Rối loạn nhận thức là gì? Tại sao bệnh lý này lại ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng trẻ hóa? Bài viết dưới đây, Dichungnao.vn sẽ giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng này, cách nhận biết và hướng khắc phục. Nhận biết rối loạn nhận thức là gì giúp bạn và những người xung quanh giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng lên cuộc sống đời thường.

AnyConv.com__hinh-anh-roi-loạn-nhan-thuc-la-gi-1.webp

Rối loạn nhận thức là gì, biểu hiện và phương pháp cải thiện

>>> Xem thêm:

Rối loạn nhận thức là gì? 

Rối loạn nhận thức là gì? Rối loạn nhận thức là một dạng rối loạn sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến chức năng nhận thức bao gồm khả năng học tập, khả năng tập trung, ghi nhớ và giải quyết vấn đề. Chúng được xác định và đánh giá bởi những thiếu hụt hoặc mất đi sự chính xác, hiệu quả khi thực hiện các hoạt động chính của chức năng nhận thức cụ thể là chức năng điều hành, học tập và ghi nhớ, chức năng vận động tri giác, ngôn ngữ, sự chú ý và nhận thức xã hội. Đối tượng gặp rối loạn nhận thức là gì? Đó chính là những bệnh nhân Alzheimer, bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, u não hay các bệnh lý khác của não bộ.  Rối loạn nhận thức do chấn thương não hoặc do bệnh lý về thần kinh hoàn toàn khác với rối loạn nhận thức ở bệnh nhân bị thần kinh. Bệnh nhân bị thần kinh không nhận thức được hành vi của chính mình, những người này có xu hướng ảo tưởng, hoang tưởng, rối loạn cảm xúc dẫn đến hành vi lệch lạc, không có ý thức,...

Nguyên nhân gây rối loạn nhận thức là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn nhận thức nhưng tựu chung là do những tổn thương phần bộ nhớ của não. Trong đó có 4 nguyên nhân chủ yếu sau đây.

Rối loạn nhận thức do chấn thương sọ não

Chấn thương não bộ do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bạo lực hoặc va đập mạnh vùng đầu đều khiến não bộ bị tổn thương. Khi hộp sọ bị va đập mạnh, nứt, vỡ hoặc xuyên thủng đều khiến não quay tròn, va chạm mạnh sẽ làm chết các tế bào não bộ, đứt gãy các đường truyền thần kinh. Do đó, việc vận hành của cơ quan thần kinh bị ảnh hưởng từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng tùy mức độ chấn thương điển hình là rối loạn nhận thức. 

AnyConv.com__hinh-anh-roi-loạn-nhan-thuc-la-gi-2.webp

Rối loạn nhận thức do chấn thương não

Rối loạn nhận thức do tai biến

Một trong những biến chứng thường xuyên của tai biến mạch máu não là tình trạng rối loạn nhận thức. Theo thống kê, cứ 10 người bị tai biến mạch máu não thì 6 người bị rối loạn nhận thức. Rối loạn nhận thức nặng hay nhẹ tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương của não. Nếu để tình trạng kéo dài không được khắc phục người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng tự chăm sóc bản thân, mất dần khả năng vận động.

Rối loạn nhận thức do Alzheimer

Alzheimer là căn bệnh suy thoái tế bào thần kinh não bộ thường gặp ở người cao tuổi, thăm khám bệnh nhân mắc Alzheimer, các bác sĩ nhận thấy vùng vỏ não và vùng hải mã có thể teo đến 50%, các tế bào thần kinh bị thoái hóa từ từ làm sa sút trí nhớ, suy giảm nhận thức.  

Rối loạn nhận thức do viêm não

Ngoài ra các bệnh lý liên quan đến não như viêm não, viêm màng não, u não,...cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới rối loạn nhận thức. Đối với những bệnh lý liên quan đến não có thể xảy ra trên diện rộng nhiều đối tượng từ trẻ em cho đến thanh niên, người trưởng thành hoặc người già, viêm não gây tổn thương mô não và rối loạn chức năng thần kinh. Di chứng sau bệnh lý là rối loạn nhận thức thậm chí mất khả năng lao động và phải sống phụ thuộc suốt đời.

AnyConv.com__hinh-anh-roi-loạn-nhan-thuc-la-gi-3.webp

Rối loạn nhận thức sau tai biến, bệnh lý về não

Biểu hiện của rối loạn nhận thức là gì?

Suy giảm trí nhớ

Biểu hiện đầu tiên của rối loạn nhận thức là gì? Suy giảm trí nhớ là biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở rối loạn nhận thức, là hội chứng mất trí nhớ tạm thời. Người bệnh ở mức độ nhẹ dễ nhớ nhớ quên quên, quên các kế hoạch, quên số điện thoại, quên đồ, quên các sự kiện gần đây,... Ở tình trạng bệnh nặng hơn, người bệnh “nhanh quên” hơn. Biểu hiện của bệnh nằm ở việc suy giảm trí nhớ tức thì, nói trước quên sau và quên ngay trong thời gian ngắn. Các sự kiện trong vòng một năm trở lại sẽ không nhớ. Ngoài ra người bị rối loạn nhận thức còn quên những kiến thức và kỹ năng đã từng có. Họ thường gặp vấn đề trong định hướng không gian và thời gian. Nhiều người còn không nhận biết được họ đang đi lạc và không nhớ đường về dù họ đang ở những địa điểm vốn dĩ quen thuộc. Những người già gặp sa sút trí tuệ còn dễ quên tên người thân, mất các thói quen sinh hoạt thường ngày,..

Sử dụng ngôn ngữ khó khăn

Thông thường việc sử dụng ngôn ngữ cũng còn phải căn cứ vào yếu tố bẩm sinh. Có người vốn đã gặp khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ ngay từ thời đi học. Tuy nhiên ở người bệnh khi gặp khó khăn trong việc diễn đạt vấn đề, chúng sẽ được biểu hiện ra bên ngoài bằng cách nghĩ rất lâu để đưa ra từ ngữ đúng, nói vòng vo, nói lặp lại từ ngữ hay một câu chuyện. Các đồ vật quen thuộc trong đời thường đôi khi cũng gây khó khăn cho người bệnh khi phải gọi tên. Trong trường hợp này, việc trao đổi thông tin qua ngôn ngữ cũng là một trở ngại lớn với người bệnh.

3d6df-090a-4984-a75b-d5d534990498_1_.webp

Biểu hiện của rối loạn nhận thức là gì?

Thao tác khó khăn

Nhiều người sẽ không thấy sự liên quan giữa thao tác khó khăn rối loạn nhận thức là gì. Thế nhưng sự thật là não bộ tác động tới toàn bộ các cơ vận động. Người bị rối loạn nhận thức sẽ thao tác vụng về và khó khăn hơn so với bình thường. Họ mất kỹ năng sử dụng các công cụ, thiết bị quen thuộc như công tắc và cách vận hành các đồ dùng trong nhà, quên hoặc mất kỹ năng tự chăm sóc bản thân từ những việc đơn giản như tắm rửa hay mặc quần áo,...

Thay đổi nhân cách

Người rối loạn nhận thức dễ thờ ơ với mọi người và sự vật, sự việc xung quanh. Có những người dễ mang cảm xúc lo lắng, bồn chồn, cáu gắt vô cớ. Có những người thậm chí còn gặp phải ảo giác - hoang tưởng. Những bệnh nhân bị tổn thương não bộ, rất dễ gặp phải hiện tượng ảo giác. Số liệu thực tế cho thấy, có tới 20 - 30% người bệnh có các dấu hiệu bị ảo giác, và 30 - 40% người bệnh bị hoang tưởng. Người bệnh có thể gặp ảo giác, nhìn thấy những hình ảnh không có thật, nghe thấy những âm thanh không có thật, cảm thấy những thứ không có thật. Nhiều người có cảm giác về con người, động vật hoặc bất kì vật thể nào đang tiếp xúc trực tiếp với họ, điều này khiến họ có cảm giác lo sợ và cảnh giác với những thứ nhỏ nhất xung quanh. Việc này thậm chí còn tồi tệ hơn rất nhiều khi người bệnh luôn mang cảm giác bị theo dõi và trong tâm lý có người muốn làm hại họ. Ảo giác có thể là bất cứ thứ gì không có thật, họ tưởng tượng ra những vật vô hình, những câu chuyện không có thật, và thường dẫn đến cảm xúc tiêu cực với chính bản thân cũng như những người xung quanh. 

AnyConv.com__hinh-anh-roi-loạn-nhan-thuc-la-gi-5.webp

Rối loạn nhận thức gây thay đổi nhân cách

Mất khả năng chăm sóc bản thân

Những người gặp rối loạn nhận thức nặng do tổn thương não bộ nặng hoặc alzheimer giai đoạn cuối có khả năng mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân. Họ không nhận ra những người thân thiết, kể cả là cha mẹ, vợ chồng hay con cái. Có những người không đi lại được, chỉ có thể nằm một chỗ và phụ thuộc hoàn toàn vào những người xung quanh. Các việc đơn giản như ăn uống, vệ sinh cá nhân, đại tiểu tiện cũng phải nhờ sự trợ giúp. Việc mất khả năng chăm sóc bản thân không chỉ là sự mệt mỏi và gánh nặng cho gia đình, mà còn là sự tự ti và nỗi buồn của người bị bệnh. Trong trường hợp này người thân tuyệt đối không được nản, mà phải ở bên động viên và hỗ trợ người bệnh để tinh thần họ thoải mái hơn.

Các giải pháp cải thiện rối loạn nhận thức là gì?

Điều trị rối loạn nhận thức

Phương pháp cải thiện chức năng nhận thức đầu tiên cho người rối loạn nhận thức là gì? Phương pháp điều trị quan trọng nhất chính là điều trị tâm lý và tập luyện phục hồi chức năng nhận thức.  

  • Điều trị tâm lý là một phần song hành với điều trị nội khoa

Người bị rối loạn nhận thức thường có tâm lý tiêu cực, chán nản, trầm cảm, không có động lực tập luyện… vì vậy việc cần làm là hóa giải rào cản tâm lý đối với bệnh nhân. Bên cạnh việc động viên, trò chuyện cùng người bệnh, gia đình cũng nên hướng dẫn tạo điều kiện cho họ tự chủ một phần cuộc sống của mình ví dụ như: tự ăn uống, tự đi vệ sinh (thiết kế khu vực đi vệ sinh thuận tiện cho người bệnh), chủ động vệ sinh cá nhân,…. Hãy giúp người bệnh tìm lại được niềm vui trong cuộc sống, tin tưởng vào sự phục hồi của bản thân và từ đó khiến họ có thêm động lực tập luyện phục hồi chức năng.

  • Tập luyện phục hồi chức năng

Đối với bệnh nhân bị tổn thương não bộ gây rối loạn nhận thức, việc tập luyện phục hồi chức năng để đạt được hiệu quả cao nhất nên được thực hiện tại các trung tâm phục hồi chức năng đặc biệt là giai đoạn đầu trong vòng 3 - 6 tháng đầu.

AnyConv.com__hinh-anh-roi-loạn-nhan-thuc-la-gi-6.webp

Điều trị rối loạn nhận thức

Trong trường hợp điều trị rối loạn nhận thức, người bệnh nên lưu ý thăm khám thường xuyên và tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ. Việc tập luyện đúng kết hợp với điều trị tâm lý sẽ giúp người bệnh khỏe từ trong ra ngoài, máu trong cơ thể lưu thông, tâm lý vui vẻ và tỉnh táo, nhìn chung sẽ giúp người bệnh có những chuyển biến tích cực.

Áp dụng chế độ sinh hoạt lành mạnh và bổ sung thực phẩm chức năng

Rối loạn nhận thức nói riêng và rối loạn các chức năng khác của não bộ nói chung đều cần được điều trị kịp thời kết hợp với phương pháp phục hồi chức năng bị suy giảm mới mang lại hiệu quả tích cực. Tùy theo nguyên nhân gây rối loạn nhận thức là gì mà các chuyên gia y tế sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng. Ngoài việc điều trị y khoa, bệnh nhân cũng nên được áp dụng chế độ sinh hoạt lành mạnh để tăng cường cả về số lượng và chất lượng các tế bào não bộ, dần dần phục hồi lại chức năng não bộ.

  • Chế độ sinh hoạt: điều chỉnh lại giờ giấc ăn, ngủ, nghỉ khoa học
  • Chế độ ăn uống: cần tuân thủ các nguyên tắc đủ đạm, ít cholestorone, hạn chế gia vị, nên ăn đồ dễ tiêu hóa, không nên ăn nhiều tinh bột mà thay vào đó là các sản phẩm giàu chất xơ từ rau, củ, quả,...

Việc lựa chọn thực phẩm chức năng cũng được đánh giá cao về việc hỗ trợ và đẩy nhanh tốc độ phục hồi chức năng não bộ cho người bệnh. Kinh Vương Não Bộ là một sản phẩm như vậy. Hoạt động trên cơ chế nuôi dưỡng và bổ sung dinh dưỡng cho cơ quan não bộ phục hồi.

hinh-anh-roi-loan-ngon-ngu-kvnb_1_.webp

Sản phẩm Kinh Vương Não Bộ - Hỗ trợ chức năng não bộ

>>> Tham khảo:

Qua bài viết “Rối loạn nhận thức là gì? Biểu hiện và cách khắc phục”, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về chứng rối loạn nhận thức là gì và có phương pháp để phòng và điều trị hội chứng này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về các bệnh lý não bộ, rối loạn nhận thức là gì và phương pháp phục hồi chức năng não bộ, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0968. 570. 188 hoặc truy cập website dichungnao.info để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc.