Mọi người thường chủ quan cho rằng suy giảm trí nhớ là chứng bệnh của người giá nên khi được phát hiện bệnh nhân thường đã ở giai đoạn cuối của alzheimer và khó có cơ hội phục hồi. Bài viết sau đây sẽ trình bày những điều cần biết về chứng rối loạn nhận thức do alzheimer và phương pháp kiểm soát bệnh này giúp người cao tuổi có hạnh phúc tuổi già trọn vẹn.
>>> Xem thêm:
Biểu hiện của rối loạn nhận thức do Alzheimer
Đối lập với rối loạn nhận thức ở trẻ bại não, rối loạn nhận thức do alzheimer hầu hết xảy ra ở người cao tuổi. Những năm gần đây, tuổi thọ trung bình tăng lên kéo theo sự gia tăng số lượng người già mắc bệnh alzheimer.
Nếu như cách đây chỉ khoảng 10 năm, cái tên alzheimer dường như còn khá xa lạ ở Việt Nam thì hiện nay, đây được coi là bệnh phổ biến.
Biểu hiện rõ ràng nhất của alzheimer là sự suy giảm nhận thức, những dấu hiệu rối loạn nhận thức do alzheimer được biểu hiện từ nhẹ đến nặng, cụ thể như sau:
Suy giảm trí nhớ
- Khó khăn trong ghi nhớ thông tin mới.
- Khó khăn trong sinh hoạt do đãng trí ( quên đồ dùng, quên lịch hẹn, quên các thông tin cần nhớ,...)
- Quên một số phần kí ức, quên các kĩ năng, kiến thức đã có từ trước.
Giảm ngôn ngữ
- Khó khăn trong diễn đạt suy nghĩ.
- Khó khăn trong cách tìm từ, dùng từ phù hợp.
- Mất nhiều thời gian để trình bày vấn đề đơn giản.
- Giảm sự lưu loát khi nói chuyện.
Suy giảm thị giác không gian
- Giảm nhận biết thông qua hình ảnh.( không nhận ra người thân, không gọi tên các đồ vật quen thuộc)
- Giảm khả năng định hướng ( thường đi lạc ở những nơi quen thuộc )
Giảm chức năng điều hành
- Giảm khả năng xây dựng kế hoạch, sắp xếp thời gian, giải quyết vấn đề.
- Khó khăn trong tiếp nhận thông tin, xử lý vấn đề.
- Suy giảm khả năng tư duy, tiếp nhận vấn đề mới.
- Khó khăn trong điều hành các hoạt động thường ngày như mua bán, chi tiêu, điều khiển phương tiện giao thông,..,
- Khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân.
Thay đổi tính cách
- Thơ ơ với mọi người, mọi sự vật diễn ra xung quanh.
- Tính cách thay đổi như đứa trẻ, tự xem mình là trung tâm.
- Kích động về lời nói.
- Kích động về hành động.
- Đi lang thang không có chủ đích.
Rối loạn giấc ngủ
- Mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn.
Trầm cảm:
- Ở giai đoạn giữa của rối loạn nhận thức do alzheimer, người bệnh thường có dấu hiệu trầm cảm như ủ rũ, thờ ơ, chán nản, mất động lực sống,...
Vì sao bệnh Alzheimer gây rối loạn nhận thức?
Bệnh alzheimer xảy ra khi các tế bào thần kinh não bộ tại các khu vực điều khiển chức năng trí nhớ - nhận thức và các chức năng tâm thần bị thoái hóa.
Do quá trình lão hóa, các tế bào não bộ bị tổn thương DNA nên hình thành các protein bị “lỗi”, được gọi là beta-amyloid. Các protein “lỗi” này lại có khả năng liên kết lại với nhau, tạo thành các mảng protein vón cục, ngăn chặn việc truyền tín hiệu giữa các tế bão não với nhau.
Beta-amyloid làm chết tế bào não và gây ra các triệu chứng mất trí nhớ, suy giảm nhận thức. Các nhà khoa học nhận thấy rằng mô bị bệnh Alzheimer có số lượng tế bào thần kinh và khớp nối thần kinh ít hơn hẳn đối với não bình thường.
Cho tới thời điểm này, vẫn chưa có kết luận cụ thể về nguyên nhân gây ra bệnh alzheimer, tuy nhiên các nhà khoa học đã xác định được một số yếu tố nguy cơ làm tăng tiến triển bệnh và làm trầm trọng hơn các biểu hiện rối loạn nhận thức do alzheimer, đó là: vấn đề tuổi tác, di truyền, chấn thương não,...
Kiểm soát rối loạn nhận thức do Alzheimer
Thực tế cho thấy, để phục hồi hoàn toàn chức năng nhận thức ở bệnh nhân alzheimer là điều rất khó, đặc biệt khó hơn khi hầu hết người bệnh đều phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, lúc này, các tế bào thần kinh não bộ đã bị tàn phá nặng nề.
Vậy cách thích hợp nhất hiện nay để kiểm soát rối loạn nhận thức do alzheimer chính là phương pháp kết hợp.
Phát hiện bệnh sớm
Những dấu hiệu rối loạn nhận thức do alzheimer đã được chúng tôi trình bày ở trên, tuy nhiên, cần để ý những biểu hiện cảnh báo sớm của bệnh.
Ở giai đoạn đầu, tuy những dấu hiệu suy giảm nhận thức chưa rõ ràng nhưng nếu kiểm tra bằng máy PET đã phát hiện những bất thường trong não bộ và có thể kết luận người bệnh mắc Alzheimer.
Vậy ngay khi thấy mình có những dấu hiệu sau, hãy ngay lập tức tìm gặp bác sĩ để thăm khám và nhận được lời khuyên hữu ích:
- Cảm thấy phiền phức vì tình trạng suy giảm trí nhớ.
- Thường xuyên mất định hướng không gian, không xác định được thời gian.
- Gặp khó khăn để tìm từ ngữ diễn đạt suy nghĩ của mình.
Thay đổi thói quen sống
Thói quen sống có vai trò quan trọng quyết định đến tình hình sức khỏe của con người.
Đặc biệt với người cao tuổi, khi sức khỏe dần trở nên suy yếu đi thì việc duy trì một thói quen sống lành mạnh là điều cần đặc biệt ưu tiên, rối loạn nhận thức do alzheimer sẽ được kiểm soát tốt hơn nếu người bệnh biết duy trì những thói quen sau đây:
Chế độ dinh dưỡng:
- Hạn chế mỡ động vật.
- Tăng cường các thực phẩm từ rau xanh, củ quả tươi, ngũ cốc nguyên cám,..
- Hạn chế lượng đường, muối trong khẩu phần ăn.
Chế độ tập luyện: duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao ít nhất 5 tiếng/ tuần để ngăn ngừa rối loạn nhận thức do alzheimer.
Không sử dụng chất kích thích: Bỏ rượu bia, thuốc lá...
Nicotin là "thủ phạm" số một khiến trí nhớ giảm sút, não bị thoái hóa. Những người hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường nhiều khói thuốc lá có tỷ lệ cao mắc bệnh Alzheimer và bệnh tiến triển nhanh gấp 2 lần người không hút thuốc.
Bên cạnh đó, các loại đồ uống có cồn nếu được sử dụng với liều lượng không phù hợp cũng dễ gây ngộ độc cho tế bào thần kinh. Vì vậy để kiểm soát rối loạn nhận thức do alzheimer, hãy nói không với rượu bia và thuốc lá.
Chăm sóc tế bao thần kinh não bộ
Trạng thái hoạt động sẽ khiến cho sự kết nối giữa các tế bào não trở nên mạnh mẽ hơn, những kết nối này bị yếu đi là nguy cơ khiến chứng suy giảm trí nhớ xảy ra.
Việc học thêm những kỹ năng mới, chơi một nhạc cụ hay chơi game đều có thể hỗ trợ hình thành những đường dẫn truyền dây thần kinh. Đây đều là những việc làm đơn giản nhưng có tác dụng trong kiểm soát rối loạn nhận thức do alzheimer.
Ngoài ra, điểm đặc biệt cần lưu ý trong kiểm soát rối loạn nhận thức do alzheimer là cần phải có sự tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh não giúp làm chậm quá trình lão hóa, khôi phục các chức năng đã bị suy giảm.
Tuy nhiên bằng cách nào mới có thể có sự tác động trực tiếp lên tế bào não bộ ? thực tế, cơ chế hiệu quả nhất hiện nay là tác động đến các tế bào thần kinh bằng cách tăng cường năng lượng tế bào, tăng nuôi dưỡng tế bào, thúc đẩy hình thành kết nối dẫn truyền thần kinh mới.
>>> Tham khảo:
Hi vọng với những thông tin trên đây, bạn đọc đã có những kiến thức nhất định trong việc kiểm soát rối loạn nhận thức do alzheimer.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về các bệnh lý - tổn thương não bộ và phương pháp phục hồi chức năng não bộ, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0968.570.188 hoặc truy cập website dichungnao.info để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc.