bao gồm:
- Chấn thương vùng não xảy ra khi mang thai, trong quá trình sinh nở hoặc giai đoạn sơ sinh.
- Bị thiếu oxi trong quá trình sinh hoặc sau sinh.
- Mẹ mắc một số bệnh nguy hiểm những tháng đầu thai kỳ (rubella, cúm, thủy đậu,...).
- Nhiễm trùng nghiêm trọng những năm đầu đời.
- Trẻ gặp tai nan ở những năm đầu đời (đuối nước, ngã từ trên cao, va đập mạnh vùng đầu,...).
- Bé không được uống vitamin K ngay sau khi sinh.
- Trẻ sinh non.
- Các khiếm khuyết não bộ bẩm sinh.
Bại não được phân thành nhiều loại dựa trên đặc điểm rối loạn nhận thức ở trẻ như bại não thể liệt cứng, bại não thể múa vờn hay loạn động, bại não thể thất điều.
Một số trường hợp trẻ bị bại não với các khiếm khuyết lớn về khả năng vận động nhưng lại có sự phát triển khả năng nhận thức bình thường và ngược lại.
Biểu hiện rối loạn nhận thức ở trẻ bại não
Bên cạnh những rối loạn vận động dễ nhận thấy, việc theo dõi các rối loạn nhận thức ở trẻ bại não là điều rất cần thiết để sớm có sự tác động kịp thời nhằm nâng cao tỉ lệ phục hồi chức năng cho trẻ.
Tuy nhiên trong thực tế, việc nắm bắt được các rối loạn nhận thức ở trẻ bại não không phải là điều đơn giản vì ở độ tuổi nhũ nhi, mỗi đứa trẻ đều có sự phát triển, đặc điểm tính cách và cách thể hiện cá tính khác nhau. Bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến các dấu hiệu sau:
- Trẻ trên 3 tháng tuổi có biểu hiện thờ ơ với mọi người, mọi sự vật diễn ra xung quanh.
- Bé ít có sự tương tác với bố mẹ, người thân.
- Phản hồi chậm với tác động bên ngoài.
- Không có phản ứng với tiếng động.
- Ít thể hiện nhu cầu bản thân (không đòi bố mẹ, không đòi đồ chơi, không thể hiện thái độ vui vẻ khi nhìn thấy người thân hoặc khi được đáp ứng mong muốn,...).
- Chậm nói, nói ngọng nặng.
- Không giao tiếp với bố mẹ, người thân bằng mắt.
- Dễ giật mình, co rúm người.
- Dễ cáu kỉnh, kích động, la hét.
- Không thể hiện sự nhanh nhạy, thông minh, thích tìm hiểu và khám phá theo như đúng độ tuổi.
Điều trị rối loạn nhận thức ở trẻ bại não
Phụ huynh cần phải có sự quan tâm đặc biệt để phát hiện những rối loạn nhận thức ở trẻ bại não càng sớm càng tốt nhằm tác động điều trị và phục hồi chức năng kịp thời.
Những phương pháp điều trị rối loạn nhận thức ở trẻ bại não:
- Tập luyện phục hồi chức năng.
- Trị liệu ngôn ngữ (với trẻ gặp vấn đề trong sử dụng ngôn ngữ).
- Đào tạo kỹ năng cá nhân.
- Định hướng hòa nhập ( hướng dẫn và tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nâng cao nhận thức xã hội).
- Tác động chăm sóc các tế bào não bộ từ bên trong.
Rất khó để quá trình điều trị rối loạn nhận thức ở trẻ bại não để trẻ có khả năng phát triển hoàn toàn như một đứa trẻ bình thường. Tuy nhiên khả năng vận động, ngôn ngữ, nhận thức ở trẻ bại não có thể cải thiện đáng kể nếu có sự tác động từ sớm.
Những phương pháp này sẽ giúp trẻ có khả năng phục hồi lại các chức năng của mình và tối đa hóa khả năng chủ động trong tương lai.
Phương pháp kết hợp giúp trẻ phục hồi hiệu quả nhất
Mặc dù y học hiện nay chưa có phương pháp để điều trị triệt để và phục hồi hoàn toàn chức năng như chứng rối loạn nhận thức ở trẻ bại não, rối loạn nhận thức do viêm não, tuy nhiên để cải thiện bất cứ chức năng nào, cần có sự kết hợp các phương pháp điều trị một cách phù hợp nhất.
Thực tế hiện nay, đối với trẻ bại não, các bậc phụ huynh thường chú trọng phục hồi chức năng vận động cho con mà quên mất những rối loạn nhận thức ở trẻ bại não cũng là một chướng ngại lớn khiến các con khó khăn hơn trong việc phát triển bản thân và hòa nhập cộng đồng.
Các phụ huynh hãy nhớ rằng, mọi đứa trẻ đều cần được phát triển toàn diện cả về vận động, ngôn ngữ, nhận thức,...
Phương pháp điều trị rối loạn nhận thức ở trẻ bại não mang lại hiệu quả trong phục hồi chức năng cho trẻ hiện nay chính là phương pháp kết hợp song song tác động từ bên ngoài và cải thiện chất lượng tế bào não bộ từ bên trong bằng các thực phẩm bổ não.
Theo nghiên cứu mới nhất, một số loại thảo dược trong thiên nhiên mang lại tác động tích cực trực tiếp cho não bộ như thạch tùng răng, cao thiên ma, đinh lăng,...
Đây là những vị thuốc giúp chăm sóc, tăng cường năng lượng, cải thiện chức năng của các tế bào thần kinh não mà không hề có tác dụng phụ ảnh hưởng tới phát triển lâu dài của trẻ.
Chúng tôi hi vọng rằng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn tổng quát về chứng rối loạn nhận thức ở trẻ bại não.
Hơn hết, chúng tôi mong bạn có niềm tin rằng, chỉ cần có đủ yêu thương và hiểu biết để điều trị và chăm sóc trẻ đúng cách, trẻ bại não sẽ có cơ hội được hòa nhập cộng đồng, tự chủ cuộc sống.
Tham khảo:
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về các bệnh lý - tổn thương não bộ và phương pháp phục hồi chức năng não bộ, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0968.570.188 hoặc truy cập website dichungnao.info để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc.