Khi nhắc đến chấn thương sọ não, mỗi chúng ta đều thấy lo lắng và sợ hãi. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi chấn thương sọ não có thể phá hủy mọi thứ của con người, nó có thể khiến nạn nhân nhanh chóng tử vong hoặc nếu may mắn sống sót, những di chứng để là vô cùng nặng nề, liệt vận động hay rối loạn nhận thức do chấn thương sọ não đều là nỗi ám ảnh lớn.

hinh-anh-roi-loan-nhan-thuc-do-chan-thuong-so-nao-1

>>> Xem thêm:

Vì sao chấn thương sọ não gây rối loạn nhận thức?

Chấn thương sọ não là những chấn thương ở vùng hộp sọ và não bộ do ngoại lực tác động gây ra những thay đổi về chức năng của não.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chấn thương sọ não, điển hình là tai nạn giao thông, tình trạng bạo lực, trúng gió,… Đây là một vấn đề nhức nhối hiện nay tại những đất nước đang phát triển.

Khi bị tác động bởi một lực từ bên ngoài, một vùng tương ứng của não bộ sẽ bị ảnh hưởng.

Đó có thể là vùng trực tiếp chịu tác động, hay vùng bị ảnh hưởng gián tiếp do va đập với thành sọ hoặc bị tổn thương mạch máu nuôi dưỡng… với các dạng tổn thương đa dạng - thường gặp nhất là đụng dập, nhồi máu khu trú, phù não diện rộng, giãn não thất (các khoang chứa dịch trong não),…

Tổn thương các cấu trúc thần kinh ở mỗi vùng sẽ dẫn tới những biến đổi về chức năng não bộ.

hinh-anh-roi-loan-nhan-thuc-do-chan-thuong-so-nao-2

Rối loạn ngôn ngữ do di chứng não sau va chạm giao thông

Biểu hiện của rối loạn nhận thức do chấn thương sọ não

Cũng giống như những dạng tổn thương não bộ khác, nạn nhân của chấn thương sọ não thường có những rối loạn - suy giảm chức năng não bộ, cụ thể là suy giảm chức năng vận động, rối loạn nhận thức, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cảm giác,...

Những di chứng kể trên vẫn tồn tại một thời gian nhất định hoặc vĩnh viễn mặc dù người bệnh đã phục hồi tổn thương ở não.

Một số biểu hiện của rối loạn nhận thức do chấn thương sọ não:

  • Không thể xử lý thông tin nhanh và nhạy bén như trước.
  • Không có khả năng phối hợp nhiều giác quan để xử lý vấn đề.
  • Suy giảm khả năng lên kế hoạch, giải quyết vấn đề, sắp xếp kế hoạch, tư duy logic.
  • Mất khả năng tập trung: người bệnh khó có thể tập trung trong một thời gian nhất định để giải quyết công việc
  • Giảm hoặc mất khả năng ghi nhớ: người bệnh có thể suy giảm trí nhớ, quên những sự vật - sự việc trong cuộc sống, nặng hơn, họ có thể quên đi người thân, quên các kĩ năng cơ bản.
  • Mất khả năng tiếp nhận thông tin mới.
  • Gặp vấn đề trong sử dụng ngôn ngữ: Người bệnh khó khăn trong trình bày suy nghĩ của mình, cũng gặp vấn đề trong hiểu và tiếp nhận thông tin qua lời nói của người xung quanh.
  • Trầm cảm: Theo thống kê, có đến 30% bệnh nhân chấn thương sọ não có biểu hiện của chứng trầm cảm đặc biệt là trong vòng 12 tháng sau khi xảy ra tai nạn. Người bệnh thường tỏ ra buồn bã, chán nản, trầm uất, mất động lực tập luyện, từ chối điều trị, mất ngủ,…
  • Rối loạn giấc ngủ: Tình trạng này được ghi nhận ở khoảng 40 - 60% bệnh nhân bị chấn thương sọ não, họ thường gặp các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc.
  • Ảo giác: nạn nhân có thể nhìn, nghe, cảm nhận thấy những điều không có thật. Điều này khiến họ thường cáu gắt, tức giận, chửi bới,...

hinh-anh-roi-loan-nhan-thuc-do-chan-thuong-so-nao-3

Biểu hiện của rối loạn nhận thức do chấn thương sọ não

Rối loạn nhận thức do chấn thương sọ não để lại hậu quả gì?

Với những biểu hiện kể trên, bất cứ ai cũng có thể hình dung được cuộc sống của một người sẽ tồi tệ ra sao nếu không may bản thân hay gia đình họ có người không may mắn bị rối loạn nhận thức do chấn thương sọ não.

Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ bị giảm sút khả năng lao động, nặng hơn, họ có thể mất hoàn toàn khả năng lao động, sống phụ thuộc vào gia đình và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Điều trị rối loạn nhận thức do chấn thương sọ não

Điều trị rối loạn nhận thức do chấn thương sọ não cần có sự đầu tư đúng mức để có được hiệu quả cải thiện và phục hồi chức năng cho người bệnh. Để người bệnh có được cơ hội phục hồi khả năng nhận thức, trở lại với cuộc sống và công việc như trước đây, hãy tham khảo một số lời khuyên sau đây của chúng tôi:

  • Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ

Đối với mỗi trường hợp của rối loạn nhận thức do chấn thương sọ não, tùy thuộc vào vị trí, mức độ tổn thương não bộ, đánh giá mức độ phục hồi ở bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Cần tuân thủ đúng phác đồ và tái khám theo đúng lịch hẹn - đây là điều tối thiểu nhất không thể bỏ qua để hành trình phục hồi chức năng nhận thức mang lại hiệu quả.

hinh-anh-roi-loan-nhan-thuc-do-chan-thuong-so-nao-4

Bệnh nhân rối loạn nhận thức do chấn thương sọ não cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

  • Tập luyện phục hồi chức năng

Khi bệnh nhân đã được điều trị qua khỏi tình trạng cấp tính có thể được hướng dẫn bằng một chương trình phục hồi chức năng qua các giai đoạn.

Trong giai đoạn cuối cùng, phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân đạt được mức độ độc lập tối đa khi trở về gia đình, có thể trở lại với công việc cũ hoặc tiếp cận với một nghề mới phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.

Để việc điều trị rối loạn nhận thức do chấn thương sọ não có hiệu quả, cần phải có sự tác động song hành ở các nhóm chức năng. Tại các trung tâm phục hồi chức năng, người bệnh sẽ được tập luyện phục hồi chức năng một cách toàn diện cả về chức năng vận động, chức năng ngôn ngữ, chức năng nhận thức.

  • Động viên tinh thần của người bệnh

Tinh thần người bệnh rất quan trọng trong phục hồi rối loạn nhận thức do chấn thương sọ não. Người nhà cần bên cạnh khích lệ, động viên tinh thần ,tăng cường trò chuyện với người bệnh.

Cần dành sự quan tâm đúng mức để vừa có thể chăm sóc tốt cho người bệnh, vừa không khiến người bệnh có cảm giác mình là đứa trẻ, là gánh nặng cho gia đình.

roi-loan-nhan-thuc-do-chan-thuong-so-nao-3

Tinh thần người bệnh rất quan trọng trong điều trị rối loạn nhận thức do chấn thương sọ não

  • Tác động trực tiếp lên tế bào thần kinh não bộ

Thực tế, các rối loạn về nhận thức sau chấn thương sọ não là do các tổn thương của tế bào thần kinh não bộ, vì vậy, điểm mấu chốt trong phục hồi chức năng nhận thức là cần phải có sự tác động trực tiếp lên tế bào thần kinh não giúp chúng có thể hoạt động với đúng chức năng của chúng.

Cơ chế hiệu quả nhất hiện nay là tác động đến các tế bào thần kinh bằng cách tăng cường năng lượng tế bào, tăng nuôi dưỡng tế bào, thúc đẩy hình thành kết nối dẫn truyền thần kinh mới.

>>> Tham khảo:

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin y học cơ bản về vấn đề rối loạn nhận thức do chấn thương sọ não.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về rối loạn nhận thức do chấn thương sọ não, các bệnh lý - tổn thương não bộ và phương pháp phục hồi chức năng não bộ, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0968.570.188 hoặc truy cập website dichungnao.info để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc.