Suy giảm chức năng não bộ có thể sẽ là một khái niệm mới và lạ lẫm với một số người. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu hơn thì bạn sẽ nhận ra rằng: “À, thì ra… suy giảm chức năng não bộ không có gì lạ". Thật ra, mỗi người trong chúng ta đều phải đối diện với tình trạng này hàng ngày, chỉ là ở những mức độ và hoàn cảnh khác nhau mà thôi. Dưới đây là 10 câu hỏi giúp bạn hiểu hơn về suy giảm chức năng não bộ, cùng theo dõi nhé!
1. Bộ não được cấu tạo như thế nào?
"Như rắn mất đầu”– là câu nói mà ông bà ta đã tích lũy kinh nghiệm không chỉ về mặt nghĩa bóng mà còn chính xác cả về mặt nghĩa đen khi nói đến chức năng của não bộ.
Não bộ đảm nhận nhiều chức năng
Bộ não đảm nhiệm rất nhiều vai trò, gần như là trung tâm điều khiển mọi cơ quan trên cơ thể. Từ khi mới sinh đến lúc trưởng thành, não bộ người có nhiều sự thay đổi lớn. Lúc mới sinh, trung bình não của một đứa trẻ nặng khoảng 450g, thời thơ ấu nặng khoảng 910g. Đến khi trưởng thành, trung bình não bộ của người phụ nữ nặng 1220g, nam giới nặng khoảng 1360g.
Não bộ là một khối mềm, cấu tạo bởi các tế bào thần kinh neuron, tế bào thần kinh đệm, dây thần kinh và mạch máu. Đây là cơ quan lớn và phức tạp nhất của cơ thể, được tạo thành từ hơn 100 tỷ tế bào thần kinh liên kết đến tủy sống – “giao tiếp” với nhau qua hàng nghìn tỷ kết nối được gọi là khớp thần kinh (synap).
>>> Xem thêm: Rối loạn cảm giác da – Di chứng não nguy hiểm và cách phòng tránh
2. Não bộ có chức năng quan trọng gì?
Não đóng vai trò là trung tâm chỉ huy toàn bộ hệ thống thần kinh của cơ thể thông qua việc nhận tín hiệu từ các cơ quan, xử lý và đưa thông tin đến cơ quan đích. Thế nên, não - tủy sống - dây thần kinh sẽ tạo thành hệ thống thần kinh trung ương, tham gia điều chỉnh các chức năng về thể chất và tinh thần của chúng ta.
Một số dây thần kinh trong não đi thẳng vào mắt, tai và các bộ phận khác ở đầu. Các dây thần kinh khác kết nối não với những bộ phận của cơ thể thông qua tủy sống để kiểm soát chức năng, từ hơi thở cho đến vận động.
10 chức năng vùng vỏ não
Cụ thể, não bộ đảm nhiệm 10 chức năng sau:
- Trung não tham gia điều khiển các cử động mắt, cầu não chịu trách nhiệm trong việc phối hợp cử động mắt, mặt, biểu cảm khuôn mặt, nghe và thăng bằng.
- Hành tủy chịu trách nhiệm kiểm soát nhịp thở, huyết áp, nhịp tim và cử động nuốt. Hệ lưới kiểm soát mức độ thức tỉnh, mức độ nhận thức về môi trường xung quanh và liên quan đến giấc ngủ. Trong 12 dây thần kinh sọ não, 10 dây xuất phát từ thân não, kiểm soát cử động mắt, biểu cảm khuôn mặt, vị giác, cử động nuốt, cử động mặt, cổ, vai, lưỡi.
- Tiểu não giúp phối hợp các động tác, tạo nhịp điệu khi cử động (như vẽ tranh, tập luyện thể thao,…). Nó còn giúp duy trì tư thế, cảm giác cân bằng, kiểm soát trương lực các cơ và vị trí tay chân.
- Vùng dưới đồi kiểm soát một số chức năng như: Ăn, ngủ, tình dục, cảm xúc, điều hòa thân nhiệt, vận động và sản sinh các nội tiết tố.
- Thùy trán là thùy lớn nhất trong bốn thùy não. Nó chịu trách nhiệm cho các chức năng như lời nói, trí tuệ, hành vi, kỹ năng vận động. Vỏ não trán trước đóng vai trò quan trọng về trí nhớ, sự thông minh, khả năng tập trung, tích cách.
- Thùy chẩm nằm phía sau não, chịu trách nhiệm quá trình cảm nhận màu sắc, hình dáng.
- Thùy đỉnh phân tích đồng thời tín hiệu nhận được từ những vùng khác nhau của não, từ đó tổng hợp đưa ra các thông tin, cảm nhận, ý nghĩa mới của sự vật.
- Thùy thái dương tham gia vào bộ nhớ thị giác, giúp nhận biết sự vật, khuôn mặt, tham gia vào bộ nhớ ngôn ngữ, phân tích cảm xúc và phản ứng của người khác.
- Hệ viền liên quan đến cảm xúc. Trong hệ thống này có vùng dưới đồi, một phần của vùng đồi thị, hạnh nhân (liên quan hành vi hung hăng) và vùng hải mã (liên quan đến khả năng ghi nhớ thông tin).
- Tuyến yên kiểm soát nội tiết tố (hormone), chịu trách nhiệm kiểm soát và điều hòa quá trình tăng trưởng, phát triển cũng như chức năng của các tuyến khác như: Tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến thượng thận,…
Như vậy, bán cầu não trái chịu trách nhiệm về ngôn ngữ và lời nói, bán cầu não thì có vai trò chủ đạo hơn trong xử lý thông tin cũng như xác định không gian.
Bình thường, khi chúng ta xử lý một việc đơn giản nào đó thì não bộ phải thực hiện hàng ngàn quy trình để đảm bảo mọi thứ hoàn thành đúng và chính xác. Chính vì vậy, chức năng não ổn định và được củng cố, tăng cường, thực sự là “hạt mầm” quý giá cho một cuộc sống khỏe mạnh. Ngược lại, bất cứ tổn thương nào xảy ra tại đây cũng có thể khiến não bộ bị suy giảm chức năng.
>> Xem thêm: 7 thói quen gây tổn thương não bộ mà bạn không ngờ tới. XEM NGAY!
3. Biểu hiện suy giảm chức năng não bộ ra sao?
Biểu hiện của sự suy giảm chức năng não bộ khác nhau tùy thuộc vị trí và mức độ tổn thương của từng khu vực mà các tế bào não đó bị ảnh hưởng, phổ biến là:
- Rối loạn ngôn ngữ: Khó phát âm, khó diễn đạt bằng ngôn ngữ.
- Rối loạn nhận thức: Mất khả năng tư duy, mất hoặc giảm trí nhớ.
- Rối loạn vận động: Yếu, liệt vận động.
- Rối loạn cảm xúc và cảm giác: Trầm cảm, lo lắng; Giảm hoặc mất cảm giác tại một số vùng của cơ thể.
- Rối loạn cơ tròn: Khó nuốt, đại - tiểu tiện không tự chủ.
Suy giảm chức năng não bộ gây rối loạn nhận thức
Những biểu hiện dưới đây có thể cho chúng ta biết tổn thương nằm ở vùng nào của não bộ:
Tổn thương não trái
- Khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ (tiếp nhận ngôn ngữ).
- Khó khăn trong việc nói hoặc phát ra tín hiệu bằng lời nói (diễn đạt ngôn ngữ).
- Phản ứng tiêu cực (trầm cảm, lo lắng).
- Suy giảm trí nhớ về từ vựng.
- Logic kém.
- Khó khăn khi sắp xếp theo thứ tự.
- Liệt nửa người bên phải.
Tổn thương não phải
- Suy giảm thị giác.
- Suy giảm trí nhớ trực quan.
- Liệt nửa người bên trái.
- Suy giảm nhận thức.
- Thay đổi sự sáng tạo và cảm thụ về âm nhạc.
- Mất khả năng suy nghĩ, ghi nhớ bằng hình ảnh.
- Giảm sự kiểm soát đối với các chuyển động cơ thể bên trái.
Tổn thương não khuếch tán
- Giảm tốc độ suy nghĩ.
- Lú lẫn.
- Giảm chú ý và tập trung.
- Mệt mỏi.
- Kỹ năng nhận thức (tư duy) bị suy giảm trong tất cả các lĩnh vực.
- Yếu, liệt vận động.
>> XEM THÊM: Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi – Cách chăm sóc và điều trị hiệu quả!
4. Đâu là tác nhân khiến chức năng não bộ bị suy giảm?
Có hàng trăm tác nhân ảnh hưởng đến chức năng não bộ. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia thành 5 loại chính:
- Chấn thương đầu, chấn thương sọ não.
- Tổn thương mạch máu não như: Phình động mạch hoặc đột quỵ (tai biến mạch máu não).
- Khối u não.
- Rối loạn thoái hóa thần kinh như mất trí nhớ, Alzheimer, bệnh Parkinson hoặc bệnh Huntington.
- Điều kiện tâm lý: Stress, lo lắng, trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt,…
Bạn đang bị suy giảm chức năng não bộ hay đang tìm kiếm một giải pháp hiệu quả cho tình trạng này. Hãy gọi điện cho chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn cước 18006105 để được hỗ trợ:
5. Cơ chế gây suy giảm chức năng não bộ là gì?
Giới chuyên gia cho biết, chức năng não bộ bị suy giảm theo 3 cơ chế chính:
Bít tắc mạch máu, chèn ép tế bào thần kinh
Sự xuất hiện của các cục máu đông bất thường, tụ máu do va đập, chấn thương hoặc những mảng lão hóa của tế bào thần kinh sẽ khiến cho quá trình lưu thông máu để nuôi não không được đảm bảo, dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày, thiểu dưỡng, dẫn đến thoái hóa và chết đi.
Khi nguồn nuôi dưỡng mất đi, chất độc trong quá trình sinh hóa bình thường của các tế bào không được đào thải kịp thời sẽ gây độc trở lại cho tế bào. Đây chính là lý do khiến cho chức năng của từng tế bào thần kinh não bộ nói chung và các phân khu thần kinh của não bộ không được đảm bảo.
Tất yếu sẽ dẫn đến những di chứng ngắn hạn hoặc dài hạn như: Rối loạn ngôn ngữ, rối loạn nhận thức, liệt vận động, suy giảm thị lực, rối loạn cảm giác,… mà người mắc bệnh lý não đang phải gánh chịu.
Thoái hóa, tổn thương tế bào thần kinh não bộ
Ngoài tác nhân lão hóa thì mỗi ngày, mỗi giờ, bộ não của chúng ta đều thải ra một lượng không nhỏ các gốc tự do – chất độc với tế bào, đồng minh của lão hóa. Cường độ hoạt động của não bộ càng cao thì lượng chất độc này càng nhiều.
Khi tế bào não bị thoái hóa, tổn thương thì làm sao có thể đảm bảo cho các hoạt động tiếp nhận, lưu trữ, xử lý, truyền tải thông tin được trọn vẹn, nhanh chóng và hiệu quả như trước đây.
Điều này cũng là một trong những lý do khiến cho người bệnh không tự chủ cũng như khó có thể kiểm soát được hoạt động, thao tác như họ mong muốn.
Ngoài ra, một số tác nhân khác có thể thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa tế bào mà bạn nên lưu tâm đó là: Căng thẳng, stress, mất ngủ kéo dài,…
Mất kết nối giữa các tế bào não
Hai nguyên nhân trên nếu không được khắc phục sẽ làm “chết” tế bào rải rác, toàn diện hoặc cục bộ. Nguyên nhân là bởi các tế bào thần kinh không tồn tại độc lập mà có sự liên kết cực kỳ phức tạp với nhiều tế bào “hàng xóm” bên cạnh qua khớp thần kinh (synap).
Nếu như một tế bào phải chịu tổn thương hay thoái hóa sẽ khiến cho đường truyền thông tin giữa não bộ và các cơ quan trong cơ thể bị gián đoạn. Hậu quả là kéo theo những sự cố ngoài ý muốn trong hoạt động có ý thức hàng ngày cũng như phối hợp vận động của cơ thể như: Thao tác chậm chạp, không chuẩn xác, sai lệch, thậm chí là liệt vận động.
>>> XEM THÊM: 5 thực phẩm giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ ở người già. XEM NGAY!
6. Bị suy giảm chức năng não bộ nên uống thuốc gì?
Tùy vào tình trạng bệnh mà phương pháp điều trị nội khoa sẽ sử dụng những thuốc điều trị tương ứng. Ví dụ, sử dụng nhóm memantine cho người bị Alzheimer hay thuốc chống đông máu cho người bị tai biến mạch máu não, bị thiếu máu não sẽ uống thuốc tăng cường tuần hoàn,...
Vì các nguyên nhân làm suy giảm chức năng não bộ rất đa dạng nên nhóm thuốc điều trị cũng rất phong phú. Muốn biết tình trạng bệnh của mình nên dùng thuốc nào, bạn cần có sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa.
7. Tập phục hồi chức năng có giúp cải thiện chức năng não bộ và các cơ quan không?
Tập phục hồi chức năng là biện pháp cần thiết để giúp người bệnh khôi phục lại những chức năng bình thường của cơ thể. Mục tiêu chính của phục hồi chức năng là:
- Tối đa hóa kết quả phục hồi các chức năng để người bệnh trở về cuộc sống bình thường nhất có thể.
- Tối đa hóa chất lượng cuộc sống.
- Tối đa hóa sự hòa nhập cộng đồng.
Để đạt được 3 mục tiêu chính này, người bệnh ngoài cần đến sự hướng dẫn của các chuyên gia thì việc chăm sóc, động viên từ phía gia đình cũng rất quan trọng.
Tập phục hồi chức năng não bộ và các cơ quan
Phục hồi chức năng có thể bao gồm nhiều cấp độ chăm sóc và sẽ khác nhau giữa các cá nhân dựa trên một số yếu tố như: Mức độ nghiêm trọng của tổn thương, quyền ưu tiên của bệnh nhân/gia đình và khuyến nghị của đội ngũ chuyên gia.
Quy trình chung trong giai đoạn phục hồi chức năng như sau:
- Sau khi bị tổn thương não bộ, người bệnh có thể được đưa vào cơ sở chăm sóc khẩn cấp (bệnh viện).
- Khi đã ổn định về mặt y tế và có thể tham gia trị liệu, họ có thể được chuyển đến bệnh viện phục hồi chức năng, cơ sở chăm sóc dài hạn hoặc ngắn hạn.
- Sau khi phục hồi chức năng nội trú, người bệnh có thể được xuất viện và bắt đầu điều trị ngoại trú trong ngày, điều trị ngoại trú hoặc các dịch vụ y tế tại nhà.
- Theo thời gian, họ có thể tự sống độc lập và tham gia nhiều hơn vào công việc/hoạt động xã hội.
8. Chế độ sinh hoạt cho người bị suy giảm chức năng não bộ như thế nào?
Dù cho bạn khỏe mạnh hay đang gặp những vấn đề về suy giảm chức năng não bộ thì đều nên áp dụng những biện pháp sau đây để hỗ trợ, kích thích và bảo vệ bộ não.
- Tập thể dục: Luyện tập thể thao thường xuyên sẽ kích thích lượng máu đi khắp cơ thể, bao gồm cả não bộ.
- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe nói chung mà còn có thể dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức.
- Bảo vệ đầu: Luôn đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, tham gia hoạt động mạo hiểm hay là chơi các môn thể thao tiếp xúc. Nhớ thắt dây an toàn khi ngồi trong xe ô tô để có thể đảm bảo cho chuyến hành trình dài tránh khỏi những chấn thương về não.
- Vận động trí não nhiều hơn: Cải thiện chức năng ghi nhớ, nhận thức bằng trò chơi ô chữ, đố vui, đọc sách báo hoặc học một điều gì đó mới mẻ để bộ não có cơ hội được hoạt động, các tế bào não được tương tác, kết nối với nhau nhiều hơn. Từ đó, củng cố, phát triển và duy trì chức năng của não bộ.
>>> Xem thêm: Vitamin giúp tăng cường trí nhớ – Biện pháp giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ không nên bỏ qua
9. Bị suy giảm chức năng não bộ nên ăn gì bổ não?
Hãy là người mua hàng thông minh, là người nội trợ tài giỏi ngay trong việc lựa chọn những thực phẩm tốt cho sự khỏe mạnh của não bộ. Những thực phẩm có tác dụng bổ não thường chứa acid béo omega 3, vitamin B và D,... Cụ thể:
Các loại rau bổ não
Vitamin và khoáng chất có trong nhiều loại trái cây, rau quả sẽ giúp chuyển đổi glucose thành năng lượng, acid amin thành chất dẫn truyền thần kinh đơn giản, chất béo thiết yếu thành các dạng phức tạp hơn để cung cấp cũng như nuôi dưỡng nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả não. Bạn có thể tìm thấy nhiều chất dinh dưỡng tốt cho não trong các loại rau sau:
- Rau chân vịt: Là một loại rau tốt cho não, vì nó giàu vitamin A, C, B1, B2 và có một lượng lớn chất diệp lục cùng acid folic.
- Ngoài rau chân vịt, các loại rau xanh đậm như: Bông cải xanh, cải bắp, cần tây,... cũng chứa nhiều acid folic, magie rất tốt cho não.
- Cà rốt chứa một hợp chất gọi là luteolin, có thể làm giảm nguy cơ mất trí nhớ và viêm liên quan đến tuổi tác xảy ra trong não.
- Bí đỏ (bí ngô): Loại thực phẩm bổ não phổ biến vì chứa một chất cần thiết cho hoạt động của não là acid glutamic - đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các tế bào thần kinh, giúp chúng phản ứng, chuyển hóa hiệu quả và nhạy bén hơn. Acid glutamic còn tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp loại bỏ amoniac, cải thiện khả năng học tập và trí nhớ của não.
Ngoài ra, bí ngô cũng rất giàu tryptophan, một thành phần protein mà tế bào thần kinh thường sử dụng để tổng hợp serotonin (chất tăng hưng phấn, giúp tinh thần thoải mái). Vì vậy, bí ngô được coi là thực phẩm bổ não, giúp phát triển trí óc, giải quyết vấn đề thiếu hụt tryptophan một cách tự nhiên mà bạn không nên bỏ qua.
- Nấm kim châm: Bạn có thể không biết loại nấm nhỏ này chứa tới 16 acid amin, 8 trong số đó rất quan trọng đối với cơ thể con người. Loại nấm này cũng chứa nhiều lysine và kẽm giúp não khỏe mạnh hơn, cải thiện trí nhớ, tập trung làm việc - học tập hiệu quả.
Nấm kim châm giúp bổ não
Các loại thịt bổ não
- Acid béo omega-3 và omega-6 rất có ích cho tế bào não, vì chúng là nguyên liệu cấu tạo nên tế bào thần kinh và chất dẫn truyền thần kinh giữa các tế bào, giúp não bộ khỏe mạnh, nhạy bén, minh mẫn, cải thiện trí nhớ. Omega-3 có nhiều trong cá và hải sản, đặc biệt là loại cá béo như: Cá cơm, cá mòi, cá ngừ, cá hồi, cá tuyết, cá trích, cá basa, cá thu. Hàng tuần, bạn nên bổ sung các loại cá này và dầu cá để giúp bổ não, tốt cho não bộ và hệ thần kinh.
- Phospholipids cũng là chất dinh dưỡng có lợi cho não, bởi vì chúng giúp tạo ra myelin giúp bọc các dây thần kinh và tăng cường tín hiệu nhạy bén. Bạn có thể thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều phospholipid như: Lòng đỏ trứng, thịt, nội tạng động vật,... vào thực đơn.
- Acid amin cũng là chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết để nuôi dưỡng não, bởi vì chúng là thành phần của chất dẫn truyền thần kinh mang tín hiệu từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác. Những acid amin này có nhiều trong thực phẩm giàu protein như: Thịt, cá và trứng.
Các loại hạt bổ não
Để nuôi dưỡng, bồi bổ não, hãy ăn nhiều các loại hạt sau:
- Lạc (đậu phộng): Lạc giàu lecithin và cephalin, rất quan trọng đối với hệ thần kinh để trì hoãn sự suy giảm chức năng não, ức chế kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa huyết khối não,tăng lưu thông, tuần hoàn máu, cải thiện trí nhớ, chống lão hóa não.
- Hạt kê: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn thực phẩm làm từ hạt kê có thể ngăn ngừa xơ cứng động mạch, chống lão hóa, bởi vì nguyên liệu này rất dồi dào acid glutamic nên giúp tăng cường trí nhớ, khiến não trở nên khỏe mạnh và minh mẫn hơn.
- Ngô (bắp): Ngô chứa nhiều acid linoleic cùng acid béo không bão hòa khác nên bảo vệ mạch máu và não, tăng sự trao đổi chất của các tế bào não, ngăn ngừa suy giảm chức năng não bộ.
- Lúa mì, lúa mạch: Nên ăn lúa mì và thực phẩm làm từ lúa mì thường xuyên (bánh mì, gạo nâu, mì ống,...) bởi chúng sẽ cung cấp nguồn năng lượng, vitamin B, mangan, magie cần thiết cho não.
Bạn đang bị suy giảm chức năng não bộ hay đang tìm kiếm một giải pháp hiệu quả cho tình trạng này. Hãy gọi điện cho chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn cước 18006105 để được hỗ trợ:
>>Xem thêm: 4 cách "kích hoạt" não bộ để khắc phục hội chứng suy giảm trí nhớ!
10. Nên dùng thảo dược nào giúp phục hồi chức năng não bộ?
Như đã trình bày ở trên, chức năng não bộ suy giảm do 3 nguyên nhân “cốt lõi”. Do đó, muốn phục hồi chức năng não bộ, cần đáp ứng được cả 3 mục tiêu: Tăng cường tuần hoàn não, tăng cường dẫn truyền thần kinh và tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cho não bộ.
Hiện nay, các phương pháp thường chỉ giúp tăng cường tuần hoàn máu não, tác động vật lý bên ngoài để phục hồi chứ không tác động từ sâu bên trong. Hiểu được điều này, các nhà khoa học đã dùng nhiều thảo dược quý để bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinh Vương Não Bộ đáp ứng được cả 3 mục tiêu này. Cụ thể:
Tăng cường tuần hoàn não nhờ các thành phần: Cao natto, đinh lăng, L-carnitine.
- Cao natto: Cục máu đông là một trong những nguyên nhân chính gây tắc mạch, giảm lưu thông máu đến não. Cao natto có chứa thành phần nattokinase đã được chứng minh có hiệu quả vượt trội trong việc phá tan các cục máu đông. Từ đó, tăng cường lưu lượng máu lên não, tăng nuôi dưỡng tế bào não.
Nattokinase trong cao natto giúp phá tan cục máu đông
- Đinh lăng: Giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường tuần hoàn trong cơ thể. Nhờ vậy, đinh lăng giúp não được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn.
- L - Carnitine trong Kinh Vương Não Bộ là một loại vitamin cũng đem lại hiệu quả giúp tăng cường tuần hoàn não, lưu thông máu trong cơ thể.
Tăng dẫn truyền thần kinh nhờ các thành phần: Thạch tùng răng, boron, sulbutiamine, thiên ma.
- Thạch tùng răng: Chứa huperzine A có tác dụng tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, cải thiện khả năng ghi nhớ và nhận thức, đặc biệt giúp hình thành kết nối mới giữa các tế bào não bị tổn thương với tế bào lành. Từ đó, phục hồi đáng kể các liên kết, cầu nối tế bào, tăng cường xung động thần kinh và cải thiện tốc độ của cung phản xạ.
Thạch tùng răng tăng cường dẫn truyền thần kinh giữa tế bào lành và tế bào bị tổn thương
- Thiên ma: Tế bào thần kinh là nơi sử dụng năng lượng nhiều nhất cơ thể. Do đó, não bộ là cơ quan sản sinh ra nhiều gốc tự do nhất. Sự tích lũy gốc tự do sẽ làm tổn thương đến các tế bào thần kinh, gây suy giảm chức năng não bộ. Gastrodin glucoside phenolic là thành phần chính được chiết xuất từ thân rễ của thiên ma, giúp bảo vệ tế bào thần kinh nhờ làm chậm sự suy thoái do lão hóa, loại bỏ gốc tự do và ngăn ngừa nhiễm độc thần kinh.
- Boron là nguyên tố vi lượng mà cơ thể không tự tổng hợp được, giúp cải thiện chức năng não bộ, tăng khả năng phối hợp giữa các giác quan như mắt và tai.
- Sulbutiamine tham gia điều hòa dẫn truyền xung động thần kinh, kích thích hoạt động của não bộ, hỗ trợ bảo vệ tế bào não.
Tăng cường dinh dưỡng, tăng năng lượng cho não bộ và hệ thần kinh nhờ các thành phần: Đinh lăng, L-carnitine, sulbutiamine.
- Đinh lăng giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, hoạt hóa nhẹ vỏ não, cải thiện chức năng tiếp nhận thông tin của hệ thần kinh.
Đinh lăng giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho não bộ
- L - Carnitine là chất dinh dưỡng tự nhiên đóng vai trò thiết yếu trong chuyển hóa năng lượng cơ thể, giúp tăng cường năng lượng tế bào, cải thiện chức năng não bộ.
- Sulbutiamine là dẫn xuất tổng hợp của thiamine (vitamin B1). Tuy nhiên, không giống với vitamin B1, hoạt chất này tan trong dầu nên nó dễ dàng đi qua được hàng rào máu não, đến hệ thần kinh và cho tác dụng. Sulbutiamine giúp tăng cường dinh dưỡng cho não bộ, kích thích hoạt động của não bộ, hỗ trợ bảo vệ tế bào não.
Như vậy, mỗi thành phần trong Kinh Vương Não Bộ có những chức năng riêng trong việc hỗ trợ hoạt động tế bào não. Khi các thành phần này kết hợp với nhau sẽ mang lại hiệu quả cộng hưởng trong quá trình điều trị phục hồi chức năng não bộ, giúp người bệnh trở về cuộc sống tự chủ, sinh hoạt không phụ thuộc sớm nhất.
Sử dụng Kinh Vương Não Bộ sau bao lâu thì có hiệu quả? Dùng lâu dài được không?
Với những tác dụng kể trên, Kinh Vương Não Bộ đem lại những hiệu quả tích cực giúp tăng cường chức năng não bộ. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nên để có hiệu quả rõ rệt thì thời gian sử dụng cần kéo dài. Tùy từng những trường hợp cụ thể mà tốc độ cải thiện khi sử dụng Kinh Vương Não Bộ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp, chức năng não bộ được phục hồi qua những giai đoạn như:
- Từ 1 - 2 tháng: Giảm nhẹ các triệu chứng như suy giảm trí nhớ, lú lẫn, đại tiểu tiện không tự chủ, khó nói, yếu cơ,...
- Từ 3 - 4 tháng: Nói rõ, tự chủ hơn, khả năng ghi nhớ được cải thiện, bắt đầu có khả năng đi lại chậm chạp từng quãng ngắn.
- Sau 6 tháng - 1 năm: Phục hồi toàn diện. Bệnh nhân tự chủ, ghi nhớ tốt, phục hồi dẫn các chức năng của cơ thể, giảm sự phụ thuộc vào người khác đáng kể.
Quá trình phục hồi ở những bệnh nhân nặng có thể chậm hơn. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều nhận thấy những cải thiện rõ rệt sau một thời gian sử dụng.
Kinh Vương Não Bộ thúc đẩy sự phục hồi chức năng của não bộ
Tuy nhiên, vấn đề tiếp theo mà nhiều người lo ngại lại là dùng sản phẩm trong thời gian dài như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Có thể thấy rằng, Kinh Vương Não Bộ là sản phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên nên lành tính với người dùng. Sử dụng Kinh Vương Não Bộ trong một thời gian dài sẽ giúp não bộ nhanh chóng hồi phục mà không xảy ra bất kỳ tác dụng không mong muốn nào.
Để sử dụng Kinh Vương Não Bộ có hiệu quả, bạn cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng, thời gian và kiên trì đến hết liệu trình. Cụ thể:
- Trường hợp suy giảm chức năng não bộ nhẹ và vừa: Uống 2 viên/lần, 2 lần/ngày.
- Trường hợp suy giảm chức năng não bộ để lại di chứng não: Uống 2 - 3 viên/lần, 2 lần/ngày.
Lưu ý: Uống Kinh Vương Não Bộ cách xa bữa ăn 30 phút - 1 tiếng và sử dụng ít nhất 3 - 6 tháng/đợt hoặc có thể lâu hơn cho đến khi bệnh nhân khôi phục hoàn toàn.
Bạn đang bị suy giảm chức năng não bộ hay đang tìm kiếm một giải pháp hiệu quả cho tình trạng này. Hãy gọi điện cho chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn cước 18006105 để được hỗ trợ:
Chia sẻ của khách hàng
Trên thực tế, nhiều người sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinh Vương Não Bộ đã phục hồi sức khỏe. Tiêu biểu như:
>>> Trường hợp của cô Phạm Thị Bích Lan (SĐT: 0772.660.099, trú tại số 3, lầu 9, chung cư Sơn An, Tam Hoa, Biên Hòa, Đồng Nai). Từng bị nhồi máu não, liệt nửa người, 2 năm rưỡi không đi lại được nhưng may mắn tìm được đúng biện pháp, cô Lan đã vận động trở lại bình thường chỉ sau khoảng 2 tháng. Mời bạn xem chi tiết chia sẻ của cô Lan tại đây:
>>> Trường hợp của bác Đinh Ngọc Ánh (Times City, Hà Nội). Sau khi bị tai biến mạch máu não, bác Ánh đã hồi phục sức khỏe gần như hoàn toàn nhờ được chú trọng áp dụng phục hồi chức năng đồng bộ sớm bằng cách sử dụng Kinh Vương Não Bộ. Mời bạn xem chi tiết chia sẻ của bác Ánh TẠI ĐÂY.
>>> Trường hợp của cụ bà Nguyễn Thị Hào (Hưng Yên): Từng bị suy giảm trí nhớ quên hết tên con cháu, cụ Hào đã khôi phục phần nào khả năng ghi nhớ của mình. Mời bạn xem chi tiết câu chuyện của cụ Hào TẠI ĐÂY.
>>> Anh Phùng Minh Đức (Khu đô thị Xa La – Hà Đông – Hà Nội): Hành trình phục hồi di chứng chấn thương sọ não và phẫu thuật não để tìm lại cuộc sống tự chủ. Mời bạn xem chi tiết chia sẻ của anh Đức TẠI ĐÂY.
Chị Hồng Nhung chia sẻ tình trạng của ông sau khi dùng Kinh Vương Não Bộ:
Sau khi dùng Kinh Vương Não Bộ, bác của chị Thảo Vân đã cải thiện tốt:
Góc nhìn của chuyên gia
Dùng Kinh Vương Não Bộ hỗ trợ cải thiện khó nói, khó vận động sau tai nạn lâu dài có được không? Chuyên gia Cao Minh Châu cho biết: “Kinh Vương Não Bộ là thực phẩm chức năng an toàn, chưa nhận được phản hồi về tác dụng phụ, có thể dùng lâu dài”.
Mời bạn đón xem Hội nghị quốc tế về Khoa học công nghệ và Giải pháp tăng cường công tác phục hồi chức năng trong video dưới đây:
Giải thưởng uy tín của Kinh Vương Não Bộ
Kinh Vương Não Bộ vinh dự nhận các danh hiệu của nhà nước trao tặng
Kinh Vương Não Bộ cam kết hoàn tiền 100% nếu sử dụng không hiệu quả
Trong suốt thời gian có mặt trên thị trường, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinh Vương Não Bộ đã giúp hàng ngàn người khắc phục các di chứng não như: Liệt, méo miệng, khó nói, đại tiểu tiện không tự chủ,… Với những hiệu quả đã đạt được, để tiếp tục khẳng định chất lượng sản phẩm, nhãn hàng Kinh Vương Não Bộ cam kết hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả. Thông tin xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Hiện tượng suy giảm chức năng não bộ có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, khi sử dụng Kinh Vương Não Bộ, bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Sản phẩm đem lại những tác dụng tích cực và an toàn cho người bệnh. Vì vậy, hãy sử dụng ngay hôm nay, bạn nhé!
Mọi thắc mắc cần giải đáp liên quan đến vấn đề suy giảm chức năng não bộ hay đặt mua sản phẩm Kinh Vương Não Bộ với giá ưu đãi nhất, hãy liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước: 18006105 hoặc hotline (Zalo/Viber): 0902.207.739 để được các chuyên gia tư vấn hỗ trợ trực tiếp nhé.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khánh Vũ